Kiêng kỵ trong thai kỳ mẹ bầu phải nhớ
Khi mang thai sẽ có nhiều vấn đề mà các bà mẹ lo lắng, đặc biệt là những bà mẹ mang thai lần đầu.
Thai kỳ là giai đoạn quan trọng mà bà mẹ cần phải lưu ý về sức khỏe, chế độ ăn uống, vận động nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé yêu khi chào đời. Khi mang thai sẽ có nhiều vấn đề mà các bà mẹ lo lắng, đặc biệt là những bà mẹ mang thai lần đầu. Sau đây là một số điều thai phụ cần chú ý:
Chế độ ăn
Trong khi có thai người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường. Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, chủ yếu dựa vào gạo, ngô, mỳ… Các loại khoai củ cũng cung cấp năng lượng nhưng ít chất đạm, do đó chỉ nên ăn trộn, không ăn trừ bữa. Nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất nhiều chất, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê phù. Bữa ăn có chất đạm sẽ giúp cho thai lớn, mẹ đủ sữa. Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa có nhiều chất đạm quý. Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu chất đạm, đó là các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc hạt, vừng. Nên ăn thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc.
Thai phụ không nên uống cà phê, trà đặc. (ảnh minh họa)
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng. ậu tương, lạc, vừng và dầu mỡ còn cung cấp cho cơ thể chất béo, làm bữa ăn ngon miệng, chóng tăng cân và dễ hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Hằng ngày, bữa ăn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh là thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng. Các loại rau phổ biến ở nước ta như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách… có nhiều vitamin. Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài,… cũng rất cần thiết cho bà mẹ, nên cố gắng ăn thêm hằng ngày. Các loại thức ăn nói trên phần lớn có thể dựa vào vườn rau, ao cá và chuồng chăn nuôi ở gia đình (VAC).
Những điều cần kiêng kỵ
Không dùng rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc…Trong thời kỳ có thai, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Không nên ăn kiêng quá mức, nhưng cũng cần chú ý:
Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Vì các chất kích thích, gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn nhiều và liên tục. Theo các nhà nghiên cứu, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở thời kì ốm nghén vì vậy, nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của thai phụ làm có cảm giác khó chịu. Để giảm bớt triệu chứng ốm nghén có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn.
Không nên ăn thực phẩm sống, nấu chưa chín
Thai phụ cần tuyệt đối không ăn các thực phẩm tái chín, gỏi sống sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh và ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vì thế cần thực hiện “ăn chín uống sôi” để bảo vệ cho bản thân và cả thai nhi.
Không ăn quá mặn
Video đang HOT
Thai phụ cần thường xuyên kiểm soát lượng muối trong khẩu phần vì ăn nhiều muối vì dễ gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó lượng muối quá nhiều trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng phù nề ở thai phụ. Chính vì thế các bà mẹ mang thai cần hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của mình để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Các món chứa nhiều muối là thịt kho, cá kho, xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói…
Bên cạnh một số trái cây, đồ uống như rượu bia, đu đủ xanh… còn rất nhiều loại thực phẩm khác thai phụ nên cẩn trọng khi ăn uống cũng như không lạm dụng các loại trà thảo dược không rõ nguồn gốc được quảng cáo là giảm triệu chứng nghén.
Mẹ bầu không nên ăn thịt tái sống. (ảnh minh họa)
Chăm sóc người mẹ
Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nhằm đảm bảo thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai, người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký để được nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà.
Nên thực hiện việc khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng đầu để xác định chắc chắn có thai hay không; lần thứ hai vào ba tháng giữa để xem thai khỏe hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời; lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, thuận hay ngược dự đoán trước cuộc đẻ và ngày sinh. Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên khám một lần.
Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát hiện các yếu tố bất thường như tăng huyết áp, thiếu máu, phù nề và các bệnh tim, gan, thận… Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai.
