Ký kết chiến lược giữa trường phổ thông và sư phạm để phát triển đội ngũ
Hệ thống các trường phổ thông thuộc Tổ chức Giáo dục Equest đang làm việc với 1 số trường sư phạm nhằm tiến đến ký kết chiến lược, xây dựng chương trình cùng phát triển đội ngũ giáo viên giỏi.
Học sinh Trường Newton Grammar School – một cơ sở thuộc Tổ chức Giáo dục Equest.
Vừa được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc Dự án Phát triển giáo dục phổ thông trên quy mô toàn quốc của Equest, tiến sĩ Đàm Quang Minh cho biết, đây là mục tiêu trọng tâm, cũng là điểm khởi đầu quan trọng nhất để có chất lượng giáo dục cao trong các trường phổ thông sẽ được tổ chức này lần lượt mở thời gian tới.
Trên cương vị mới này, ông Minh cũng cho biết sẽ cùng Ban lãnh đạo EQuest hoạch định chiến lược, kết nối với các tỉnh thành và phát triển hệ thống trường phổ thông rộng khắp cả nước.
Thực hiện chiến lược này, EQuest đặt vấn đề hợp tác với các tỉnh thành và đối tác khác trong toàn quốc nhằm đưa kế hoạch thành khả thi.
Video đang HOT
“Hiện nay hệ thống trường phổ thông của Việt Nam được đánh giá là một trong những hệ thống tốt nhất song chủ yếu vẫn là trường công với những hạn chế đầu tư về cơ sở vật chất, các môn giáo dục bổ trợ.
Chính vì vậy EQuest chủ trương đầu tư hệ thống các trường phổ thông chất lượng cao tại tất cả địa phương trong toàn quốc. Việc này không dễ nên chúng tôi mong muốn các địa phương mời gọi hợp tác, đầu tư và tạo điều kiện cho EQuest hoàn thành được mục tiêu này, đem lại lựa chọn phong phú hơn cho học sinh tại các tỉnh thành”. – Ông Nguyễn Bá Ngọc, Giám đốc phụ trách Quan hệ Đối tác Chiến lược của Tập đoàn EQuest thông tin.
EQuest là một trong những tổ chức giáo dục tư nhân lớn nhất ở Việt Nam với hơn 80.000 học sinh, sinh viên theo học mỗi năm tại 16 đơn vị thành viên, bao gồm các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, các trường phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, chuẩn bị du học và các công ty về công nghệ giáo dục.
Các hệ thống trường phổ thông của EQuest được biết đến nhiều nhất có Hệ thống Thực nghiệm Victory, Alpha School, Newton Grammar School… với gần 10.000 học sinh theo học mỗi năm. Các trường này đều có học sinh tốt nghiệp với nhiều giải thưởng, bằng cấp, cũng như các thành tựu trong nước và quốc tế.
Trong hệ thống này có nhiều trường phổ thông với mức chi phí khác nhau, trong đó có mức khởi điểm học phí chỉ từ 5 triệu VND/tháng đến chi phí trung cao ở mức khoảng 15 triệu VND/ tháng.
Các trường phổ thông này đều có nhiều lựa chọn cho học sinh với việc học theo chương trình Việt Nam hay có thêm cả chương trình song bằng có thêm lựa chọn như lấy thêm bằng phổ thông Mỹ theo chuẩn Common Core.
Hơn 300 nghìn giáo viên phổ thông được tập huấn về chương trình mới
Theo Bộ GD&ĐT, việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo báo cáo tiến độ bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV/CBQLGD) để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT) của Ban quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), trong năm 2019 đã có hơn 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán các cấp học đã hoàn thành bồi dưỡng modul 1 về "Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018".
Gần 4.000 CBQLGD cốt cán hoàn thành bồi dưỡng về "Quản trị dạy học, giáo dục trong trường Tiểu học, THCS, THPT" (modul 1). Để thực hiện việc dạy học theo CT GDPT mới đối với lớp 1 từ năm học 2020 - 2021, 100% giáo viên đại trà dạy lớp 1 cũng đã tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình. Công tác bồi dưỡng modul 1 cho giáo viên đại trà các cấp học/lớp học còn lại sau đó được các Sở GD&ĐT phối hợp với trường đại học sư phạm tham gia ETEP tiếp tục triển khai.
Tính đến ngày 15/11/2020, toàn quốc có 305.136 giáo viên phổ thông (GVPT) các cấp (đạt 36,9% số GVPT) và 14.143 CBQLCSGDPT (đạt 20,2% số CBQLCSGDPT) đã tham gia học trực tuyến modul 1. Một số Sở GDĐT có số lượng giáo viên hoàn thành modul 1 rất cao (trên 80%) như Phú Thọ, Bến Tre, Lai Châu, Thái Nguyên...
Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là công việc quan trọng khi triển khai chương trình giáo dục mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Thực hiện kế hoạch năm 2020 bồi dưỡng modul 2 và 3 cho GV/CBQLGD, thời gian vừa qua, chương trình ETEP đã tổ chức nhiều khoá tập huấn cho đội ngũ cốt cán. Tính đến ngày 16/11/2020, có 15.066 giáo viên THCS, THPT cốt cán đã được bồi dưỡng modul 2 về "Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT", đạt 103% so với kế hoạch. 100% CBQLGD cốt cán của 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT (4.000 người) được bồi dưỡng modul 2 về "Quản trị nhân sự trong trường tiểu học/THCS/THPT".
Đối với modul 3 về "Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học/THCS/THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực" cho giáo viên và "Quản trị tài chính trường tiểu học theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình" cho CBQLGD, các trường đại học sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục tham gia ETEP đang tích cực triển khai. Theo kế hoạch, trong tháng 11 này việc tập huấn cho giáo viên cốt cán sẽ hoàn thành và trước 31/12/2020 hoàn thành cho CBQLGD cốt cán.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chương trình giáo dục 2018 có sự thay đổi căn bản, toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục... so với chương trình hiện hành. Do đó, việc tập huấn, bồi dưỡng giúp giáo viên hiểu rõ về chương trình mới, biết cách tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chương trình đạt hiệu quả, là vô cùng quan trọng. Đây là đội ngũ trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục, có vai trò quyết định đến thành công trong triển khai chương trình.
Thời gian vừa qua, các trường tiểu học đã tổ chức dạy học lớp 1 theo chương trình mới. Qua báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện của các địa phương và thực tế kiểm tra cho thấy cơ bản giáo viên lớp 1 đã tiếp cận được yêu cầu đổi mới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: " Đó là thành công bước đầu của công tác tập huấn modul 1 Hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018 cho giáo viên . Bộ GD&ĐT cũng đã đề nghị các Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với trường đại học tham gia ETEP để tập huấn kỹ lưỡng, chất lượng, hiệu quả cho giáo viên đại trà các cấp/các lớp học về modul này" .
Hoạt động thể thao học đường: Nên giảm lý thuyết, tăng thực hành Trong thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình hay và cách làm hiệu quả, các địa phương cần chú trọng nhân rộng, đưa chương trình đến trường học các cấp. Đồng thời quy trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong ký kết để làm tốt hơn, cùng tháo gỡ vướng mắc để chủ động hơn trong thực hiện. Ngoài giờ...