Kỷ luật để thành công trong việc học tiếng Anh
Trong việc học tiếng Anh, kỷ luật được coi là sức mạnh giúp người học tiến gần hơn tới vạch đích.
Tại Langmaster, tính kỷ luật được áp dụng trong cả tổ chức cũng như toàn bộ hoạt động của trung tâm và ứng dụng thực hành với học viên.
Văn hóa kỷ luật tại Langmaster
Ông Tony Dzung – Chủ tịch HBR Holdings chia sẻ quan điểm: “Với bản thân là người đứng đầu, người sáng lập của tập đoàn, tôi luôn có một niềm tin, một khao khát cháy bỏng là chuyển hóa người khác, thông qua sự thay đổi của chính mình. Và Langmaster không chỉ đơn giản là dạy về tiếng Anh, chúng tôi luôn nỗ lực hàng ngày để trở thành một phiên bản tốt hơn của bản thân và truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin, tư duy và thói quen tích cực. Để làm được đó, kỷ luật trở thành yếu tố then chốt, là văn hóa không thể bỏ qua tại Langmaster”.
Văn hóa kỷ luật là tư duy hiện đại mà Langmaster cũng như nhiều doanh nghiệp hướng tới. Trung tâm này tập trung hướng tới đào tạo những cá nhân có kỷ luật tự giác, hiểu được trách nhiệm của mình, mục tiêu của tổ chức; đồng thời cam kết hành động theo mục tiêu đó với sự tự do trong khuôn khổ, bằng sự tự nguyện cao.
Langmaster cho biết luôn duy trì tốt văn hóa kỷ luật, với nguyên tắc nhất quán là lắng nghe và thấu hiểu. Điều này đã giúp nuôi dưỡng và tạo dựng niềm tin cho đội ngũ nhân sự của Langmaster.
“Kỷ luật chính là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và kết quả. Không có kỷ luật sẽ không có kết quả xuất sắc nào được tạo ra”, ông Tony Dzung nhận định
Duy trì kỷ luật là sức mạnh – Cam kết 3 bên
Ban lãnh đạo Langmaster cho biết, đơn vị luôn đặt học viên là trung tâm, thực hiện rõ ràng và nhất quán đưa kỷ luật vào việc học tiếng Anh. Bởi theo trung tâm, để học tốt tiếng Anh thì ngoài mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, phương pháp học phù hợp thì yếu tố quyết định then chốt cho sự thành công chính là kỷ luật bản thân. Theo đó, tại Langmaster, trung tâm sẽ có sự cam kết học tập giữa 3 bên: Langmaster – Giáo viên – Học viên.
Cụ thể, Langmaster sẽ cam kết về các yếu tố như: Chất lượng giảng viên; chương trình học liệu; thời gian xếp lớp đúng quy định; hỗ trợ xử lý các vấn đề trong quá trình học tập;…. Theo đó, tất cả các giảng viên chính thức tại Langmaster đều phải đạt ít nhất IELTS 7.5 trở lên (tương đương TOEIC 900) với khóa học offline và IELTS 7.0 trở lên (tương đương TOEIC 850) với khóa học online. Ngoài ra, các thầy cô đều sở hữu các năng lực giảng dạy như: Năng lực giảng dạy từ vựng theo framework CELTA; Năng lực giảng dạy ngữ âm; Năng lực giảng dạy kỹ năng Nghe – Đọc – Viết – Nói theo framework CELTA; Năng lực giảng dạy tiếng Anh theo phương pháp ELC; Năng lực nhận diện và đáp ứng nhu cầu của học viên;…
Langmaster cam kết xây dựng và thiết kế chương trình đào tạo nhằm giải quyết những vấn đề của học viên đã nêu trong quá trình kiểm tra đầu vào nhằm giúp đảm bảo đầu ra, cũng như cam kết cung cấp đầy đủ tài liệu phục vụ lớp học.
Video đang HOT
Về phía giảng viên, tất cả đội ngũ giảng viên tại trung tâm cần cam kết về năng lực sư phạm, quy trình giảng dạy, kết quả đầu ra, phong thái và tâm thế… Mỗi thầy cô đều phải được đào tạo bài bản về kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm trước khi giảng dạy hoặc là giảng viên tốt nghiệp cử nhân Sư phạm Anh. Bên cạnh đó, giảng viên của Langmaster cũng cần sở hữu các phẩm chất như: Tận tâm, kỷ luật, đáng tin cậy; năng lực cam kết và tính hiệu quả trong công việc, tạo động lực, truyền sự tích cực trong học tập cho học viên.
Cô Nguyễn Thương – Trưởng ban sản phẩm offline Langmaster chia sẻ: “Kỷ luật sẽ giúp chúng ta đạt được những mục tiêu đề ra. Bởi vì khi các bạn áp dụng kỷ luật bản thân vào việc thực hiện một điều gì đó, tức là các bạn sẽ có động lực để kiên trì và theo đuổi. Tại Langmaster, chúng tôi luôn hướng học viên đến một sự nỗ lực, tập trung không ngừng nghỉ, rèn luyện việc học tiếng Anh một cách đúng, đủ và đều”.
