Kỹ sư IT người Pháp ‘lột xác’ thành TikToker ‘triệu tim’ tại Việt Nam: Nơi đây, người trẻ nhận được những cơ hội mà châu Âu không có
Will Courageux là một kỹ sư IT chính hiệu. Anh từng làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm khi ở Thụy Điển và lúc mới chuyển tới sống ở Việt Nam.
Tuy nhiên, những điều đặc biệt trong văn hóa cũng như ẩm thực của quốc gia hình chữ S đã trở thành nguồn cảm hứng lớn để Will sáng tạo những nội dung ‘made in Việt Nam’.
Trên trang Tiktok có 2,8 triệu lượt người theo dõi, Will chào bằng 3 thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Việt. Chàng trai người Pháp cũng không quên mô tả ngắn gọn những nội dung xuyên suốt của kênh: Đồ ăn, vui vẻ và văn hóa của Việt Nam.
Tình yêu “sét đánh” đưa Will tới Việt Nam còn sự đam mê của chàng trai trẻ với ẩm thực, văn hóa và những điều thú vị ở dải đất hình chữ S đã đưa anh trở thành một hot Tiktoker. Có bằng Thạc sĩ và Thạc sĩ Kinh doanh (MBA), làm công nghiệp lập trình và giờ đây, Will đang được hàng triệu người trên khắp thế giới biết tới với những thước phim dí dỏm về văn hóa của quốc gia cách quê nhà của anh tới 10.000 km.
Trước khi đến Việt Nam, Will đã làm những gì ở Thụy Điển?
Tôi là một công dân Pháp nhưng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, tôi là nhà sản xuất game ở Thụy Điển. Vào thời điểm đó, niềm đam mê của tôi là xây dựng những câu chuyện nhỏ cho các tựa game.
Lý do gì khiến anh bỏ công việc ở nơi là niềm mơ ước với nhiều người để sinh sống ở quốc gia đang phát triển là Việt Nam?
Tôi đã sinh sống suốt 25 năm ở châu Âu. Thế nhưng, tôi lại rất tò mò và mong muốn được trải nghiệm cuộc sống ở châu Á. Nơi này có văn hóa, nền ẩm thực đa dạng, mọi người luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực và không khó để tìm thấy những nụ cười.
Đối với tôi, Việt Nam là một địa điểm rất phù hợp cho người trẻ. Ở châu Âu, người trẻ không nhận được nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống. Ý tôi là, giới trẻ khó có thể bắt đầu tự kinh doanh, tự do tìm kiếm một công việc mới hay dễ dàng “nhảy” sang một lĩnh vực khác. Tất cả những điều đó luôn “sẵn có” ở Việt Nam.
Cơ duyên nào đưa Will đến với Việt Nam? Cuộc sống và môi trường làm việc ở Thụy Điển và Việt Nam có gì khác nhau?
Năm 2014 và 2015, tôi đến Việt Nam du lịch cùng gia đình. Trong chuyến đi này, tôi thấy rất ấn tượng và vô cùng hứng thú với cuộc sống ở Việt Nam. Chỉ sau vài năm tôi quyết định chuyển hẳn đến sống ở đất nước của bạn. Khoảng năm 2016-2017, tôi chính thức bắt đầu làm việc tại đây.
Nói về sự khác nhau, ở Thụy Điển, chúng tôi thường làm việc mà không có lịch trình, cũng không có sếp. Còn ở Việt Nam, khi phát triển mảng sáng tạo nội dung như hiện tại, tôi có cả một ekip của riêng mình.
Will có ý tưởng gì về việc trở thành một content creator trước khi đến Việt Nam không?
Tôi nghĩ là có. Tôi có bằng Thạc sĩ và Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) nhưng các công việc trước đây đều gắn liền với lĩnh vực IT, cụ thể là xây dựng bối cảnh, câu chuyện cho các tựa game. Đó cũng là công việc tôi làm sau khi đến Việt Nam. Niềm đam mê trong sáng tạo nội dung chính là chìa khóa để tôi phát triển các ý tưởng trên mạng xã hội.
Sau đó, tôi nhận thấy mình hoàn toàn có thể theo đuổi đam mê của mình trong lĩnh vực mới này. Việc nghĩ nội dung, xây dựng kịch bản và quay video ngốn khá nhiều thời gian nên tôi quyết định nghỉ việc ở công ty cũ để dành toàn bộ tâm sức để đi theo con đường mới.
