Là giáo viên, tôi nghĩ cần chú trọng dạy học sinh nên người hơn là dạy chữ

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, việc giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ, dạy hết kiến thức trong sách giáo khoa là không còn phù hợp, không đúng với định hướng chương trình giáo dục mới là phát huy năng lực và phẩm chất người học.

Dạy học theo năng lực tức là học sinh có thể có năng lực ở môn này, không có năng lực ở môn khác là điều hết sức bình thường, không thể ép các em học giỏi các môn mà các em không có năng lực.

Cần quan tâm phát triển phẩm chất của các em, tức là chú trọng dạy các em nên người tốt, có ích cho xã hội, có thái độ đúng đắn, phê phán, bài trừ cái xấu, phát huy, lan tỏa điều tốt đẹp.

Hiện nay, chương trình học chưa cân đối giữa dạy chữ và dạy người, môn Giáo dục công dân rất quan trọng nhưng chưa được chú trọng đúng mức, số tiết/tuần lại không đủ để chuyển tải những bài học về đạo đức, cuộc sống, pháp luật.

Dạy chữ cũng quan trọng nhưng dạy học sinh “nên người” còn quan trọng hơn nhiều lần, rất cần trong giai đoạn hiện nay.

Là giáo viên, tôi nghĩ cần chú trọng dạy học sinh nên người hơn là dạy chữ - Hình 1

Trong một tiết không phải “học chữ” của học sinh tiểu học Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Dạy học sinh “nên người” không chỉ là nhiệm vụ của hiệu trưởng hay giáo viên chủ nhiệm mà còn là nhiệm vụ chung của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và toàn xã hội.

Mỗi giáo viên khi đến tiết dạy phải tích hợp, lồng ghép các bài học về cuộc sống, bài học về đạo đức, đối nhân xử thế… Học sinh học hơn 10 môn, mỗi tiết học là một bài học cuộc sống tốt đẹp… thì đương nhiên các em sẽ tiến bộ và dần dần thay đổi, trở thành người tốt trong tương lai .

Giáo viên cũng không cần nói nhiều, chỉ cần thể hiện mình là tấm gương mẫu mực, tận tụy, hết lòng vì học sinh, khi đó học sinh sẽ chuyển mình và phấn đấu trở thành người tốt hơn.

Tôi đang là giáo viên đứng lớp, giáo viên chủ nhiệm. Thường xuyên trong tiết dạy hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm, ngoại khóa… tôi lồng ghép các bài học thật về đời, về sự hy sinh cao cả của các liệt sĩ, anh hùng dân tộc, các mẩu chuyện thật về các tấm gương thiện nguyện…, giáo dục học sinh hướng đến điều tốt đẹp, giúp phân biệt, đúng sai.

Đối với môn Vật lý 8 mà tôi đang giảng dạy, ở chủ đề Cơ học, khi dạy về chuyển động, tôi thường lồng ghép dạy các em sống chậm, sống chân thật, cố gắng hết mình trong học tập, biết yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng chuyển động tiến lên phía trước…

Các bài Áp suất chất lỏng, khi dạy tôi lồng ghép dạy kỹ năng sống, phòng chống đuối nước, dạy các em tránh những người có tiêu cực trong cuộc sống, không được từ bỏ mạng sống của mình vì bất cứ lý do gì, giúp các em có lối sống tích cực hơn, có ích cho xã hội…

Ở chủ đề năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, động cơ nhiệt…, tôi dạy học sinh biết bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…

Video đang HOT

Không cần cầu kỳ, chỉ cần thật tâm, tận tụy và hết lòng vì học sinh thì học sinh sẽ nghe theo và hướng thiện một cách thực chất nhất.

Đối với nhà trường, các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khóa, trải nghiệm… nên lồng ghép các bài học do diễn giả có tiếng, có thể mời đại diện Đảng ủy, chính quyền… cho các em hiểu biết kiến thức về pháp luật, cuộc sống…

Cũng có thể tổ chức các buổi tọa đàm cho học sinh được hỏi, đáp, giải tỏa những bức xúc căng thẳng trong cuộc sống, học tập… Trong nhà trường nên thêm biên chế tư vấn học đường.

Các buổi dạy học sinh tiết kiệm, trồng trọt, chăn nuôi, khởi nghiệp, học kỳ quân đội… nên được tăng cường để học sinh nắm bắt và vận dụng trong cuộc sống, tương lai.

