Hoang tàn ‘thị trấn ma’ ở Syria
Thị trấn Haffeh ở Syria, nơi từng là nhà của 26.000 người, đã gần như bị bỏ hoang sau những trận giao tranh giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy.
Các quan sát viên Liên hợp quốc (LHQ) đã cố gắng tiếp cận thị trấn này sau một vài ngày đấu tranh trước những cuộc tấn công của quân nổi dậy.
Bức ảnh tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn còn lại trong một cửa hàng bị bỏ hoang
Cảnh tượng đập vào mắt các nhân viên LHQ là những tòa nhà cháy đen, các cửa hàng bị bỏ hoang. Một vài thi thể nằm rải rác trên đường phố, và khói bốc lên từ những chiếc ô tô biến dạng vì bốc cháy – dấu hiệu còn sót lại sau những trận bắn phá nặng nề.
Chỉ còn một số ít cư dân còn sót lại nơi đây, và một người trong đó cho biết khoảng 26.000 người đã phải bỏ trốn.
Phiến quân đã rút khỏi thị trấn hồi đầu tuần, tuy nhiên vẫn còn hàng nghìn dân thường phải đối mặt nguy hiểm.
Bạo lực đã gia tăng trong vài tuần gần đây khi quân đội của tổng thống Bashar al-Assad phát động chiến dịch tấn công giành lại những vùng kiểm soát bởi quân nổi dậy, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn và lời kêu gọi hòa bình từ đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan
Cơ quan quan sát nhân quyền của LHQ có trụ sở tại Anh, với mạng lưới quan sát viên khắp đất nước Syria, cho biết 44 người đã bị giết chỉ trong ngày 15/6.
Hầu hết họ là cư dân và phiến quân, nhưng có 3 người trong đó là các nhân viên an ninh.
Quân đội của ông Assad đã sử dụng xe tăng và máy bay quân sự để tấn công vùng ngoại ô bị chiếm đóng bởi phe đối lập gần thủ đô Damascus, một phần phía đông tỉnh Deir al-Zor, nhiều làng mạc ở phía bắc và tây tỉnh Aleppo, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất cả các cửa hiệu trở thành một đống đổ nát hỗn độn sau khi 26.000 cư dân tại Haffeh đã chạy trốn
Video đang HOT
Các cuộc nổi dậy chống lại chế độ Assad bắt đầu như một phong trào ủng hộ dân chủ hòa bình vào tháng 3/2011.
Tuy nhiên khi đối mặt với sự đàn áp của quân đội chính phủ, các cuộc biểu tình đã nhanh chóng trở thành những cuộc nổi dậy có vũ trang.
Theo báo cáo của LHQ, hơn 10.000 đã bị sát hại bởi quân đội nhà nước, trong khi Syria khẳng định 2.600 binh sĩ và nhân viên an ninh đã bị giết bởi lực lượng mà họ gọi là &’Những kẻ khủng bố hồi giáo được nước ngoài hậu thuẫn’.
Những căn nhà hiếm hoi còn sót lại sau khi phần lớn thị trấn bị thiêu rụi bởi súng đạn và lửa
Liên quan đến các động thái tiếp theo đối với tình hình bất ổn tại Syria, hiện có sự chia rẽ trong nội bộ các cường quốc thế giới.
Nga và Trung Quốc, 2 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết, đã bác bỏ những nỗ lực của phương Tây trong việc lên án và kêu gọi ông Assad từ chức.
Các nhà ngoại giao quốc tế cho biết các cường quốc đang hướng tới việc tổ chức một cuộc hội nghị bàn về khủng hoảng chính trị Syria ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 30/6 tới, nhằm cố gắng đưa những kế hoạch ngừng bắn của ông Kofi Annan trở lại bàn đàm phán.
Ông Annan, người đại diện LHQ tại khu vực các quốc gia Ả Rập, kêu gọi thành lập Ủy ban liên lạc triệu tập cuộc họp càng sớm càng tốt, nhưng Hoa Kỳ đã phản đối sự tham gia của Iran, đồng minh chính của Syria trong khu vực.
Theo VTC
Khu nghỉ dưỡng Triều Tiên biến thành "thị trấn ma"
Cỏ dài mọc um tùm xung quanh các khách sạn vắng lặng. Các cửa hiệu phủ đầy mạng nhện và một chiếc khóa lớn "án ngữ" đằng trước một ngân hàng tại trung tâm thương mại bị bỏ hoang.
Hồ nước trong xanh tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang.
Đây là một "thị trấn ma" thời hiện đại tại Triều Tiên, dù nơi này vẫn được gọi bằng cái tên "Khu nghỉ dưỡng núi Kumgang", nơi người láng giềng giàu có Hàn Quốc từng đầu tư.
Khu nghỉ dưỡng trên bờ biển phía đông của Triều Tiên vốn được xem là một biểu tượng của sự hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Nhưng giờ đây, nó là một lời nhắc nhở về sự chia rẽ giữa 2 nước, mà về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến Triều Tiên 1950-53 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ chưa phải một hiệp ước hòa bình.
