Kofi Anan từ chức, điều gì sẽ xảy ra với Syria?
Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc cho biết Hội đồng bảo an có ý định kết thúc sứ mệnh quan sát của mình tại Syria vào cuối tháng này.
Hôm qua, ngày 2/8 ông Gerard Araud, Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc đồng thời là chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng này cho biết: “Tôi nghĩ sứ mệnh này sẽ kết thúc vào ngày 19/8 tới đây”.
Theo đó, sứ mệnh của Liên Hợp Quốc tại Syria có tên viết tắt UNSMIS sẽ hết hạn vào ngày đó và họ không có ý định gia hạn thêm.
Ngay sau phát biểu của ông Araud, Đại sứ Nga tại LHQ là Vitaly Churkin đã lên tiếng chỉ trích hành động này và cho biết: “Matxcơva mạnh mẽ yêu cầu Tổng thư kí LHQ Ban Ki-moon tiếp tục gia hạn sứ mệnh này sau ngày 19/8.
Ông Aruad, Đại sứ Pháp tại LHQ và là chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng này
Để tiếp tục theo dõi tình hình Syria sau ngày 19/8, LHQ sẽ phải thông qua một nghị quyết mới và ông Araud cho biết điều này rất khó thực hiện được trong thời điểm hiện nay.
Tổng thư kí Ban Ki-moon dự kiến cung cấp 1 bản báo cáo vào tuần tới cho 15 quốc gia Hội đồng bảo an cho ý kiến về tương lai của UNSMIS.
Cũng trong ngày hôm qua (2/8) Liên Hợp Quốc đã có thông báo về việc ông Kofi Annan đã xin từ chức đặc phái viên hòa bình tại Syria.
Các nhà ngoại giao của LHQ nói, sự việc này cho thấy hi vọng về giải pháp ngoại giao và thỏa thuận ngừng bắn tại Syria khó có thể thực hiện được.
Video đang HOT
Tháng trước, Hội đồng bảo an LHQ đã quyết định gia hạn cho UNSMIS thêm 30 ngày và trong vài tuần tới sẽ có những cuộc họp để quyết định liệu nó có được kéo dài thêm lần nữa không.
Ông Araud cho biết, để Hội đồng bảo an có thể quyết định gia hạn UNSMIS thì tình hình Syria phải có những biến chuyển tích cực trong thời gian tới.
Một số nhà ngoại giao phương Tây than phiền, họ đang phải làm việc bất đắc dĩ khi mà không có một thỏa thuận ngừng bắn để họ có thể làm nhiệm vụ tại Syria.
Ngoài ra, các bên trong xung đột Syria bị cho là không muốn giải quyết cuộc khủng hoảng này theo hướng ngoại giao.
Bà Kristalina Georgieva, đại diện của Cao ủy Châu Âu về hợp tác quốc tế và viện trợ nhân đạo nói, người dân Syria đang rất cần viện trợ lương thực
Theo ông Araud, Hội đồng bảo an đang “bế tắc trong hòa hợp” các vấn đề của Syria. Nguyên nhân là do 2 trong số 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng bảo an đang có những quan điểm rất khác nhau về vấn đề Syria. Tuy không nói ra đó là quốc gia nào nhưng theo Reuters, rõ ràng ông Araud đang ám chỉ Nga và Mỹ.
Cách đây ít lâu, Nga cùng Trung Quốc đã lần thứ 3 bỏ phiếu phủ quyết về nghị quyết lên án chính quyền Bashar al-Assad của Hội đồng bảo an cùng với các biện pháp trừng phạt nếu có thể kèm theo.
Ông Araud nói: “Sự chia rẽ trong các thành viên Hội đồng bảo an đang lớn hơn bao giờ hết và chúng tôi có thể dự đoán một vụ đụng độ. Hiện tại chúng tôi đang bị bế tắc, lần phủ quyết thứ 3 của Nga và Trung Quốc khiến tôi có thể khẳng định điều đó”.
Hình ảnh khói lửa tại thủ đô Damascus, Syria trong một trận pháo kích giữa quân chính phủ và phe nổi dậy
Bắt đầu từ ngày 12/4 vừa qua, hơn 300 quan sát viên không vũ trang của UNSMIS đã đến Syria để làm nhiệm vụ quan sát sau khi nỗ lực xây dựng thỏa thuận ngừng bắn của đại sứ hòa bình Kofi Annan thất bại.
Đến ngày 16/6, hầu hết hoạt động của các quan sát viên đã bị dừng lại do bạo lực leo thang nghiêm trọng tại đây và hơn một nửa số quan sát viên đã rời khỏi Syria.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn đang còn 72 người vẫn ở lại đây để quan sát các vấn đề nhân quyền.
Trong khi đó, chiến sự giữa quân đội trung thành với Tổng thống Assad và phe nổi dậy vẫn diễn ra ác liệt ở thành phố Aleppo. Phe nổi dậy được nói là đang lấn lướt quân đội của Tổng thống Assad với vũ khí hiện đại do phương Tây ngầm “yểm trợ”.
