Học sinh cần chủ động tự hướng nghiệp
Thời lượng dành cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường phổ thông còn hạn chế. Số lần chuyên gia đến trực tiếp tại trường để tư vấn không nhiều.
Vì thế, học sinh vẫn còn “khát” thông tin tư vấn hướng nghiệp . Do đó, để tìm được hướng đi đúng cho tương lai, bản thân học sinh cần phải tự chủ động.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Cửu đặt câu hỏi với chuyên gia trong buổi tư vấn hướng nghiệp tổ chức tại trường ngày 11-11-2020. Ảnh: Hải Yến
* Nhiều học sinh còn bị động
Ngày 11-11, chương trình tư vấn hướng nghiệp Cùng bạn chọn nghề cho tương lai do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức đã đến với hơn 500 học sinh của Trường THPT Vĩnh Cửu (H.Vĩnh Cửu). Trong khoảng 90 phút của chương trình, học sinh đã được nghe chuyên gia trong đoàn cung cấp thông tin về dự báo nguồn nhân lực; những yêu cầu về tuyển dụng, thị trường lao động; hướng dẫn học sinh các kỹ năng chọn nghề, chọn trường. Cùng với đó, chuyên gia của chương trình cũng giới thiệu sơ lược về những kỹ năng tiếp cận, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp bản thân phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện kinh tế gia đình…
Theo sát học sinh trong công tác hướng nghiệp, cô Bùi Thị Ngọc Nga, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, đến thời điểm hiện tại, phần lớn học sinh lớp 12 của trường vẫn chưa có sự lựa chọn về ngành nghề cho tương lai. Hiện tại, các em mới chỉ xác định tổ hợp các môn thi tốt nghiệp THPT để tập trung học. Việc lựa chọn ngành nghề phải đợi đến gần ngày đăng ký hồ sơ dự thi các em mới tìm hiểu. Theo cô Nga, vẫn còn rất nhiều học sinh bị động trong việc tìm hiểu, định hướng, lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Thầy Nguyễn Quang Thái, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Đinh Tiên Hoàng (TP. Biên Hòa ) cho biết để giúp học sinh có định hướng lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối 11 phải làm việc kỹ với phụ huynh và học sinh về công tác hướng nghiệp. Nhờ đó, khi lên lớp 12, nhiều em đã có sự lựa chọn hướng đi cho riêng mình.
Thầy Thái chia sẻ: “Vài năm trở lại đây, lượng học sinh quyết định tham gia học nghề ngày càng tăng. Điều này có phần đóng góp ý kiến của phụ huynh. Bởi họ đã thay đổi nhìn nhận về cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến… giữa người tốt nghiệp trường nghề và người tốt nghiệp đại học. Theo đó, việc học nghề giúp con cái họ tiết kiệm được thời gian và dễ có việc làm sau khi tốt nghiệp”.
Tuy nhiên, theo thầy Thái, dù nhà trường đã chủ động trong công tác hướng nghiệp nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng một số học sinh chưa có định hướng nào dù đã đi được gần hết học kỳ 1 của lớp 12.
* Muốn chọn đúng nghề phải hiểu rõ về chính mình
Theo TS Đào Lê Hòa An , Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp 4.0 JobWay (TP.HCM), học sinh còn bị động trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai là một thực tế. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân lớn nhất chính là học sinh đang phải miệt mài “chạy đua” với điểm số, với việc hoàn thành các môn văn hóa trong trường phổ thông . Để có kết quả học tập tốt, ngoài giờ học chính khóa, nhiều học sinh phải “chạy show” đi học thêm nhiều ca. Lịch học dày đặc nên các em ít có thời gian tìm hiểu hướng đi sau tốt nghiệp THPT. “Bị cuốn vào guồng học như thế cho đến thời điểm phải đưa ra sự chọn lựa thì các em không còn nhiều thời gian để tìm hiểu nữa” – ông An cho hay.
Quan tâm “phân khúc” giáo dục nghề nghiệp
Mặc dù thị trường lao động hiện nay đang cần nhiều lao động qua đào tạo nghề, nhất là những nghề phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng tâm lý của đa số phụ huynh và học sinh vẫn còn xem trọng việc học đại học hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến định hướng của học sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề.
Theo Tổng cục Thống kê, cứ 1 học sinh học đại học thì có 0,46 học sinh học nghề. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ LĐ-TBXH, hằng năm có khoảng 250 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học không xin được việc làm.
