Lạ lùng món lẩu Việt ngon ngọt đặc biệt chỉ có mỗi cuối thu đầu đông
Món lẩu rất phổ biến – rất hợp với những ngày lạnh, gần đây miền Bắc Việt Nam có thêm món lẩu đặc biệt chỉ rộ mỗi dịp cuối thu đầu đông.
Vài nét về món lẩu
Món lẩu xưa không nhiều nguyên liệu như ngày nay – chỉ đơn giản là tổng hợp các món rau dư, các thực phẩm sắp hết hạn vừa dễ ăn, vừa tăng dinh dưỡng lại không lãng phí vứt đi. Các gia vị trong nước lẩu được dùng sao cho hợp vị, lại át bớt được mùi khó chịu của thực phẩm sắp hết date.
Việt Nam tùy vùng miền mà có những loại lẩu đặc sắc, là món khoái khẩu của nhiều người – đặc biệt cuối thu đầu đông có món lẩu rươi lý tưởng chỉ mùa này mới có. Ảnh minh họa.
Ngày nay món lẩu ngày càng phổ biến ở nhiều nước và ở Việt Nam, mỗi vùng miền người dân lại biến hóa để món lẩu mang hương vị riêng. Nhưng cơ bản vẫn luôn có một nồi nước dùng hầm từ xương, kèm nhiều rau củ, nấm, thịt, thủy hải sản ăn kèm.
Trên thế giới có nhiều món lẩu kèm địa danh nức tiếng như lẩu Tứ Xuyên (ngon nổi bật vị cay của dầu ớt với thịt bò, thịt lợn, thịt cừu); Lẩu Trùng Khánh (lẩu 3 gia vị có thịt tẩm ướt cẩn thận). Lẩu Bắc Kinh nước dùng dịu nhẹ với hành lá, gừng, ăn với thịt cừu.
Điểm nhấn lại là nước chấm độc đáo làm từ dấm, lá hẹ, bột vừng, dầu ớt, tỏi tây, rau mùi; Lẩu Quảng Đông với phi lê hải sản là chính với cá viên, tôm ăn kèm thịt gà, đậu phụ và các loại rau. Lẩu canh chua Quý Châu dùng nước cơm để tạo ra độ đặc sánh, đậm đà hấp dẫn rất nhiều dinh dưỡng. với gia vị tỏi, gừng, hẹ, cá tôm ăn kèm các loại rau xanh; Lẩu thịt trắng ăn cùng dưa cải muối kiểu Trung Quốc…
Việt Nam cũng không kém cạnh vì tùy vùng miền mà có những loại lẩu đặc sắc, quen thuộc như lẩu gà, lẩu bò, lẩu vịt… ăn kèm rau. Lẩu luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều người – đặc biệt cuối thu đầu đông người miền Bắc có món lẩu rươi lý tưởng – chỉ mùa này mới có.
Những con rươi hình dáng ngoằn ngoèo, mềm nhũn không ai nghĩ có thể làm thành món lẩu ngon ngọt, không tanh lại rất giàu dinh dưỡng.
Lẩu rươi ăn một lần là nhớ mãi vị ngọt thanh từ nước dùng, vị cay thơm nhẹ của vỏ quýt, béo ngậy của thịt rươi… hương vị mới lạ khác hẳn các món lẩu khác. Chỉ khoảng khoảng 500.000đ – 600.000đ chuẩn bị là có nồi lẩu rươi chất lương để cả nhà quây quần ấm cúng cuối tuần bên nhau.
Món lẩu rươi Việt Nam thơm ngon ngọt vị chỉ mùa này mới có
Món lẩu rất phổ biến – rất hợp với những ngày lạnh, gần đây miền Bắc Việt Nam có thêm món lẩu đặc biệt chỉ rộ mỗi dịp cuối thu đầu đông.
Nguyên liệu cho món lẩu rươi
Rươi 500 gram (rươi tươi hoặc rươi cấp đông đều được).
Trứng gà 3 quả.
Video đang HOT
Vỏ quýt 1/2 vỏ (nguyên liệu luôn cần khi ăn rươi).
Thịt heo xay 500gr (nên là thịt lẫn mỡ).
Xương heo 1kg (ninh xương ống làm nước dùng ngọt hơn).
Hải sản như tôm, mực… (tùy ý).
Rau gia vị: Hành lá, thì là, ớt, rau mùi, chanh…
Rau ăn kèm: Rau cải, rau muống, mồng tơi, cải cúc, nấm (kim châm, đùi gà), củ (khoai lang, ngô ngọt…).
Gia vị: Hạt nêm, bột canh, sa tế, bột ngọt, dầu điều, hạt tiêu.
Đồ ăn kèm: Mì tôm.
1 gói lẩu Thái để tăng hương vị.
Món lẩu rươi và tất cả các món ăn chế biến từ rươi luôn cần có vỏ quýt – 1 vị thuốc đi kèm để chống đầy bụng, khó tiêu… Ảnh minh họa.
Cách làm
Làm bánh chả rươi
Rươi sơ chế sạch, cho vào nồi vừa đủ.
Sơ chế vỏ quýt thái chỉ và rửa sạch các loại rau gia vị, thái nhỏ.
Đập 3 quả trứng gà – bỏ lòng trắng – lấy lòng đỏ vào vào nồi rươi.
Cho thịt xay vào nồi rươi. Thêm bột canh, vỏ quýt thái chỉ, các loại rau gia vị thái nhỏ vào nồi. Dùng đũa to khuấy cho hỗn hợp trên quyện đều, nhuyễn mịn rồi nắm thành viên nhỏ, det, xếp sẵn vào đĩa/tô để thả vào nồi lẩu.