ể phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa tháng. Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, có thể có hiện tượng “xuống máu chân”, phù nhẹ ở chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối. Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.
Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu, chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng thuốc kháng sinh có thể làm trẻ bị điếc. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết lưu, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải theo chỉ định của thầy thuốc.
Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động quá sức. Vào tháng cuối, người mẹ cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ có sức khỏe tốt, tránh được tai biến khi đẻ.
Theo Sức khỏe và đời sống
11 thói quen cấm kỵ khi mang bầu
Mang giày cao gót, trang điểm hay đi shopping... là những điều mẹ bầu nên tránh bởi chúng tiềm tàng nhiều mối đe dọa sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Ảnh minh họa: Internet
Không phải kiêng gió kiêng nước như xưa nhưng các bà bầu hiện đại ngày nay lại phải biết kiêng cữ trước những mối nguy của cuộc sống hiện đai. Spa, mang giày cao gót, trang điểm hay thậm chí đi shopping cũng là những điều mẹ bầu nên tránh bởi chúng tiềm tàng nhiều mối đe dọa cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
1. Ngâm nước nóng, suối nước nóng
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu ngâm nước nóng quá lâu có thể gây dị tật thai nhi, sẩy thai. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, ngâm nước nóng hay suối nước nóng quá lâu thậm chí còn có thể gây ra sinh non. Ngoài ra, việc ngâm mình lâu trong nước nóng hay những spa, suối nước nóng công cộng có nguồn nước không đảm bảo có thể dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục mẹ bầu. Vì vậy, chị em chỉ nên lựa chọn thời điểm 3 tháng giữa, giai đoạn ổn định mới nên ngâm hay đi spa nước nóng. Ngoài ra, cũng nên lưu ý nhiệt độ và chỉ nên kiểm soát thời gian không quá 15 phút.
2. Tiếp xúc với vật nuôi
Trước đây khi phụ nữ mang thai nuôi mèo, có nhiều lo lắng cho rằng chất toxoplasmosis trong trong cơ thể mẽo có thể trở thành mầm bệnh gây ra sẩy thai hoặc thai chết lưu. Tuy nhiên,các nhà khoa học cho biết nhiễm trùng toxoplasmosis là chủ yếu thông qua tiếp xúc với phân, do vậy miễn là mẹ bầu rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với mèo thì cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên đối với các vật nuôi khác, câu chuyện về dị ứng và ký sinh trùng cũng vẫn khiến nhiều bác sỹ lo lắng. Thêm vào đó việc chăm sóc vật nuôi cũng tốn kém thời gian cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Chính vì vậy, nếu cần thiết, hãy xem xét việc gửi nhờ vật nuôi cho các thành viên gia đình hoặc bạn bè để chăm sóc.
3. Mua sắm, shopping
Đa số phụ nữ đều thích mua sắm, phụ nữ mang thai cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, khi lựa chọn địa điểm mua sắm, mẹ bầu chú ý không nên mua hàng tại những nơi đông đúc, các cửa hàng chật chội, nơi đang diễn ra giảm giá, khuyến mại bởi rất có thể vô tình trong đám đông sẽ có người xô đẩy, vướng chân khiến chị em bị ngã, ảnh hưởng tới thai nhi.
4. Mang giày cao gót và dép
Phụ nữ mang thai nên chọn giày đế bằng, chất liệu tốt để đi. Chênh vênh trên một đôi ngày cao gót sẽ khiến toàn bộ cơ thể nặng nề bị dồn vào phía mũi chân, rất dễ khiến mất thăng bằng dẫn đến tai nạn và đơn giản dễ gặp hơn là đau lưng thai kỳ . Thậm chí ngay cả với dép lê, mẹ bầu cũng nên chọn dép có quai, như vậy bàn chân đi sẽ chắc chắn hơn nhiều. Trong nhiều trường hợp cần đi giày cao gót, mẹ nên lưu ý chọn giày đế đặc, độ cao không quá 5 cm
5. Bế trẻ em & di chuyển các vật nặng
Phụ nữ mang thai mang vác nặng hoặc bé trẻ em, có thể gây ra lực quá mức lên bụng và gây ra các cơn co thắt tử cung. Thậm chí khi bế em bé,đôi khi trẻ nghịch ngợm, quẫy mạnh còn có thể đạp chân vào bụng bầu, gây nguy cho thai nhi.