Khác với nhiều đơn vị đào tạo tiếng Anh trên thị trường, nhằm giúp đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình thầy dạy – trò học, Langmaster cũng có những yêu cầu đối với từng học viên. Theo đó, ngoài việc cam kết chấp hành nội quy lớp học, đồng ý record các buổi học cũng như phản hồi về chất lượng giảng dạy, chương trình và dịch vụ, mỗi học viên tại đây cần có những cam kết về học tập.
Cụ thể, kết quả đầu ra của học viên được xét duyệt theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) – một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận để mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ. Dựa theo thời gian học tập mà khung tham chiếu cung cấp, học viên cần cam kết thời lượng tập trung học tập.
Các khoá học tại Langmaster phân bổ thời gian học trên lớp, làm bài tập Daily Challenge, Video tự học, thời gian tự học theo khung tham chiếu Châu Âu CEFR. Do đó, để đạt được kết quả đầu ra, học viên phải cam kết hoàn thành theo bảng phân bổ thời gian
Tiếng Anh kỷ luật là một nét riêng trong quá trình dạy và học tại Langmaster. Cam kết 3 bên của Langmaster giống như chiếc kiềng 3 chân để giúp hoàn thành mục tiêu là nâng cao năng lực tiếng Anh của học viên. Ngoài ra, khi áp dụng tiếng Anh kỷ luật, Langmaster tin rằng sẽ mang lại cho mỗi học viên lợi ích thiết thực trong nhiều khía cạnh không chỉ học tập, mà còn về công việc, sức khỏe tinh thần cũng như sự tự do trong cuộc sống.
Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như "vịt nghe sấm": Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt
Rèn luyện kỹ năng Nghe môn Tiếng Anh không là điều quá khó nếu bạn "nằm lòng" những nguyên tắc đơn giản: Trước - Trong - Sau khi luyện nghe.
"Đánh lụi" là cách mà học sinh, sinh viên thường làm đối với phần thi Nghe trong bài kiểm tra. Nghĩa là nghe loáng thoáng rồi đánh bừa hoặc cũng có người tích đại vào dù nghe chẳng hiểu gì. Đa số học sinh, sinh viên thường cố lấy điểm ở phần ngữ pháp và đọc hiểu, còn phần nghe thì đành ngậm ngùi "bó tay".
Trương Bảo Phúc - nam sinh một trường đại học trên địa bàn Hà Nội cũng rơi vào tình trạng trên, cậu bạn này học Tiếng Anh rất kém, đặc biệt là kỹ năng Nghe. Nhưng với mục tiêu tốt nghiệp đại học nhận tấm bằng Giỏi và nhận chứng chỉ IELTS đã trở thành động lực giúp Bảo Phúc "cày" Tiếng Anh quên ăn quên ngủ. Với kế hoạch chi tiết, cậu bạn đã cải thiện kỹ năng Nghe cấp tốc khiến bạn cùng lớp thán phục.
Hãy cùng học hỏi kỹ năng giúp đạt 7.5 IELTS phần Nghe từ Bảo Phúc nhé!
Đừng khiến việc nghe Tiếng Anh trở thành cơn ác mộng
Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi họ thường rơi vào tình trạng: Nghe không hiểu gì, nghe câu được câu mất, khó nghe tiếng bản địa,... Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng này một cách thông minh, tập nghe có chọn lọc, tránh nghe thiếu thông tin bởi có thể dẫn đến hiểu lầm.
Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là công cụ giao tiếp cần thiết trong xã hội. (Ảnh minh họa)
Bảo Phúc cho rằng một số nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe - hiểu Tiếng Anh gồm có nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Đầu tiên, về nguyên nhân khách quan, chúng ta dễ dàng thấy người bản xứ nói nhanh, nói nuốt chữ, nối chữ, sử dụng các từ lóng hoặc các từ không thông dụng khiến việc nghe trở nên khó khăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn cũng khiến nội dung nghe bị đứt quãng. Việc người nghe không nắm được chủ đề cuộc nói chuyện hoặc bài nói không quen cũng là một điều gây cản trở.
Bảo Phúc chia sẻ: "Còn về nguyên nhân chủ quan do người nghe chưa có nhiều kỹ năng cùng vốn từ vựng sâu rộng. Kiến thức hạn chế cũng khiến việc nghe Tiếng Anh như gặp ác mộng vậy!".
