Kinh hãi nhà hàng bán món lẩu nặng mùi phân bò mà vẫn đắt khách
Để cho ra nồi lẩu phân bò không phải đơn giản mà đòi hỏi người chế biến phải hết sức kỳ công và tinh tế.
Khi nhắc tới phân bò có lẽ ai cũng chỉ hình dung ra một thứ chất thải gia súc nặng mùi và mất vệ sinh. Vì vậy chắc chắn sẽ có không ít người phải giật mình khi biết đây lại chính là nguyên liệu làm nên món ăn đặc sản của người dân Đài Châu, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) – món lẩu phân bò. Ở đây, loại lẩu có một không hai này được coi là món thượng hạng và thường chỉ được ăn vào dịp Tết.
Đối với người dân Quý Châu, lẩu phân bò là món ăn thượng hạng chỉ được dùng để thiết đãi khách quý và trong dịp lễ tết lớn.
Được đặt cho cái tên “lẩu phân bò” bởi màu sắc và hương vị “nặng mùi” giống như chất thải gia súc nhưng thực chất nguyên liệu để làm nên món lẩu này lại là dịch dạ dày bò thấm cùng các loại thuốc bắc và hương liệu, tạo nên hương vị độc đáo đặc trưng.
Thức ăn chưa được tiêu hóa hết được lấy ra trong dạ dày bò.
“Phân bò” được dùng trong món ăn này thực chất được gọi là “Ngưu biệt”, là dịch cỏ chưa tiêu hóa hết trong dạ dày của bò, hay chính xác hơn là tiền thân của phân bò. Đầu bếp sẽ chế biến thứ này cùng mật bò và gia vị, sau đó đun sôi rồi thưởng thức như lẩu. Đây là một đặc sản của khu tự trị do tộc người Miêu và người Thống quản lý.
Cỏ chưa được tiêu hóa hết từ dạ dày và ruột non bò.
Tương truyền thời xưa, món lẩu “ngưu biệt” bắt nguồn từ sáng kiến của một người Quý Châu. Người này mắc bệnh về đường ruột, thường xuyên đau bụng, đi ngoài. Ông tìm kiếm danh y khắp bốn phương nhưng đều không có tác dụng. Sau đó, ông thấy bò và dê mạnh khỏe nhờ ăn cỏ, liền đánh liều ăn thử “ngưu biệt”. Thật không ngờ chỉ sau vài lần, bệnh của ông đã khỏi hẳn. Tiếng lành đồn xa, mọi người trong vùng bắt đầu học theo, dần dần hoàn thiện kỹ năng chế biến, gia giảm nguyên liệu và hương liệu. Từ đó trở đi, món lẩu “ngưu biệt” được truyền từ đời này sang đời khác, trở thành đặc sản của vùng đất Quý Châu.
Video đang HOT
Sau đó được vắt lấy nước như thế này.
Trước khi mổ bò, người ta sẽ cho bò ăn no cỏ tươi kèm với thảo dược. Sau khi bò được mổ, những thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong dạy và và ruột của bò sẽ được lấy ra, từ đó vắt lấy thứ chất lỏng đặc sệt. Thường chất dịch từ ruột non sẽ đắng hơn so với từ dạ dày.
Thực tế, thứ nguyên liệu trông giống phân bò này được gọi là bách thảo thang – dịch tiết ra từ thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Khi chế biến, người ta thường cho thêm mật bò cùng gia vị, tất cả bỏ vào nồi, đun sôi vặn nhỏ lửa và thưởng thức. Trong dân gian, thường phải đến ngày Tết người ta dân địa phương mới dám làm món lẩu đặc biệt này cùng người thân sì sụp trong tiết trời lạnh giá ngày đầu năm.
Tuy nhiên chất dịch trên phải được lấy từ những con bò khỏe mạnh và được đun sôi kỹ để đề phòng có bệnh truyền nhiễm cũng như ký sinh trùng độc hại. Chính vì vậy thực khách khi đi ăn “lẩu phân bò” cũng sẽ chọn những nhà hàng có quy mô và tên tuổi để thưởng thức.
Khi chế biến sẽ thêm các gia vị cùng hương liệu thuốc Bắc.
