Lạ lùng thải độc cơ thể bằng truyền nước cà phê qua…hậu môn
Phương pháp truyền nước cà phê qua hậu môn vào đại tràng được quảng cáo là cách thải độc tốt nhất, thậm chí đánh bay cả tế bào ung thư (!?).
Một quảng cáo về thải độc bằng cà phê qua đường hậu môn
Từ 15 đến 80 tuổi hay cao huyết áp cũng thải độc hết
Chỉ sau 1 ngày để lại số điện thoại trên 1 trang Facebook có quảng cáo về phương pháp thải độc cơ thể bằng cách “cho hậu môn uống cà phê”, PV được người bán hàng liên lạc và tư vấn kỹ càng.
Theo lời người bán xưng tên N.T, đây là phương thức thải độc đại tràng “lành, tốt và rẻ nhất” hiện nay. Chỉ với 1,1 triệu đồng cho 1 liệu trình 3 tháng gồm cà phê hữu cơ, được giới thiệu “hữu cơ” từ khi trồng đến chế biến ra thành phẩm và bộ dụng cụ (túi, ống truyền…) dùng để truyền nước cà phê qua hậu môn vào đại tràng. Cách làm cũng được giới thiệu khá đơn giản và hoàn toàn tự cá nhân thực hiện được cho mình. Cụ thể: Cà phê hữu cơ được pha 2 thìa với nước ấm khoảng 300-500ml, sau đó lọc bỏ bã. Nước cà phê này được đưa vào túi có ống dẫn, người dùng sẽ treo túi nước này lên cao, rồi nằm xuống, nghiêng phải, luồn 1 đầu ống vào đại tràng khoảng 8cm qua đường hậu môn, rồi mở van để nước cà phê theo ống vào đại tràng.
“Quá trình này chỉ mất khoảng từ 15 – 20 phút thôi và nên thực hiện 1 liệu trình liên tục trong vòng 3 tháng. Nếu thực hiện liên tục cả năm thì càng tốt. Sau khi truyền, chị sẽ đi vệ sinh đại tiện, toàn bộ độc tố trong đại tràng trong cơ thể được tống hết ra ngoài. Cơ thể sẽ khỏe mạnh”, N.T cho biết.
Để nhấn mạnh thêm công dụng của phương pháp này, T. nhấn mạnh, 90% độc tố nằm ở đại tràng, việc làm sạch đại tràng còn giúp gan sạch. Nhiều người mắc bệnh dạ dày, thậm chí có chị mắc u vú… mà chỉ sau liệu trình thải độc thì hết đau dạ dày, tế bào ung thư vú cũng bị đánh bay. “Tính ra chi phí cho 3 tháng liệu trình để thải độc tố cơ thể là quá rẻ. Nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình, chị nên sử dụng. Trong gia đình em ai cũng dùng phương pháp này và đều khỏe ra”, N.T cho hay.
Trước băn khoăn liệu có nên cho người già vừa mắc bệnh tiểu đường, vừa huyết áp cao và thường xuyên táo bón sử dụng phương pháp thải độc này, N.T tiếp tục quảng cáo: “Từ 15 tuổi trở lên đến 80 tuổi đều dùng được hết, có người mắc táo bón cả chục năm chỉ dùng phương cách này 2 tuần đã hết táo bón. Chỉ ngoại trừ người bị viêm đại tràng đang ra máu hoặc vừa phẫu thuật chưa lành vết thương thôi, còn lại dùng được hết, rất tốt”.
Điều đáng nói, các trang quảng cáo về phương pháp thải độc này thu hút rất nhiều người quan tâm.
Video đang HOT
Có thể gây tổn thương hậu môn và đại tràng
Trao đổi với PV Báo Giao thông, BS. Bùi Văn Long, chuyên khoa Tiêu hóa, BV Medlatec chia sẻ: “Với phương pháp này, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Thực tế phương pháp thụt tháo chỉ dùng trong những trường hợp bị táo bón hoặc chuẩn bị trước cho một thủ thuật nào đó. Khi đó, dung dịch dùng để thụt tháo là nước ấm sạch hoặc nước muối, chứ không phải cà phê. Việc tự thụt tháo cũng rất nguy hiểm, khi bơm nước (cà phê vào) sẽ thúc đẩy việc đi tiêu, tiêu chảy, nếu không được bù nước kịp thời sẽ phải cấp cứu, chậm trễ sẽ ảnh hưởng tới tính mạng”.
Thông thường với việc tháo thụt, ống thụt chỉ dài 5-7cm, thường chỉ định cho những người hay bị táo bón cần được điều trị gấp, hoặc những người bị nghẹt ruột do phân cứng. Ngoài ra, những người cần làm cho ruột sạch để nội soi ruột tìm bệnh hoặc làm sạch ruột trước phẫu thuật… Khi được bác sĩ chỉ định kỹ thuật thụt tháo, y tá, điều dưỡng sẽ thực hiện kỹ thuật này.
Theo phân tích của BS. Long, cơ chế hoạt động của đại tràng là bóp dịch bã thức ăn, khi đầy sẽ kích thích cơ thắt hậu môn mở ra và tống bã thức ăn ra ngoài (đi tiêu). Như vậy, việc bơm nước cà phê sẽ làm tăng khối lượng bã thức ăn ở trực tràng, đẩy nhanh việc kích thích tống phân ra. BS. Long cũng cho rằng, dù bơm nước thường hay bơm hơi cũng có phản xạ đi tiêu chứ không nhất thiết phải là cà phê hay một chất nào đó.