Bỏ túi bí kíp "vàng" để cải thiện kỹ năng Nghe
Trước khi nghe
Đầu tiên, Bảo Phúc chia sẻ chúng ta cần học cách phát âm Tiếng Anh chuẩn bởi nghe và nói là 2 kỹ năng có mối quan hệ tương trợ. Để nghe và nhận diện được từ vựng trong cuộc hội thoại, người học cần rèn cách phát âm chính xác. Hãy chủ động nghe - nói thường xuyên để trau dồi và mở mang nhiều điều thú vị. Ngoài ra, cần chủ động sửa lỗi phát âm giúp giảm bớt trở ngại khi nghe.
"Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid - 19 phức tạp khiến học sinh, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, học trực tuyến không có nghĩa là tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm. Ngược lại, người học cần tự tin hơn qua ứng học Zoom và bày tỏ quan điểm, đưa ra thắc mắc nhiều hơn. Điều này giúp giảm tâm lý lo sợ, rụt rè", cậu bạn nói.
Suy nghĩ về thông tin sắp nghe giúp bạn hình dung được chủ đề và từ vựng liên quan. (Ảnh minh họa)
Điều thứ hai, bạn cần dự đoán nội dung trước khi nghe. Một phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả là không bao giờ tiếp nhận thông tin khi chưa có bất kỳ khái niệm gì về nó. Nói cách khác, trước khi nghe, bạn nên tập thói quen dự đoán nội dung của mẩu tin. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi: "Họ sẽ nói gì?", "Họ định làm gì?", điều này thúc đẩy não bộ hoạt động hết công suất để tìm câu trả lời.
Việc dự đoán không phải luôn chính xác nhưng khi suy nghĩ về chủ đề bài nghe, tất cả những từ vựng liên quan và kiến thức nền sẽ được tập hợp, giúp cho giai đoạn phía sau diễn ra thuận lợi.
Trong khi nghe
Bảo Phúc chia sẻ kinh nghiệm từ chính bản thân, việc đầu tiên, bạn cần lắng nghe ý chính của cả bài và lắng nghe nội dung cụ thể. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 khái niệm này và dùng một ý nào đó nghe được để suy ra toàn bộ nội dung chính của bài. Để phân biệt, bạn hãy chọn một ý nghe được và đặt nó ở vị trí trong bài (mở bài, thân bài, kết bài). Nếu ở bất kể vị trí nào, nội dung đó cũng khớp với nội dung xung quanh thì bạn đã tìm được ý tổng thể.
Xác định ý chính và những chi tiết của bài nghe qua sơ đồ tư duy. (Ảnh minh họa)
Cậu bạn cho biết: "Hãy tập thói quen ghi chú bởi sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều chi tiết. Hãy ghi thật nhanh ra nháp hoặc dùng những từ viết tắt, ký hiệu để mô phỏng. Khi làm bài test , hãy cố gắng đọc hết các câu hỏi và gạch dưới từ khoá nhanh nhất có thể. Điều này giúp xác định được những điều phải nghe và những nội dung có thể lướt qua.
Tiếp theo, bạn phải phát hiện từ ngữ báo hiệu. Trước khi nói, sẽ có tín hiệu như: "Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu 3 giai đoạn chính trong quá trình...". Như vậy, đằng sau từ "tiếp theo", "nói cách khác", chúng ta có thể nghe được nội dung cần thiết".
Sau khi nghe
Sau khi nghe, hãy không ngừng suy luận ý nghĩa. Đôi khi ngôn ngữ không trực tiếp thể hiện thông điệp của người nói và buộc ta phải suy luận thông qua mối quan hệ xã hội và bối cảnh bài hội thoại.
Đọc và nghe lại thường xuyên là cách học từ vựng theo chủ đề.
Để dễ dàng đoán được "thông điệp ngầm", hãy chọn những nội dung gần gũi với đời sống hằng ngày như một bộ phim, gameshow, show truyền hình thực tế để rèn luyện. Thực ra, đây cũng là cách giúp bạn vừa học vừa được thư giãn.
"Tiếp theo, bạn cần nghe lại và đọc lại bản chữ viết. Đây là cách tuyệt vời để biến âm thanh trở nên quen thuộc. Khi đã quen dần với nhịp độ, cách phát âm đa dạng của người nói trong mọi hoàn cảnh, hãy đọc lại bài để học thêm từ vựng theo chủ đề. Khi vừa nghe vừa đọc lại sẽ giúp não bộ liên kết âm thanh ngôn từ, giúp ôn lại và củng cố từ vựng. Đồng thời học thêm được nhiều từ mới dưới dạng âm thanh", Bảo Phúc nói.
Nam Định: người nước ngoài dạy tiếng Anh ở trường công lập có đúng Nghị định 86? UBND và Sở Giáo dục Nam Định cấp phép hoạt động và thẩm định chương trình để Sydney tham gia dạy tiếng Anh với người nước ngoài trong các trường ở Nam Định. Liên quan đến việc dạy, học tiếng anh với người nước ngoài trong các trường phổ thông ở Nam Định, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có...