Chiến sự đang diễn ra theo hướng khó đoán biết khi Nga vẫn còn căn cứ hải quân Tartus ở Syria, và nước này tuyên bố sẽ có đòn đáp trả đích đáng nếu căn cứ bị xâm phạm.
Theo VTC
Tàu chiến các nước đang làm gì ở Syria?
Hôm 31/7, giao tranh giữa quân chính phủ Syria và phe nổi dậy vẫn diễn ra ác liệt ở thành phố Aleppo, nơi đông dân nhất của Syria. Trong khi đó, có khoảng 30 tàu chiến của Mỹ, Nga, Anh, Pháp v.v. đang neo đậu ở phía đông biển Syria, khiến người ta lo ngại một kịch bản tương tự Lybia sẽ diễn ra.
Giới phân tích cho rằng, có thể các &'nước lớn' đang muốn tranh thủ thời gian, lao vào tranh đoạt lợi ích từ những mỏ dầu khí của quốc gia châu Phi này, một khi chế độ của ông Bashar al Assad sụp đổ.
Trước đó, hôm 29/7, hãng tin Ynet của Israel và báo Al- Shuruk của Ai Cập đưa tin, tàu chiến Trung Quốc đang qua kênh đào Suez, tiến vào Địa Trung Hải . Theo đó, tàu chiến Trung Quốc được nói là sẽ áp sát bờ biển Syria trong nỗ lực ủng hộ đồng minh.
Theo nguồn tin quốc phòng của Al - Shuruk, giới chức Ai Cập đã đảm bảo những biện pháp an ninh cao cấp cho các tàu khu trục Trung Quốc.
Hồi tháng 6, đã có nhiều đồn đoán về cuộc tập trận hải quân khổng lồ giữa Iran, Trung Quốc, Nga và Syria với sự tham gia của 9.000 binh sĩ, song sau đó các nước liên quan đã bác bỏ thông tin này.
Hai tàu chiến của Iran được nói là vẫn đang án ngữ ở vùng biển Syria (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hai tàu chiến của Iran được nói là vẫn đang neo đậu ở cảng Tartus, căn cứ hậu cần hải quân Nga tại Syria.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/7 tuyên bố: "Báo chí Israel và Ai Cập đã diễn giải không chính xác thông tin về hải quân chúng tôi". Theo đó, các tàu khu trục Thanh Đảo, Yên Đài, được nói là sẽ qua kênh đào Suez, sau đó 3 tàu này sẽ tới thăm Ukraine và Rumani.
Theo hãng tin Ria Novosti của Nga hôm 30/7, nước này hiện có 11 tàu chiến đang hiện diện ở Địa Trung Hải, cho dù Bộ Quốc phòng Nga nói họ không có ý định cho tàu chiến neo đậu tại cảng Tartus.
Các thành viên trong Khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO cũng đang góp phần làm &'nóng' nơi này với sự hiện diện của chiến hạm Anh, Pháp. Tàu khu trục hiện đại nhất của Anh là HMS Daring cùng hai tàu khu trục tên lửa đang diễn tập đổ bộ.
Tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, chiếc HMS Daring
Trong khi đó, tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp cũng đang neo đậu ở đây với sự bảo vệ của hơn 10 tàu khu trục tên lửa cùng 1 tàu ngầm hạt nhân.
Trước những diễn biến được cho là chuẩn bị cho &'kịch bản Lybia' ở Syria, Tư lệnh hạm đội Hắc Hải của Nga được báo chí Mỹ dẫn lời cho biết, Nga cũng sẽ diễn tập hải quân tại Địa Trung Hải vào tháng 9 tới.
Trước đó, Nga tuyên bố sẽ có đòn đáp trả đích đáng với bất cứ hành động tấn công nào nhằm vào căn cứ Tartus của nước này ở Syria.
Trong diễn biến liên quan, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết phái đoàn quan sát viên không có vũ trang của LHQ đã bị các lực lượng chính phủ Syria tấn công gần thành phố Homs vào hôm 29/7 vừa qua.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết đoàn xe gồm năm chiếc tháp tùng người đứng đầu phái đoàn quan sát viên LHQ, Tướng Babacar Gaye, đã bị xe tăng của quân đội Syria tấn công gần thành phố Homs và "rất may không có ai bị thương."
Ngoài ra, ông Ban Ki-moon cũng hối thúc Chính phủ Syria ngừng tình trạng trấn áp bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến và quân nổi dậy đang chiến đấu nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar Assad.
Theo VTC
3 chiến hạm của NATO tuần tra gần bờ biển Syria Tờ Ria Novosti của Nga đưa tin, 3 chiến hạm của NATO đang tuần tra gần bờ biển Syria, đây được xem là dấu hiệu không tốt cho tình hình Syria. Kết thúc cuộc họp "Những người bạn Syria" lần thứ 3, Liên Hiệp Quốc và Đặc sứ LHQ Kofi Annan hôm 7/7 thừa nhận, "kế hoạch hòa bình Syria đã thất bại"....