Tạo được không khí cởi mở, chân tình, học sinh hiểu biết pháp luật, biết đối nhân xử thế, biết được các kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó… thì khi đó không những đạt được mục tiêu về phẩm chất mà học sinh sẽ có thái độ sống, học tập tốt hơn, sớm trở thành người tốt, có ích cho xã hội hơn.

Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bởi vậy, để giúp cho các em học sinh tự lĩnh hội, tự trải nghiệm, hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ thì giáo dục bằng tình cảm chân thành bao giờ cũng hơn sự áp đặt từ ý chí.

Các em cần được uốn nắn, nhắc nhở, định hướng, giáo dục nhân cách… ngay từ những chuyện nhỏ. Đó có thể bắt đầu từ những việc hàng ngày xung quanh các em, những bài học ngoài sách giáo khoa. Đó là những câu chuyện người thật, việc thật, những bài học nhẹ nhàng về tính tôn sư trọng đạo, tình nghĩa gia đình, ơn thầy cô, cha mẹ, ông bà…

Hoài Ân

Những năm vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây, những biểu hiện lệch lạc về hành vi, đạo đức trong học sinh, giáo viên và cả phụ huynh thể hiện ngày càng nhiều. Xã hội đã dần nhận ra kết quả học tập hay điểm các cuộc thi cao ngất ngưởng dù đem lại sự tự hào và được coi trọng trong nhà trường nhưng thực ra không có giá trị bền vững, không đem lại cho học sinh những phẩm chất, kỹ năng cần thiết trong “trường đời” sau này. Trong khi đó, đạo đức, tình yêu thương, sự trung thực, khả năng sáng tạo, phản biện và nhiều kỹ năng mềm khác lại thực sự thiếu vắng trong môi trường học đường hiện nay.

Ban Giáo dục Báo VietNamNet xin được mở diễn đàn “Dạy ‘làm người’ trong trường học”, mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả, nhằm giúp cho trẻ khi đến trường không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn học được cách sống tự lập, đối nhân xử thế, cách làm việc chung… trong đời sống trưởng thành sau này.

Giáo viên, học sinh 'bội thực' với các phong trào chào mừng ngày 20/11

Việc 'bội thực' các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương làm gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh.

Ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, đây là thời điểm mà sở, phòng giáo dục, các trường học trên cả nước thường có những kế hoạch tổ chức các hội thi, phong trào nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tổ chức quá nhiều các phong trào, hội thi trong cùng một thời điểm khiến cho giáo viên và học sinh quá tải. Đối với giáo viên, có người sẽ tham gia hội thi, tham gia làm giám khảo, có người phải tham gia cùng với học sinh lớp mình chủ nhiệm để chuẩn bị các phong trào mà trường phát động.

Nhiều em học sinh, nhất là những em nằm trong ban cán sự lớp cũng đuối sức khi phải phụ trách nhiều hoạt động, phong trào của lớp mình. Đó là chưa kể mỗi khi cô thầy tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ giao rất nhiều công việc cho học trò thực hiện.

Giáo viên, học sinh bội thực với các phong trào chào mừng ngày 20/11 - Hình 1

Rất nhiều hội thi, phong trào được phát động, tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam(Ảnh minh họa: toquoc.vn)

Cấp nào cũng muốn tạo điểm nhấn để chào mừng ngày 20/11

Như đã thành thông lệ, khi bước sang tháng 11, nhiều sở, phòng giáo dục, nhà trường thường lồng ghép một số hội thi để hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì thế, các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi đều được đồng loạt tổ chức vào những tuần đầu của tháng.

Việc các cấp tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng kéo theo sự vất vả của nhiều người liên quan. Giáo viên tham gia tất nhiên là phải chuẩn bị biện pháp cải tiến, chuẩn bị tiết thực hành cho tốt, nhất là đối với cấp huyện, cấp tỉnh.

Mặc dù hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chỉ diễn ra 1 tiết thực hành trên lớp và vài chục phút báo cáo biện pháp cải tiến nhưng giáo viên tham gia và một số đồng nghiệp hỗ trợ phải tất bật chuẩn bị nhiều ngày mới có được sự thành công.

Bên cạnh đó, học sinh lớp nào được giáo viên lựa chọn dạy cũng vất vả không kém khi thầy cô giáo nhiệm vụ chuẩn bị các hoạt động trên lớp để đến ngày giáo viên dạy không có những hạn chế đáng tiếc xảy ra.