6. Sử dụng tinh dầu
Chưa có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy phụ nữ sử dụng tinh dầu trong thai kỳ có thể gây ung thư hoặc dị dạng bào thai. Đây vẫn là một chủ đề đang được tranh cãi. Vậy nhưng, đã có nhiều trường hợp cho thấy phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với các lớp học vẽ tranh sơn dầu hay bị hen suyễn, dị ứng da và ngộ độc khí carbon monoxide. Chính vì vậy, tốt nhất khi mang bầu, chị nên nên tránh ở lâu trong môi trường nhiều mùi hương hóa học.
7. Sử dụng chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa hóa học chủ yếu là các sản phẩm như nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, bột giặt, thuốc tẩy... có sẵn với độc tính.Nếu sử dụng không đúng cách, có thể gây tiếp xúc da mẩn đỏ, đau hoặc có triệu chứng khó thở về đường hô hấp. Tiếp xúc thời gian dài có thể làm tổn thương gan và hệ thống miễn dịch. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên đeo găng tay chất tẩy rửa và giữ cho môi trường thông thoáng. Không pha trộn các loại khác nhau của bất kỳ chất tẩy rửa, chẳng hạn như axit clohydric cộng với thuốc tẩy và chất tẩy rửa khác, sẽ tạo ra khí clo độc hại.
8. Máy móc gia dụng điện
Không có bằng chứng cụ thể cho thấy các thiết bị điện từ có hại cho sức khỏe con người, vì vậy mẹ bầu không cần quá căng thẳng. Tuy nhiên khuyến cáo chị em sử dụng lò vi sóng, bếp, tủ lạnh, máy giặt và các thiết bị khác, cần thiết phải duy trì khoảng cách 50 cm trở lên, ngoài ra, khi vận hành lò vi sóng không nên nhìn sát để gây tổn thương cho mắt.
9. Phòng tắm trơn trượt
Phụ nữ mang thai cần phải cẩn thận để tránh bị tai nạn trượt chân trong phòng tắm ẩm ướt, do đó, chị em tốt nhất nên giữ cho sàn phòng tắm khô ráo và bổ sung một số thảm chống trượt. Nếu cần bước ra/vào bồn tắm, chị em đừng quên nắm lây một tay cầm cố định.
10. Nhuộm tóc
Các hóa chất dùng để nhuộm tóc có thể gây hại cho sức khỏe con người nói chung và thai phụ nói riêng. Các bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên nhuộm tóc nhất là trong quý đầu của thai kỳ.
Nếu không thật sự cần thiết, tốt nhất bạn nên tạm hoãn các họat động làm đẹp trong thời gian mang thai.
11 Lên xuống cầu thang
Leo cầu thang liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tụt bụng, sinh non khi mang bầu. Mặt khác, cơ thể nặng nề, bị chắn tầm nhìn phía trước bởi bụng bầu càng dễ khiến mẹ bầu dễ ngã, tai nạn khi leo cầu thang. Phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ tay cầm khi lên và xuống cầu thang, tránh nghe điện thoại trong khi đi bộ cầu thang để giảm thiểu nguy cơ va vấp xảy ra.
Theo Eva
Rau quả 'vàng' cho mỗi quý thai kỳ Ba tháng đầu mẹ đừng quên bổ sung chuối, rau bina, hạnh nhân... để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. 9 tháng mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc ăn uống đối với người phụ nữ. Giai đoạn này không chỉ quan trọng là bạn ăn những gì mà còn phải chú ý đến dưỡng chất...