BS. Long cảnh báo, với việc tự thực hiện việc thụt nhiều có thể tổn thương cơ thắt hậu môn, viêm, xuất huyết hoặc thủng rách trực tràng, chưa kể thành phần được bơm vào trực tràng có ảnh hưởng gì đến niêm mạc đại trực tràng hay không cũng chưa rõ.
Hơn nữa, thông thường cơ chế phản xạ bình thường đầy phân trong đại tràng sẽ kích thích cơ thắt hậu môn mở ra, việc tháo thụt liên tục (làm đều đặn các ngày trong 3 tháng như liệu trình thải độc) như vậy sẽ khiến cơ thắt hậu môn nhão, mất phản xạ và có thể đến một thời điểm nào đó cơ thắt hậu môn không còn tự chủ nữa phân tự trào ra ngoài.
Bên cạnh đó, do các đoạn đại tràng khác còn có chức năng hấp thu nước, dịch tiêu hóa lỏng, càng xuống dưới càng hấp thu nước và các chất điện giải làm phân rắn lại. Nếu bơm vào như thế có thể làm rối loạn điện giải, đặc biệt với người bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao, tiểu đường có liên quan đến vấn đề kali máu sẽ gây ra rối loạn hấp thu, sẽ làm tăng hoặc giảm kali máu ảnh hưởng đến nhịp tim nên rất nguy hiểm.
“Mọi người cần lưu ý, các chất đưa vào cơ thể cần phải rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm định và các phương pháp này phải được chứng minh trên lâm sàng thì hãy sử dụng. Những người bệnh có vấn đề về trực tràng, đại trực tràng thì nên đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, không nên nghe theo quảng cáo về thải độc trên mạng mà áp dụng “liều” rồi tiền mất tật mang.” - BS. Bùi Văn Long, Chuyên khoa Tiêu hóa, BV Medlatec
Theo baogiaothong
Cẩn thận nếu gặp phải một trong những dấu hiệu này sau khi điều trị ung thư, đặc biệt là điều số 3
Sau khi điều trị ung thư thành công, bạn nên đặc biệt chú ý nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau vì rất có thể, đó là dấu hiệu bệnh ung thư tái phát.
Ung thư luôn là căn bệnh mà tất cả mọi người đều rất sợ gặp phải. Tuy nhiên, nếu kịp thời phát hiện bệnh từ sớm và chủ động chữa trị ngay thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Dù vậy, sau khi điều trị khỏi bệnh ung thư, bạn cũng có thể bị tái bệnh nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau.
Xuất huyết bất thường, đi ngoài ra máu
Tình trạng xuất huyết trong ngày đèn đỏ có thể không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tình trạng này thường xuyên xảy ra sau khi điều trị ung thư thì nên đặc biệt lưu ý. Nhiều khả năng, đây là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở khu vực hậu môn hoặc đại tràng có nguy cơ tái phát.
Da ngực dày lên hoặc xuất hiện khối u mới
Nếu bạn đã điều trị khỏi bệnh ung thư vú nhưng sau đó lại nhận thấy lớp da ở khu vực này có hiện tượng dày lên hoặc nổi thành những khối u mới thì không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư tái phát.
Ho lâu ngày, khàn tiếng
Những người từng mắc bệnh ung thư vòm họng hay ung thư phổi nếu gặp phải tình trạng này sau khi điều trị bệnh thì đó cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tình trạng ho lâu ngày, khàn tiếng được xem là một dấu hiệu bệnh ung thư tái phát, cần nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Gặp vấn đề ở đường ruột và bàng quang
Đừng chủ quan xem thường bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong hoạt động của ruột hay bàng quang. Bởi nó có thể là dấu hiệu tái phát ung thư bàng quang hoặc ung thư ở đường ruột. Triệu chứng dễ nhận thấy là bạn thường xuyên cảm thấy cồn cào trong ruột và đi tiểu tiện mất kiểm soát.
Vết thương lâu lành
Nhiều chuyên gia từng cảnh báo khi cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc phục hồi vết thương thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ung thư nào đó. Tương tự như vậy, vết thương lâu lành này nếu xuất hiện sau khi bạn chữa khỏi bệnh ung thư, thậm chí còn sưng loét nghiêm trọng thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra tại bệnh viện càng sớm càng tốt.
Khó tiêu, gặp khó khăn khi nuốt
Nếu bạn gặp vấn đề trong chuyện tiêu hóa thức ăn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khi triệu chứng này vẫn xuất hiện thường xuyên sau khi điều trị khỏi bệnh thì nên cẩn thận vì có thể là dấu hiệu ung thư tái phát.
Source (Nguồn): Prevention
Theo Helino
Những đồ ăn thức uống làm ố răng và cách trị nhanh gọn Làm thế nào để vừa thỏa mãn tâm hồn ăn uống, vừa giữ được hàm răng trắng sáng? Muốn giữ răng trắng sáng thì phải xài 'chiêu' - Shutterstock Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng đổi màu. Theo Phòng khám Cleveland (Mỹ) thông tin trên The Thirty, răng vàng ố có thể do hút thuốc, không đánh răng, đánh răng sai cách,...