Một số thầy cô là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hay một số giáo viên đã có thành tích cũng được điều động tham gia làm giám khảo hội thi. Nhiều khi phải đi mấy chục cây số đến trường bạn để chấm 1 tiết thực hành giáo viên giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Những buổi phải đi như vậy, tất nhiên giáo viên phải sắp xếp công việc trường lớp, phải đổi tiết cho giáo viên khác dạy thay nên công việc dồn ứ lại. Nhất là giai đoạn này, các trường phổ thông đang bước vào ôn tập và tổ chức kiểm tra giữa học kỳ I.

Ngoài các hội thi, các phong trào chuyên môn thì ngành giáo dục, các ngành khác tổ chức hội thao và cùng với đó các trường học cũng phải cử người vào đội tuyển để tập luyện, tham gia, đi cổ vũ cho trường.

Bên cạnh đó, các trường học thường tổ chức các tiết dạy tốt chào mừng 20/11. Tổ chức thi văn nghệ, làm báo tường và một số phong trào thể thao nên giáo viên chủ nhiệm và học sinh phải tất bật chuẩn bị, thực hiện.

Một số giáo viên không chủ nhiệm được điều động làm giám khảo chấm phong trào cũng phải bố trí thời gian để hoàn thành công việc được Ban giám hiệu phân công.

Một số thầy cô kiêm nhiệm công tác Đoàn- Đội, tổ trưởng chuyên môn còn phải lo hoàn thiện các loại kế hoạch, hồ sơ cho các hội thi, phong trào của trường để trình lãnh đạo nhà trường ký duyệt, xin kinh phí phát thưởng cho học trò.

Vì thế, gần như tháng 11 năm nào cũng khiến cho giáo viên, học sinh chạy đua cùng các phong trào theo các kế hoạch của sở, của phòng và Ban giám hiệu nhà trường triển khai nên rất áp lực và mệt mỏi.

Không nên tập trung quá nhiều phong trào trong cùng một thời điểm

Cho dù giáo viên, học sinh tham gia hội thi, phong trào nào đi chăng nữa thì hàng tuần giáo viên cũng phải dạy đủ số tiết theo định mức quy định của ngành. Học sinh vẫn phải học theo số tiết thời khóa biểu mà nhà trường phân công.

Trong khi, nhiều phong trào như tập dượt văn nghệ của các lớp thường phải chuẩn bị nhiều ngày mới ra sản phẩm.

Đối với những trường lớn thường thuê một số giáo viên về dạy nhảy, dạy múa, tập kịch nên mất rất nhiều thời gian mà thường tập vào cuối buổi học hoặc những ngày nghỉ cuối tuần nên học sinh gần như không được nghỉ ngơi.

Vì thế, cả thầy và trò đều phải sắp xếp thời gian để tham gia, tập luyện và tất nhiên học sinh phải đóng góp nhiều tiền cho mỗi tiết mục văn nghệ khi thuê giáo viên dạy và thuê trang phục biểu diễn.

Người Việt mình vốn trọng đạo lý, nghĩa tình nên việc thể hiện tình cảm, sự tri ân trong tháng 11 đối với những thầy cô giáo cũng là điều dễ hiểu. Nhưng, không phải là các cấp của ngành giáo dục cũng dồn dập các hội thi, phong trào để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam vì nó gây ra sự quá tải cho cả thầy và trò ở các nhà trường.

Đối với ngành giáo dục ở các địa phương có 3 cấp quản lý là nhà trường, phòng và sở giáo dục thì cũng nên tổ chức luân phiên cho hợp lý. Cấp này tổ chức hội thi, phong trào này thì cấp khác lùi sang thời điểm khác.

Một năm có biết bao nhiêu ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn khác nhau, đâu nhất thiết cứ phải chào mừng ngày 20/11.

Ngày Nhà giáo Việt Nam ở các nhà trường cũng nên đơn giản, không nhất thiết phải rình rang tổ chức giải thể thao, văn nghệ, báo tường cùng thời điểm- nhất là phong trào các lớp thi làm báo tường trong bối cảnh hiện nay thực ra đâu còn phù hợp mà năm nào cũng tổ chức.

