Kịp thời hỗ trợ học sinh thiết bị học trực tuyến
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên toàn bộ học sinh Thủ đô bước vào năm học mới bằng hình thức học trực tuyến.
Trước thực tế này, các cấp, ngành quận Hoàng Mai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là đã hỗ trợ hàng trăm thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh, để đến nay, không còn học sinh nào trên địa bàn quận vì khó khăn mà không có thiết bị học tập.
Đại diện Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Hoàng Mai trao máy tính bảng phục vụ việc học trực tuyến cho học sinh Trường Trung học cơ sở Đại Kim.
Với quyết tâm trước khai giảng năm học 2021-2022, tất cả học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận đều có đủ thiết bị học tập trực tuyến, chỉ riêng tuần trước ngày khai giảng (từ ngày 30-8 đến 4-9), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai và các nhà trường trên địa bàn quận đã hỗ trợ 89 thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 11 máy tính, 4 máy tính bảng, 7 iPad, 67 điện thoại thông minh.
Cũng nhằm chia sẻ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận có thêm các điều kiện, trang thiết bị học tập khi vào năm học mới, Ban Thường vụ Quận đoàn Hoàng Mai đã phát động chương trình “Tiếp sức em đến trường năm 2021″. Sau gần 6 tháng phát động (từ tháng 3-2021), chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, đoàn viên, đội viên, học sinh… bằng cả tiền mặt và hiện vật là các thiết bị thông minh mới hoặc cũ vẫn còn sử dụng được (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay) với tổng trị giá hơn 150 triệu đồng gửi tới Quận đoàn và tổng trị giá hơn 300 triệu đồng.
Từ nguồn ủng hộ đó, đầu tháng 9 vừa qua, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Hoàng Mai đã tổ chức trao 38 máy tính bảng kèm sim 4G miễn phí dung lượng trong 1 năm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có thiết bị học trực tuyến trên địa bàn quận.
Phó Bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội quận Hoàng Mai Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Để quà tặng được trao cho đúng người cần, chúng tôi đã phối hợp với các nhà trường và đoàn viên thanh niên thực hiện rà soát trên địa bàn 14 phường. Đồng thời, để bảo đảm giãn cách, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận đã tổ chức trao tại nhà cho 20 học sinh và gửi qua các nhà trường trao tới 18 học sinh”.
Cùng với việc tích cực phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận và Quận đoàn Hoàng Mai thực hiện các chương trình hỗ trợ học sinh thiết bị học trực tuyến, Trường Trung học cơ sở Thịnh Liệt cũng chủ động triển khai các hoạt động thiết thực. Điển hình là do thực hiện giãn cách xã hội, học sinh không đến trường để nhận sách giáo khoa nên nhà trường đã vận chuyển giúp 278 bộ sách giáo khoa đến tận nhà các em học sinh lớp 6, kể cả các trường hợp đang ở quê cũng được chuyển sách tới mà không phải trả cước phí. Cùng với đó, nhà trường đã tặng 8 bộ sách giáo khoa, 10 bộ đồng phục và 1 triệu đồng cho các học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thịnh Liệt Bùi Hoàng Yến cho biết, sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, các ngành của quận rất kịp thời nên trong tình hình học trực tuyến vẫn bảo đảm 100% em học sinh của nhà trường đủ điều kiện thiết bị để học tập.
Với em Bùi Cẩm Tú, học sinh lớp 7A6 Trường Trung học cơ sở Thịnh Liệt, niềm vui lớn bất ngờ nhất ngay đầu năm học 2021-2022 là được nhận chiếc máy tính bảng do Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Hoàng Mai trao tặng. “Trước đây mỗi buổi học trực tuyến, là mẹ phải đi mượn máy cho em học vì mẹ không thể mua được máy tính. Nay được nhận món quà tặng giá trị thế này em rất vui và sẽ cố gắng học để xứng đáng sự quan tâm của mọi người”, Bùi Cẩm Tú xúc động nói.
Tương tự, các trường trung học cơ sở: Đại Kim, Tân Mai, Yên Sở… cũng tích cực hưởng ứng các chương trình “Tiếp sức em đến trường năm 2021″ hay chương trình “Sóng và máy tính cho em” để chung tay cùng toàn xã hội thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.
Theo Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh, với sự vào cuộc đồng bộ của quận và các nhà trường, đến nay, không còn học sinh nào trên địa bàn quận Hoàng Mai vì khó khăn mà không có thiết bị học tập trực tuyến, bước đầu hoàn thành mục tiêu “trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”.
Nhiều trẻ em nghèo không đủ điều kiện học trực tuyến
Giữa đại dịch, niềm vui của các học trò nghèo là nhận được những quan tâm, có sóng và máy tính để thuận tiện học hành.
"Cô ơi, nhà con mất mạng rồi" là cách để Long Nhật xin cô rời buổi học online để nhường điện thoại cho chị Minh Anh. "Có hôm người này được học, có hôm người kia được học" - em Nguyễn Minh Anh - Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ.
Đó cũng là tình trạng của hai anh em Sĩ và Mơ. Các em cũng gặp khó khăn khi học trực tuyến.
Em Nguyễn Tiến Sĩ - Quận Long Biên, Hà Nội - cho hay: "Giờ học của con tầm 45 phút thì con sẽ học 30 phút rồi thoát ra cho em nó học. Nếu bỏ lỡ buổi học thì con sẽ sang nhờ bạn cho mượn sách chép lại".
Chắc hẳn, sẽ có nhiều người hỏi: Tại sao gia đình không mua thêm chiếc điện thoại nữa để đảm bảo việc học cho con. Thế nhưng, cả hai gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn. Hai ông bố, gà trống nuôi con. Một người là lái xe ôm, một người đi nhặt rác kiếm thêm thu nhập. Dịch bệnh khiến họ mất luôn nguồn thu nhập mỗi tháng.
Nhật, Minh Anh, Sĩ và Mơ còn may mắn hơn Vinh. Bố đã mất, bạn nhỏ này sống cùng ông bà nội đã già yếu. Vinh không có điện thoại hay máy tính để học. Không có thiết bị học đã khó, nhưng có thiết bị mà cũng có lúc không biết sử dụng.
Ông Phạm Hùng Anh - Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết: "Thực hiện Chỉ thị, Bộ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình với mục tiêu hỗ trợ và cung cấp máy tính cho các em học sinh ở các vùng khó khăn đang thực hiện giãn cách xã hội".
Khó ở đâu gỡ ở đó, những chương trình quyên góp thiết bị học tập cho các em học sinh nghèo và kèm theo cả người hướng dẫn cũng đã diễn ra. Giữa đại dịch, niềm vui của các học trò nghèo là nhận được những quan tâm, có sóng và máy tính để thuận tiện học hành.
Từ vụ việc học sinh lớp 5 bị điện giật tử vong: Bài học cấp bách về an toàn thiết bị học tập Giữa bộn bề những khó khăn đầu năm học liên quan đến công tác dạy và học trực tuyến thì thông tin về vụ việc học sinh H.H.D, SN 2011, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội bị tai nạn điện giật tử vong tại nhà riêng khiến các nhà quản lý, giáo viên và phụ huynh lặng đi vì thương xót. Bài...