Về phía nhà trường, hiện tại, thời lượng dành cho các hoạt động tư vấn hướng nghiệp không nhiều. Giáo viên của trường lại không có đầy đủ thông tin, kỹ năng, chuyên môn để làm công tác hướng nghiệp. Các chương trình hướng nghiệp do nhà trường phối hợp với các đơn vị khác tổ chức lại bị hạn chế về thời gian.
“Ví dụ những chương trình mà tôi tham gia tư vấn chỉ tiến hành trong khoảng thời gian khoảng 90 phút. Mỗi năm, một trường có khoảng 3 lần tổ chức như thế. Tổng thời gian chỉ 5 tiếng cho việc chia sẻ các thông tin hướng nghiệp là ít. Mỗi đợt tư vấn, ngoài thời gian dành cho chuyên gia chia sẻ, học sinh chỉ có thể hỏi được 5, 6 câu hỏi thì không thể giải quyết được nhu cầu tìm hiểu của các em” – ông An nói thêm.
Khó khăn là thế, nhưng nếu muốn học sinh vẫn có thể chủ động để tự tìm hiểu, hướng nghiệp cho chính mình. Ngày nay, các thông tin liên quan đến hướng nghiệp được chia sẻ rất nhiều trên không gian mạng. Vì vậy, chỉ cần có “từ khóa” và chịu khó tìm kiếm thông tin, học sinh sẽ có rất nhiều kênh để tham khảo.
Từ kinh nghiệm của mình, TS Đào Lê Hòa An gợi ý một số “từ khóa” mà học sinh nên sử dụng khi tìm kiếm thông tin về hướng nghiệp như: trắc nghiệm khám phá bản thân, trắc nghiệm tính cách nghề nghiệp, mô tả công việc ngành/nghề tên nghề… Học sinh cũng có thể gặp những người đang trực tiếp làm việc để hỏi về tính chất, yêu cầu của công việc. Ngoài ra, học sinh có thể thông qua các hội nhóm của sinh viên các trường đại học, cao đẳng để kết nối, tìm hiểu thông tin…
TS An chia sẻ: “Nhiều học sinh nghĩ rằng học giỏi các môn văn hóa (tương ứng tổ hợp xét tuyển) thì sẽ học giỏi ngành nghề. Điều này là chưa chính xác. Yếu tố quan trọng cần xét đến khi chọn ngành nghề cho tương lai không phải hoàn toàn dựa vào điểm số các môn học mà còn dựa vào khả năng, năng khiếu, tố chất của học sinh… Đáng tiếc là nhiều học sinh lại chưa hiểu rõ về khả năng của chính mình. Điểm số cao để làm gì khi không biết mình đi đâu về đâu”.
“Sống ảo” làm sao có “trái tim nóng”?
"Chuyển đổi số, 4.0 góp phần tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, đáp ứng thời đại mới, nhưng Việt Nam cũng cần người trẻ có "trái tim nóng" để không vô cảm trước khó khăn của người khác".
SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo. Ảnh: NTCC.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam Trần Quốc Hùng chia sẻ với Báo GD&TĐ.
"Sống ảo" nhiều hơn sống thật
- Ông nhìn nhận thế nào về trách nhiệm cộng đồng của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên (HSSV) hiện nay?
Ông Trần Quốc Hùng: Giới trẻ bây giờ năng động, sáng tạo. Nếu so với thời trẻ của chúng tôi những năm 60 - 70 thế kỷ trước, các bạn trẻ ngày nay vượt rất xa về tầm hiểu biết. Tuy vậy, tôi cũng mong muốn bên cạnh tri thức, các bạn cần có " trái tim nóng ", suy nghĩ sâu hơn, lắng lại, nhìn các thế hệ đi trước, để từ đó nghĩ và hành động nhiều hơn cho cộng đồng.
Nhiều hoạt động cộng đồng của HSSV chủ yếu mang tính phong trào. Nói một cách khác các phong trào chỉ hoạt động khi có sự thúc đẩy. Do vậy, về lâu dài làm sao đưa vào nhà trường những giá trị nhân đạo, cốt lõi, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, góp phần phát triển toàn diện cho HSSV.
Tuy nhiên, một bộ phận giới trẻ đang " sống ảo " nhiều hơn sống thật. Các bạn trẻ dành quá nhiều thời gian, bị ảnh hưởng nhiều từ mặt trái của mạng xã hội. Điều này gây lo ngại về sống ảo dẫn tới suy nghĩ ảo và hành động ảo.