Video đang HOT
Tại sao anh lựa chọn TikTok để làm nội dung thay vì những nền tảng khác như YouTube hay Facebook, Instagram?
Tôi có đăng những video của mình lên nhiều nền tảng khác nhau như YouTube, Instagram và Facebook. Tuy nhiên, tôi rất thích content nhanh và Tiktok chính là ứng dụng phù hợp nhất.
Vậy tại sao anh lựa chọn mảng ẩm thực thay vì các lĩnh vực khác?
Ẩm thực Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon, nhưng cũng không ít món khiến người nước ngoài thấy kỳ lạ, ví dụ như mắm tôm, trứng vịt lộn, tiết canh, kê gà…. Nhưng điều đặc biệt là tôi có thể ăn được tất cả những món ấy. Đó là lý do vì sao tôi bắt đầu quay những món ăn của Việt Nam.
Có khi nào anh “bí” ý tưởng khi sáng tạo nội dung hay không? Làm cách nào để anh “khơi thông” suy nghĩ của mình và tìm ra nội dung mới?
Tôi không bao giờ bị cạn cảm hứng làm nội dung. Trong đầu tôi luôn luôn có rất nhiều ý tưởng mới nhưng điều khó khăn với tôi nằm ở phần kỹ thuật. Quay và chỉnh sửa video sao cho hay thường xuyên là một thách thức.
Content Creator hay một người sáng tạo nội dung luôn phải đăng nội dung mới mỗi ngày. Tôi nghĩ điều khó nhất là luôn duy trì được chất lượng trong các video của mình. Chất lượng là chìa khóa để đảm bảo kênh của bạn sẽ thu hút được người xem một cách bền vững.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Anh có nhớ cảm xúc của mình khi chiếc video đầu tiên trên Tiktok đạt 1 triệu tim?
Chiếc video đầu tiên đạt 1 triệu tim của tôi chính là những công việc trông rất nguy hiểm nhưng lại rất đỗi bình thường ở Việt Nam. Biểu cảm của tôi khi hình dung về những công việc đó khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú. Đến bây giờ, video ấy vẫn nằm trong số 5 nội dung mà tôi yêu thích nhất.
Tôi cảm thấy rất biết ơn vì có nhiều người yêu thích sản phẩm của tôi. Tôi đọc bình luận mỗi ngày và cố gắng trả lời nhiều nhất có thể trên Tiktok, Youtube, Facebook và Instagram. Việc tương tác trên mạng xã hội với khán giả sẽ giúp tôi kết nối với mọi người, hiểu những người ủng hộ mình hơn và tìm thấy được những ý tưởng mới.
Kế hoạch sắp tới của Will là gì? Anh có dự định mở rộng “thương hiệu” Will ở Việt Nam sang ẩm thực vùng miền khác ngoài Hà Nội hay không?
Tôi luôn muốn thử tất cả các món ăn của Việt Nam, chứ không chỉ riêng ẩm thực thủ đô. Hiện Will đang về Pháp thăm gia đình. Đây chính là cơ hội để tôi giới thiệu món ăn Việt Nam cho người Pháp. Tôi rất mong chờ xem khán giả Việt Nam sẽ phản ứng ra sao với những video sắp tới về nước Pháp, quê hương của tôi.
Khoảng giữa tháng 9, tôi sẽ quay lại Việt Nam và tiếp tục “sứ mệnh” thử mọi món ăn trên dải đất hình chữ S. Có lẽ, Will sẽ bắt đầu với trải nghiệm ở Hải Phòng.
Khi sống ở Việt Nam, điều gì khiến anh bất ngờ nhất và điều gì khiến anh phải mất nhiều thời gian để làm quen nhất?
Thực sự, bánh mì của các bạn ngon tới mức khiến tôi phải kinh ngạc. Tôi nghiện món ăn này và thử tất cả các loại bánh mì ở Việt Nam. Khi ở Pháp, tôi không nghĩ bánh mì ở Việt Nam lại ngon và đa dạng đến thế. Người Việt Nam ăn nhiều bánh mì hơn tôi tưởng. Đến đây, tôi thực sự như được “mở rộng tầm nhìn” với nền ẩm thực của các bạn.