Những bài thơ, những câu chuyện được học sinh chép trên mạng, kiểu hô khẩu hiệu nhạt nhẽo, không vần điệu được trình bày thành sản phẩm, sau đó trường chấm giải xong thì bỏ xó chứ bây giờ mấy giáo viên, học trò đọc những tờ báo tường như trước đây nữa.

Có lẽ, việc làm giản đơn nhất trong nhà trường ở tháng 11 là phát động những tiết học tốt, nói lời hay sẽ thiết thực hơn nhiều những việc làm vô bổ khác mà không phải tốn kinh phí của nhà trường và học sinh.

Ngày 20/11, chỉ cần giáo viên Âm nhạc lựa chọn một vài tiết mục văn nghệ giản đơn nhưng ý nghĩa là được. Sự tri ân thầy cô giáo không nhất thiết phải lôi kéo cả thầy và trò vào những phong trào hình thức, không mang tính thiết thực, hiệu quả nhưng lại rất tốn nhiều tiền bạc, công sức tập luyện, chuẩn bị.

Suy cho cùng, các hoạt động giáo dục trong trường học, trong đội ngũ nhà giáo là hướng tới chất lượng giảng dạy và học tập của cả thầy và trò. Việc "bội thực" các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương, nhà trường đang làm chỉ gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh mà thôi.

Thời điểm này, học sinh đang rất cần dành nhiều thời gian cho việc ôn tập nhưng phải lao vào vòng xoáy phong trào của trường, rồi các thầy cô thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi thì làm sao các em có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể tập trung cho việc kiểm tra giữa học kỳ I được hiệu quả nhất?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 thángTình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng
08:22:08 06/02/2025
Có thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy ViênCó thể sẽ có cuộc chiến pháp lý thế kỷ giữa 2 người chồng của Từ Hy Viên
09:07:26 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?

Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?

Sức khỏe

13:12:14 06/02/2025
Trong lúc lao động, nếu thấy người nóng lên thì nên cởi bớt áo dần dần; Để có đủ nhiệt lượng lao động và chống rét, người lao động cần ăn uống đầy đủ chất đặc biệt là chất béo, gluxit và nên ăn uống nóng.
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Tin nổi bật

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!

Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!

Netizen

13:08:29 06/02/2025
Dù nói rằng quá trình khởi nghiệp của mình có nhiều may mắn nhưng trước khi thành công như hiện tại, triệu phú 33 tuổi đã gặp không ít thất bại.
Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Đồng đội mới của Ronaldo kiếm 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, đi tập bằng máy bay

Sao thể thao

13:03:20 06/02/2025
Đồng đội mới của Cristiano Ronaldo là Jhon Duran gây sốt với thương vụ chuyển nhượng từ Aston Villa (Anh) đến Al Nassr (Ả Rập Xê Út).
Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Đi về miền có nắng - Tập 18: Vân hối thúc Khoa đẩy nhanh kế hoạch hãm hại mẹ con Dương

Phim việt

13:01:45 06/02/2025
Nhìn thấy những hình ảnh thân mật của Phong với Dương và bé Bin, Vân sốt ruột hơn bao giờ hết. Vì thế, cô đã gọi ngay cho Khoa hỏi về việc xét nghiệm ADN.
Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Công an xã

Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Công an xã

Pháp luật

12:47:14 06/02/2025
Trước đó, vào ngày 4/2, anh N.H.T đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân N.T (Người tham gia ẩn danh) đăng lên hội nhóm DÂN XUYÊN MỘC (nhóm đông nhất) với nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín Công an, UBND xã Phước Tân, huyện Xuy...
Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Nhật Bản sẽ tăng cường hạ tầng cấp thoát nước sau vụ sập đường

Thế giới

12:34:14 06/02/2025
Theo kế hoạch 5 năm hiện tại, kết thúc ngày 31/3/2026, Nhật Bản phân bổ khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 97,9 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa.
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Sao châu á

11:27:45 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên qua đời với nhiều vết tiêm bất thường trên tay, nghi có uẩn khúc đang nhận được sự chú ý lớn từ công chúng.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.
Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Sao việt

11:23:43 06/02/2025
Bằng Kiều đã có phản ứng ngay lập tức khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo. Chia sẻ của đàn anh khiến Duy Khánh cảm ơn rối rít.
Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim châu á

11:20:59 06/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương thực sự là một tác phẩm có chất lượng tốt khiến phim nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.