Chuẩn bị nước lẩu
Nước dùng hầm từ xương ống và xương sườn trong veo.
Nêm bột canh, bột ngọt, hạt nêm… vừa ăn. Thêm chút vị cay, sa tế và 1 gói lẩu Thái vào để tạo màu và hương vị món lẩu thơm ngon hơn.
Nước chấm món lẩu rươi chuẩn vị
Món lẩu rươi nước chấm rất đơn giản. Chỉ cần chút bột canh cho vào bát con, vắt thêm chút nước cốt chanh, vài miếng ớt thái lát mỏng trộn đều với nhau là thành bát muối chanh ớt chấm rươi rất ngon và chuẩn vị, giúp món lẩu thêm ngon, trọn vị.
Thưởng thức món lẩu rươi
Khoai lang, ngô ngọt lâu chín, nên ngồi vào mâm lẩu nên thả vào nồi trước.
Thả tiếp miếng bánh rươi vào nồi lẩu – bánh rươi nhanh chín và nổi lên mặt nước là vớt ra ăn nóng hổi ngay.
Lần lượt nhúng các loại rau, nấm, hải sản vào để ăn.
Các món rau, rươi chấm với muối chanh ớt đậm đà, vừa nhai vừa cảm nhận hết vị ngọt của món lẩu rươi thơm ngon.
Thành phẩm
Món lẩu rươi bổ dưỡng, hấp dẫn ngày cuối tuần giúp cả nhà sum vầy bên nồi lẩu rươi nghi ngút khói, nguyên liệu bắt mắt, tươi ngon hấp dẫn…
Món ăn có sự kết hợp hoàn hảo xương heo ngọt nước, bánh rươi béo ngậy, nổi vị cay của sa tế, hương thơm thoang thoảng của vỏ quýt, thơm nồng của các rau gia vị, mùi lẩu Thái – cực kỳ thích hợp ngày cuối thu – đầu đông se lạnh, kích thích vị giác và ăn hoài không bị ngán.
Luộc thịt chân giò cứ cho thêm thứ này đảm bảo thịt vừa chắc vừa giòn, thơm ngon hơn cả ngoài hàng
Dưới đây là cách luộc thịt chân giò vừa chắc vừa giòn, thái khoanh tròn hấp dẫn không bị nứt. Cùng vào bếp tham khảo cách làm nhé.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò rút xương.
- Lạt buộc (lạt tre hoặc giang, sợi dây dù đều được)
- Gia vị: Hạt nêm, hạt tiêu, bột canh
Cách luộc thịt chân giò vừa chắc vừa giòn:
- Bước 1: Thịt chân giò rửa sạch, cho 1 thìa bột canh 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1/3 thìa cà phê bột canh, trộn đều lên ướp vào phía trong của chân giò, để khoảng 15 phút cho chân giò ngấm gia vị.
Ảnh minh họa
- Bước 2: Cuộn chân giò lại sao cho tròn và phần da giáp lại với nhau để thịt không bị hở ra ngoài. Cuộn xong dùng lạt bó cuộn tròn. Khi buộc lạt chỉ nên buộc vừa, không nên chặt quá vì khi luộc dễ bị nứt.
- Bước 3: Cho vào nồi nước luộc ngập, rộng rãi để thịt chín và nở hết cỡ. Luộc khoảng 30 phút, khi sôi bạn vặn nhỏ lửa, đun âm ỉ cho thịt chín đều.
- Bước 4: Vớt thịt ra để nguội, bọc kín cho vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút là lấy ra được (đây là bước giúp thịt săn chắc, tháo lạt ra dễ dàng).
- Bước 5: Thái thịt theo khoanh tròn xếp lên đĩa rồi thưởng thức.
Luộc thịt trong nồi nước lạnh, thêm một chút muối, nhớ là nước phải ngập thịt. Khi sôi thì vặn nhỏ lửa để chân giò chín từ từ, ngoài vào trong. Tùy theo đường kính của chân giò mà luộc tầm 20-25 phút. Nhớ là phải đun nhỏ lửa thì thịt mới chín đều mà ngon.
Ngay khi luộc xong, thả thịt vào bát nước mát một lúc rồi vớt ra cho vào hộp, cất vào ngăn mát tủ lạnh, để khoảng vài tiếng (chẳng hạn luộc buổi trưa thì chiều mới ăn). Trước khi thái thịt thì tước bỏ lạt. Dùng dao sắc thái thật mỏng. Tùy vào đường kính chân giò to hay nhỏ mà bạn có thể cân nhắc xẻ đôi ra thái cho vừa ăn.
Việc bó chặt chân giò là để các khối thịt dính kết với nhau tạo thành khoanh tròn đẹp mắt. Khi để nguội mới thái, chất keo từ bì và chân giò tiết ra sẽ tạo thành nhựa đông nhìn hấp dẫn, đồng thời không làm vỡ khuôn hình của miếng thịt. Nếu luộc xong thái ngay, các miếng thịt sẽ rời rạc, bung ra trông vụn nát.
Cá bóp nướng muối ớt thơm ngon ai cũng phải ngất ngây Món cá bóp nướng muối ớt vừa thơm lừng, hòa quyện với vị cay cay của ớt, mặn mặn của muối và từng thịt cá giòn rụm bên ngoài, vị béo ngọt bên trong của thịt cá. Miếng cá bóp nướng thơm ngon, bắt mắt Cá bóp rất được nhiều người ưa chuộng cũng bởi chất thịt săn chắn, giàu protein của mình,...