Còn điều khiến tôi mất nhiều thời gian để làm quen nhất là giao thông. Các tuyến phố đầy những chiếc xe máy, di chuyển như con thoi và thật khó để có thể sang đường. Tuy nhiên, sau một thời gian ở Việt Nam, tôi đã tìm ra “quy luật” và bây giờ, tôi tự tin nói rằng mình đã là “chuyên gia” khi tham gia giao thông ở Việt Nam.
Còn về con người và môi trường sống Việt Nam, anh có cảm nhận như thế nào?
Tôi thực sự ngạc nhiên trước sự phát triển nhanh và không ngừng nghỉ của các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong sự phát triển chóng mặt đó, con người Việt Nam vẫn luôn rất nhân hậu, tử tế và mến khách.
Tôi có một kỷ niệm với người Việt Nam mà nhớ mãi không quên. Hôm đó, tôi đang đạp xe trên đường thì trời đổ mưa lớn. Giữa lúc loay hoay không biết phải làm gì thì có một người phụ nữ người Việt đến đưa cho tôi chiếc áo mưa. Lòng tốt và sự thân thiện của cô ấy thực sự làm cho tôi rất cảm động.
Bên cạnh đó, trải nghiệm đi xe máy ở Việt Nam cũng là điều vô cùng thú vị. Dù phải rất vất vả để làm quen, nhưng bây giờ, tôi thực sự rất thích đi xe máy. Khi trở lại Pháp, tôi nhớ cảm giác được vi vu xe máy dạo phố và tôi cũng nhớ cả chiếc xe của mình.
Các video của anh nói nhiều về ẩm thực Việt và nhận được rất nhiều “tim”. Anh có thấy điều gì quen thuộc của nước Pháp trong ẩm thực Việt hay không?
Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy ẩm thực Việt và Pháp có nhiều điểm chung. Ở Pháp, chúng tôi có bánh mì, bánh gato và ở nước bạn cũng vậy. Gia đình tôi cũng thường xuyên làm nem. Pháp có món ăn là pot-au-feu, nó rất giống món phở của Việt Nam. Không chỉ tôi mà rất nhiều người Pháp và du khách nước ngoài có cảm tình đặc biệt với phở Việt.
Với những video triệu tim của mình, anh có nghĩ anh đang góp phần quảng bá ẩm thực Việt với thế giới?
Các bạn có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và tôi nghĩ rằng việc giới thiệu nó đến với thế giới là rất quan trọng. Ở chiều ngược lại, tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn cảm ơn của những khán giả ở châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Philippines vì những trải nghiệm thú vị từ ẩm thực Việt.
Bên cạnh đó, thông qua những thước phim về ẩm thực và khám phá những quán ăn mới mà tôi làm, mọi người có cơ hội biết tới và lưu vào sổ tay du lịch để thưởng thức khi có cơ hội. Tôi nghĩ tất cả mọi người đều thấy vui vẻ với những thước phim đó.
Tuy nhiên, không chỉ tập trung quay những món ăn ngon, tôi cũng làm các video trải nghiệm về những món mà người nước ngoài có thể cảm thấy sợ khi nhắc tới. Ăn thử chúng, tôi cũng thấy chúng rất ngon và đó có thể là một cái nhìn khác, giúp họ có dũng cảm để trải nghiệm.
Trong số các món ăn Việt, anh muốn giới thiệu món nào tới gia đình mình?
Tôi nghĩ là mì ăn liền. Tôi đang có ý định cùng gia đình nấu mì ăn liền Việt và chia sẻ nó với mọi người. Mì ăn liền dễ nấu và là bữa ăn hoàn hảo cho những lúc đói.
Anh sẽ lựa chọn những món ăn đường phố nào nếu chỉ mang theo 50.000 đồng?
Nếu chỉ mang theo 50.000 đồng, chắc chắn 100% tôi sẽ chọn mua bánh mì và một ly sữa đậu nành. Tôi sẽ không sống được nếu không có bánh mì.
Bay sang Singapore nhận việc, kỹ sư Trung Quốc bị Shopee 'huỷ kèo' vào phút chót
Một kỹ sư Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện bị Shopee huỷ kết quả tuyển dụng ngay khi vừa bay tới Singapore để nhận việc.