Mùi hương từ nồi lẩu phân bò có vị đắng, khi ăn cũng sẽ có vị thuốc và có chút đăng đắng. Tùy theo khẩu vị của thực khách, có thể gia giảm hương vị trong nồi lẩu nhưng khó có thể làm mất được vị đặc trưng của lẩu phân bò.
Theo người dân địa phương cho biết, cuối nồi lẩu thường có thêm các hương liệu từ vị thuốc đông y như 5 nhúm xương bồ và xuyên khung, như vậy khi ăn sẽ càng thấy thơm. Thông thường những người ăn quen sẽ vừa ăn vừa hụp nước trong nồi, nhưng với người không quen thì rất khó nuốt.
Tùy theo khẩu vị mà mỗi gia đình sẽ có một kiểu chế biến khác nhau, nhưng đều rất cầu kỳ và tốn công từ khâu chọn bò cho đến cách nêm nếm gia vị.
Những người từng may mắn được thưởng thức, món lẩu trước khi nấu quả thực có mùi phân bò, nhưng sau khi được nêm thêm các hương liệu đông y như xương bồ, hoắc hương, xuyên không, món canh này “càng ăn lại càng thấy thơm”.
Vị chủ quán một nhà hàng chuyên phục vụ lẩu phân bò nổi tiếng Quý Châu cho biết, món ăn này không những rất tốt cho dạ dày mà còn có công dụng tiêu nhiệt, kích thích tiêu hóa.
Lẩu phân bò là món ăn khoái khẩu độc đáo của Quý Châu nhưng do những e ngại về vấn đề vệ sinh và cảm quan nên không phải ai cũng “có gan” thưởng thức, nhất là đối với du khách.
Chợ online chung cư đắt khách khi hàng quán đóng cửa
Sau khi TP HCM, Hà Nội ra chỉ thị đóng cửa nhà hàng, quán ăn có quy mô trên 30 người, "chợ online chung cư" sôi động hơn hẳn.
Bán đồ ăn hơn nửa năm nay ở "chợ online chung cư" quận 8 (TP HCM), chị Dương cho biết, tháng nay các loại đồ ăn vặt và thức ăn hàng ngày đắt khách hơn hẳn. Doanh thu của chị tăng gấp 2-3 lần so với trước tết, dao động 500.000-1,5 triệu đồng mỗi ngày.
"Đăng lên chợ online chung cư khá dễ bán, lại không tốn tiền mặt bằng nên giá rẻ hơn bên ngoài tới 20%. Vì bán chủ yếu cho cư dân nên tôi chỉ lấy hàng uy tín, khách đặt một lần là sẽ mua tiếp các đợt sau", chị Dương nói.
Theo chị này, đồ ăn vặt ngoài bánh tráng trộn, dimsum, thì các loại cơm cháy cũng khá đắt khách. Bên cạnh đó, chị còn bán thêm các món đồ khô, thịt heo quê và đồ chế biến đông lạnh nên có ngày mỗi khách đặt mua nửa triệu đồng.
Không bán đồ ăn mà chọn trà sữa, chị Oanh ở khu chung cư này cho biết, đã bán ổn định hơn nửa năm nay, doanh thu tốt hơn hẳn so với trước đây bán ở mặt tiền trung tâm quận Bình Thạnh. Nhờ bán hàng chất lượng, không phải thuê mặt bằng nên mỗi ly trà sữa chỉ dao động 20.000-50.000 đồng (tùy loại). Ngày nào đắt khách chị có thể thu được 2 triệu đồng, còn hôm ít cũng khoảng 800.000 đồng.
"Chợ online của chung cư này có khoảng 8.000 thành viên tham gia, trong đó 4.000 là cư dân trong chung cư. Riêng lượng khách quen của quán lên đến vài trăm người nên mỗi ngày tôi bán 100-200 ly khá dễ dàng. Với những đơn giao xa chung cư, tôi có quy định là từ 5 ly trở lên", chị Oanh nói.
Giao đồ ăn tận cửa nhà khách hàng trong chung cư ở Thanh Xuân (Hà Nội) chiều 30/3.
Tham gia vào hội bán hàng trên "chợ online chung cư" Thủ Đức - nơi có hơn 15.000 thành viên từ cuối năm ngoái (trong đó khoảng 7.000 người là cư dân chung cư và khu liền kề), chị Loan cho biết đang bán các loại chả, nem và giò lụa. Để đáp ứng nhu cầu từng khách hàng, ngoài bán theo kg, chị còn phân thành những hộp nhỏ 40.000-50.000 đồng.