3 năm trước, việc một binh sĩ Triều Tiên nổ súng vào một du khách Hàn Quốc đã buộc Seoul phải ngừng các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng, khiến Triều Tiên mất một nguồn thu lớn.
Triều Tiên hồi tháng trước nói rằng thời gian để giải quyết cuộc tranh cãi đã hết. Nước này đã trục xuất các công nhân còn ở lại của Hàn Quốc và cho biết sẽ bắt đầu bán các tài sản của Hàn Quốc tại khu nghỉ dưỡng, trị giá khoảng 450 triệu USD.
Công ty Huyndai Asan của Hàn Quốc cho tới nay vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Kumgang và có toàn quyền để điều hành các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng trong vài thập niên tới. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào đây, xây dựng một tòa nhà làm nơi gặp gỡ cho những gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên, các cửa hàng miễn thuế và một trung tâm văn hóa.
Một du khách đi ngang qua những cửa hàng vắng lặng tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang.
Triều Tiên nói những hợp đồng này giờ đây không còn giá trị. Hàn Quốc "phản pháo" lại rằng nước này sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao và chính trị nhằm đảm bảo rằng các tài sản của họ được bảo vệ.
Tâm lý thận trọng
Cuộc tranh cãi về khu nghỉ dưỡng núi Kumgang có nguồn gốc sâu xa từ cuộc tranh lớn hơn về các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, chủ đề của nhiều cuộc đàm phán quốc tế.
Hôm thứ 3, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thay thế bộ trưởng chịu trách nhiệm về chính sách đối với Triều Tiên, người có quan điểm cứng rắn, bằng một cố vấn chính trị thân cận được tin là chủ trương ủng hộ đối thoại.
Ông Lee đang chịu sức ép ngày càng gia tăng nhằm giảm căng thẳng với Triều Tiên vốn đang ở mức đỉnh điểm trong nhiều thập niên qua. 2 bên đã ở trên bờ vực của chiến tranh hồi năm ngoái sau khi Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, làm 4 người thiệt mạng.
Ông Lee đã yêu cầu Triều Tiên chấm dứt các tham vọng hạt nhân làm điều kiện để cải thiện quan hệ chính trị và kinh tế. Khi nhậm chức hồi năm 2008, ông Lee cũng cắt viện trợ lương thực và tài chính cho Triều Tiên mà những người tiền nhiệm của ông từng thực hiện trong 10 năm.
Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2 hồi năm 2009, sau khi từ bỏ các cuộc đàm phán 6 bên, khiến Liên hợp quốc phải đưa ra các lệnh trừng phạt.
Các quan chức tại Triều Tiên cho hay nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã ra một chỉ thị yêu cầu đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch của nước này.Và hôm qua, một phái đoàn gồm khoảng 100 doanh nhân và các du khách Trung Quốc đã tới thăm khu nghỉ dưỡng Kumgang.
Phái đoàn của Trung Quốc đã tham gia chuyến du ngoạn kéo dài 3 giờ trên các dãy núi hiểm trở, đi bộ dọc một con sông nước trong vắt và kết thúc chuyến đi tại một thác nước tuyệt đẹp.
Không khí vắng vẻ tại khu du lịch núi Kumgang.
Nhưng các công ty của Trung Quốc có thể thận trọng khi mua các tài sản tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang vì những lo ngại rằng điều này có thể gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao với Hàn Quốc và ảnh hưởng quan hệ thương mại song phương vững mạnh giữa 2 nước.
Một doanh nhân Trung Quốc tham gia đoàn du lịch giấu tên nói: "Chúng tôi không sẵn lòng tham gia".
Tuy nhiên, một doanh nhân Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm trong việc mở các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng. Các nguồn tin cũng cho biết Triều Tiên đã tìm kiếm một đối tác mới tại Nhật Bản.
Vào thời kỳ cao điểm, khu nghỉ dưỡng thu hút 300.000 khách du lịch Hàn Quốc mỗi năm, thu về hàng chục triệu USD cho Triều Tiên.
Một nhóm các du khách nước ngoài hiện vẫn tới thăm khu vực, trong đó có các du khách Malaysia và Australia, những người đã trả khoảng 2.600USD cho chuyến du lịch kéo dài 1 tuần tới Triều Tiên.
"Ở đây, họ coi chúng tôi như là những vị vua. Người dân và thức ăn đều tuyệt vời. Phong cảnh lại rất đẹp", du khách Max Ward, 51 từ, Melbourne, nói.
Ward, đi cùng 3 hướng dẫn viên Triều Tiên, cho hay ông chọn Triều Tiên vì "muốn làm một điều gì đó khác đi", mặc dù ông thừa nhận không phải là không lo lắng cho chuyến đi này.
Theo Dân Trí
Những thị trấn "ma" trên xứ hoa anh đào Đã một tháng nay, nhiều thị trấn nằm ở phía Nam thành phố Minamisoma, Nhật Bản đã trở thành những thị trấn "ma" bởi khắp nơi chỉ là những căn nhà bỏ hoang lạnh lẽo không hề có bóng dáng con người. Nằm trong bán kính 20km kể từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi số I, tất cả người dân đã...