Mới đây, một kỹ sư Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện trớ trêu khi anh đã bay tới Singapore để nhận việc tại Shopee nhưng lại nhận được thông báo huỷ kết quả tuyển dụng ngay khi vừa đáp xuống sân bay Changi. Bài đăng của anh đã nhanh chóng "gây bão" mạng xã hội Trung Quốc.
" Tôi cùng vợ và cún cưng vừa hạ cánh thì hay tin lời mời làm việc của tôi đã bị Shopee rút lại. Lúc ấy, tôi vẫn còn đang ở sân bay", người dùng có tên "Lin Ge goes to Nanyang" chia sẻ trên tài khoản WeChat cá nhân.
Shopee buộc phải thu gọn bộ máy trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và lo ngại suy thoái. Ảnh: Shutterstock.
Tương tự như nhiều công ty công nghệ toàn cầu, Sea Limited, công ty mẹ của Shopee cũng đang đẩy mạnh cắt giảm nhân sự trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và lo ngại suy thoái. Hệ quả là Shopee cũng buộc phải thu gọn bộ máy. Trong đó, các vị trí công nghệ tại Singapore, nơi công ty đặt trụ sở, chịu nhiều biến động nhất.
Công ty đã xác nhận với tờ SCMP về việc hủy bỏ một số vị trí công việc liên quan đến công nghệ. " Chúng tôi đã điều chỉnh kế hoạch tuyển dụng các nhóm công nghệ, vì vậy, một số vị trí tại Shopee không còn nữa. Công ty đang khẩn trương xử lý để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng".
Theo nguồn tin nội bộ, mức bồi thường mà Shopee đưa ra là một tháng lương và chi phí đi lại.
Lin Ge chia sẻ trên WeChat: " Không thể tin nổi những gì đã xảy ra trong 3 ngày qua. Mình lập tài khoản này vốn dĩ để chia sẻ cuộc sống mới ở Singapore và công nghệ thuật toán. Ngờ đâu, bài đăng đầu tiên lại là việc mình thất nghiệp, đòi bồi thường và loay hoay tìm công việc mới".
Câu chuyện của kỹ sư này đã làm dậy sóng mạng xã hội Weibo và Maimai Trung Quốc, khi nhận được sự đồng cảm của nhiều trường hợp tương tự.
Nhiều bộ phận khác của Shopee cũng chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm nhân sự trong năm nay. Hồi tháng 6, Shopee cũng sa thải nhiều nhân sự ở mảng giao đồ ăn và thanh toán, bên cạnh cắt giảm nhân sự ở Argentina, Chile và Mexico.
Sea Limited đã báo lỗ cao hơn trong quý II năm nay. Theo Refinitiv, lỗ ròng tăng hơn gấp đôi lên mức 931,2 triệu USD, cao hơn 42% so mức dự đoán 655 triệu USD của giới chuyên gia.
Tương tự, nhiều "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc đã chọn cách "tối ưu hóa" lực lượng lao động để đối phó với suy thoái kinh tế. Quý II năm nay, Tencent chấm dứt hợp đồng với gần 5.500 nhân viên trong đợt cắt giảm nhân lực lần đầu tiên kể từ năm 2014. Xiaomi cũng cho thôi việc hơn 900 nhân công, tương đương 3% lục lượng lao động, khi doanh thu quý sụt giảm.
Trong khi đó, việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở Singapore đang là xu hướng của nhiều lao động Trung Quốc, trước tình hình kinh tế tăng trưởng chậm và chính sách zero-Covid nghiêm ngặt ở quê nhà.
Huang Yimeng, tỷ phú sáng lập hãng game XD, cho biết sẽ cùng gia đình chuyển ra nước ngoài năm tới, sau khi chịu cảnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải do Covid-19. Shein, nền tảng thương mại điện tử thời trang nhanh có trụ sở tại Nam Kinh, chủ yếu hoạt động ở nước ngoài, đã và đang đầu tư nguồn lực vào Singapore.
Đẩy công ty đến bờ vực vì 'all-in' Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt Đẩy công ty đến bờ vực vì 'all-in' Bitcoin, vị tỉ phú này phải nhường ghế CEO cho một kỹ sư gốc Việt Nếu có ai hỏi tỉ phú Michael Saylor tại sao lại đánh cược tương lai của công ty mình vào bitcoin, ông ta sẽ trả lời bạn rằng do không có lựa chọn nào khác. Năm 2020, cổ phiếu của...