Thực tế đã có những vụ án do người trẻ gây ra xuất phát từ sống ảo và dùng chất kích thích. Vấn đề là chúng ta liệu đã quan tâm đến gốc rễ của hiện tượng sống ảo trong giới trẻ, cũng như hậu quả khó lường từ sống ảo?
- "Sống ảo" gây trở ngại trong giáo dục ý thức cộng đồng cho giới trẻ, làm sao để hạn chế hiện tượng này?
Nền tảng cơ bản để hạn chế hiện tượng sống ảo trong giới trẻ chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp, giá trị nhân văn trong mỗi con người Việt Nam. GD được những giá trị đó sẽ góp phần bồi đắp tâm hồn, khát vọng, khiến giới trẻ hướng đến giá trị cốt lõi cần có cho phát triển bản thân. Có lẽ trong nhà trường cũng cần quan tâm nhiều hơn đến GD giá trị truyền thống.
Để những giá trị đáng tự hào của thế hệ người Việt trước được tiếp nối trong thế hệ trẻ. Một khi đã thấm nhuần được giá trị con người, tự thân mỗi HSSV sẽ hiểu được rằng hành động giúp đỡ người khác, hỗ trợ cho bạn còn khó khăn trong lớp, trường... trở thành ý thức tự thân, không cần thầy cô phát động hay nhà trường kêu gọi.
Cùng tạo sân chơi bổ ích
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng. Ảnh: T.G
- Theo ông, giáo dục ý thức cộng đồng cho HSSV cần thay đổi như thế nào?
Có dịp được tham gia hoạt động trải nghiệm của HS phổ thông ở nước ngoài, tôi thấy "liều lượng" giữa hoạt động trí lực hài hòa với thể lực.
Như một trường học của Nhật có ban nhạc là HS nhưng các em chơi nhạc rất chuyên nghiệp. HSSV ở những nước có nền GD tiên tiến thường được quan tâm nhiều đến khả năng của từng cá nhân, các bạn trẻ dù phải học kiến thức nhưng vẫn có thời gian chơi nhạc, thể thao, tham gia hoạt động dã ngoại, rèn luyện thể lực theo khả năng và sở thích cá nhân.
Có thể lực mới hỗ trợ tốt cho việc rèn luyện trí lực. Một khi HSSV phải tập trung quá nhiều vào hoạt động trí lực, thậm chí là ngồi một chỗ quá nhiều để học tập, nghiên cứu và nhất là quá lệ thuộc vào Internet, các thiết bị công nghệ... rất có thể phát triển không toàn diện.
Mong rằng, thông qua hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ nhân ái, hiến máu tình nguyện... HSSV không chỉ được tham gia các hoạt động ý nghĩa, khi thấu hiểu, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn, các em tự biết mình phải làm gì, sáng tạo ra sao để thu hút sự quan tâm của bạn bè, gia đình, nhà trường, giúp hoạt động tình nguyện lan tỏa.
Đây là cách giáo dục phù hợp, ý nghĩa nhất. Hội CTĐ sẵn sàng hỗ trợ các trường trong việc GD ý thức cộng đồng cho HSSV, trên cơ sở các hoạt động thực tế của HSSV.
- T.Ư Hội CTĐ Việt Nam có kế hoạch kết hợp với nhà trường thế nào để nâng cao ý thức cộng đồng cho HSSV?
Chúng tôi đã ký kết với T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT... nhằm tuyên truyền những giá trị nhân đạo, nhân văn trong các nhà trường.
Nhà trường có thể kết hợp với Hội CTĐ, thông qua những hoạt động cụ thể để hướng HSSV tới những hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân đạo (hỗ trợ người dân, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh...).
Với vai trò của mình, T.Ư Hội CTĐ Việt Nam sẵn sàng đến từng trường huy động HSSV và thầy cô tham gia hoạt động nhân đạo, để có thể tiếp nhận, hướng dẫn một cách hiệu quả nhất.
Quan trọng hơn là thông qua các hoạt động cụ thể, Hội CTĐ có thể hỗ trợ nhà trường trong việc GD tính nhân văn, ý thức cộng đồng cho HSSV.
- Xin cảm ơn ông!
Tại sao học sinh cố "sống chết" để chen chân nhau vào học trường Chuyên? Tốt nghiệp trường chuyên đâu phải mấy ai cũng đi du học hay sẽ biến thành con người xuất sắc. Để từ đó người ta lại tự đặt câu hỏi: Học chuyên áp lực lắm, vậy thi chuyên để làm gì? Một mùa tuyển sinh khốc liệt nữa lại đến. Hẳn nhiên trường chuyên, lớp chọn là điểm đến đáng mơ ước của...