Chị cho hay, gần 3 tuần nay, đơn đặt hàng của cư dân tăng gấp 5 lần trước Tết. Đặc biệt, những ngày gần đây khi có lệnh đóng cửa hàng quán số lượng khách tăng thêm 20% so với tuần trước đó. Vì là thực phẩm chế biến sẵn nên dễ bảo quản, đặc biệt các loại chả là hàng đặc sản nên rất hút khách. Do đó, nay chỉ 2-3 ngày là chị nhập hàng một lần thay vì cả tuần như trước. "Doanh thu bán hàng mỗi ngày bình quân cả triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 400.000 đồng một ngày", chị chia sẻ.
Mẹ và con chị Lan đi giao kim chi cho khách tại một chung cư ở Thủ Đức (TP HCM).
Tương tự, mấy ngày qua, chị Tuyết ở một chung cư tại Thủ Đức cũng cho biết các đơn hàng liên quan đến thịt heo, gà, rau củ quả có nguồn gốc từ quê đã tăng gấp đôi so với trước. Theo chị, do toàn hàng sạch, giá lại phải chăng và quan trọng là ship tận tay cho khách nên hàng bán rất chạy trong mùa dịch.
Hay trường hợp chị Lan, trước chuyên bán hàng sỉ kim chi nhưng do dịch bệnh ế ẩm, nay cũng chuyển qua bán hàng trên "chợ online chung cư" nơi chị ở. "Hôm đắt hàng, tôi phải huy động cả người mẹ và hai con cùng đi giao hàng cho khách trong chung cư mới kịp", chị nói.
Chị Hoa, người dân ở chung cư quận 8 cho biết, trước đây ít khi mua hàng online nhưng nay dịch bệnh lan rộng, chị giảm bớt việc đi ra ngoài và tăng cường tìm mua hàng trên mạng. Được mọi người mời khá lâu nhưng 2 tuần nay chị mới tham gia vào "chợ online chung cư", không ngờ thấy nhộn nhịp và có đủ thứ cần mua.
"Ngày nào tôi cũng đặt đồ ăn sáng cho cả nhà. Ngoài ra, các món ăn vặt cũng được bán cả ngày trên chợ mạng mà không tốn một đồng tiền ship. Nhiều mặt hàng thực phẩm khác thì rẻ hơn khi mua ở bên ngoài", chị Hoa nói.
Theo ban quản trị "chợ online chung cư" ở Thủ Đức, chợ này hoạt động được vài năm nhưng bài đăng nhiều nhất là đầu năm nay. Theo ông, có thể do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khiến mọi người mua sắm online nhiều hơn. Nếu trước đây, đa phần là khách đăng tin giao dịch nhà đất thì nay chủ yếu bán đồ ăn. Mỗi ngày ban quản trị nhận được hàng trăm lượt đăng bài từ đồ ăn tươi sống cho đến làm sẵn. Hay các sản phẩm trái cây, đồ ăn quê cũng được bán nhiều hơn ở đây.
"Chợ này chỉ cư dân mới được rao bán hàng, còn khách ngoài chỉ vào đặt mua chứ ít khi được duyệt bài vì sợ hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc. Các đặc sản quê được khá ưa chuộng, nhiều cư dân đăng lên chỉ trong ngày là hết hàng", ông nói.
Vị này cũng cho biết, để được chấp nhận là thành viên, mọi người phải tuân thủ các quy định như để giá cụ thể, nếu ở trong chung cư phải miễn phí giao hàng. Trường hợp người đăng bán không để giá minh bạch, công khai số điện thoại thì sẽ bị khóa tài khoản (block nick) ngay sau đó. Cũng chính vì được quản lý chặt chẽ nên hoạt động mua bán tại "chợ online chung cư" ngày càng hút khách.
Hồng Châu
Burger hình virus corona giá 85.000 đồng/chiếc đắt khách ở Hà Nội Một nhà hàng ở Hà Nội đã làm ra loại burger với tạo hình mô phỏng virus corona chủng mới. Bánh màu xanh nhẹ từ bột Matcha và lá dứa tự nhiên. Với ý tưởng làm ra một sản phẩm vui tươi trong những ngày cả đất nước đang chống dịch, chủ một chuỗi nhà hàng ở Hà Nội đã cho ra mắt...