Kiểm tra nhà khách thuê, gia chủ phát hiện cảnh tượng “sởn da gà” dưới tấm đệm: Giải quyết như thế nào?
Tình trạng của tấm đệm khiến gia chủ phải cầu cứu cư dân mạng: “Phải làm thế nào để giải quyết đây?”
Đã rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” mà những vị khách thuê nhà gây ra cho chủ nhà. Và câu chuyện dưới đây là một ví dụ, được tài khoản có tên L.L chia sẻ trên diễn đàn về dọn dẹp nhà cửa. Cụ thể, trong bài viết của mình, chủ tài khoản L.L viết: “Em cho khách thuê thuê nhà mà giờ lật ga gối lên kiểm tra đệm thì thấy toàn máu khô. Mọi người cho em xin bí kíp làm sạch đệm với ạ”.
Đi kèm với dòng trạng thái, người này đính kèm một hình ảnh tấm nệm với vết máu khô lớn. Dù đã chú thích là ảnh minh hoạ, nhưng có lẽ tình trạng thật sự của tấm đệm của gia chủ cũng khá tương tự.
Câu chuyện được gia chủ chia sẻ trên một diễn đàn và xin ý kiến của mọi người về phương án giải quyết (Ảnh Group FB Nghiện sạch)
Trường hợp máu khô dính trên các loại chăn, gối, ga giường hay đệm vốn không phải là hiếm trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, nếu vết máu khô xuất hiện có kích thước lớn và có dấu hiệu đã lâu ngày, việc xử lý sẽ gây mất nhiều thời gian và công sức hơn.
Xử lý vết máu khô trên đệm như thế nào?
Theo các đơn vị sản xuất và cung cấp đệm, hay các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm, việc xử lý vết máu khô lâu ngày trên bề mặt chăn, gối, ga giường cũng không quá khó khăn. Điều quan trọng nhất đó là gia chủ cần xử lý triệt để, bởi vết máu khô không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khu vực giường ngủ mà lâu ngày còn gây ra mùi hôi, tanh khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Có nhiều nguyên liệu có thể giải quyết vết máu khô, song theo những người đã có kinh nghiệm, xử lý bằng oxy già là đem lại hiệu quả tốt nhất. Oxy già có tên khoa học là Hydrogen peroxid – một loại dung dịch thường được dùng để sát khuẩn và có thể dễ dàng mua được ở các nhà thuốc. Ứng dụng thường thấy của oxy già là để sát khuẩn vết thương, tuy nhiên theo The Spruce, dung dịch cũng đem lại hiệu quả trong việc tẩy các vết bẩn trên vải hay chăm sóc nhà cửa khác.
Video đang HOT
Vết máu khô xuất hiện trên chăn, ga, gối hay nệm không phải là trường hợp hiếm gặp (Ảnh minh họa)
Và dung dịch oxy già có thể giải quyết được vấn đề này (Ảnh minh họa)
Với tính sát khuẩn cao, người dùng chỉ cần đổ trực tiếp một lượng oxy già nhất định lên vết bẩn – ở đây là vết máu khô. Lượng oxy già cần tương ứng với kích thước của vết bẩn, bao phủ hết phần máu dính trên chăn, ga, gối hay đệm. Sau đó, hãy để ngâm trong khoảng 20 – 30 phút. Với tác động từ oxy già, vết bẩn sẽ nhanh chóng được mềm ra. Cuối cùng người dùng dùng khăn giấy hoặc khăn vải mềm lau vết oxy già, dùng một lần nước sạch nữa lau lại là được.
Bên cạnh oxy già, còn có baking soda cũng có thể loại bỏ vết bẩn như máu khô trên bề mặt vải. Với cách làm tương tự nhưng baking soda sẽ không hiệu quả bằng oxy già. Theo Cleanpedia – chuyên trang của Unilever, một số nguyên liệu khác có thể xử lý vết máu khô trên đệm, vải, có thể kể tới như giấm, xà phòng hay các chất tẩy rửa chuyên dụng khác.Với giấm, hãy để thấm trên tấm đệm qua đêm, sau đó dùng bàn chảy để cọ xát vết bẩn. Còn sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa thì hoà dung dịch với nước rồi áp lên vùng đệm bị dính bẩn, tiếp tục dùng bàn chải chà xát. Cuối cùng là dùng khăn ẩm, mềm lau lại vị trí đó.
Có thể dùng baking soda hoặc các chất tẩy rửa để làm sạch vết máu khô trên đệm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, chuyên trang này cũng chỉ ra, khi vệ sinh đệm hay ga trải giường bị dính vết bẩn như máu khô, người dùng tuyệt đối không nên sử dụng nước nóng. Nước nóng không giúp việc xử lý vết bẩn tốt hơn mà còn khiến chúng bám chặt vào vải hơn.
Để vệ sinh tấm ga, đệm đã bị dính vết máu khô một cách triệt để nhất, sau khi tự xử lý tại nhà, gia chủ vẫn nên nhờ tới sự giúp đỡ của các đơn vị giặt đệm chuyên nghiệp. Có như vậy, tấm đệm mới được vệ sinh sâu từ trong ra ngoài.
Nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề, hay kích thước của vết máu khô quá lớn, hãy nhờ tới cả sự hỗ trợ của các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp (Ảnh minh họa)
Gọi ly đồ uống có tên lạ "1890" ở khách sạn, nữ du khách hoảng hồn nhận hóa đơn và cái kết "sợ đến già"
Câu chuyện về giá cả các dịch vụ và đồ ăn, thức uống khi đi du lịch dường như không còn mới nữa, nhưng câu chuyện này vẫn thu hút được sự chú ý, có lẽ vì những tình tiết đặc biệt.
Theo tờ The Independent, sự việc xảy ra vào dịp đầu năm mới nhưng mãi tận gần đây, người phụ nữ tên Lynsey mới chia sẻ câu chuyện lên tài khoản mạng xã hội TikTok và lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người. Bằng chứng là đến nay, sau 3 ngày, video thu hút hơn 1,8 triệu lượt xem, 91.000 lượt thích và 1.200 lượt bình luận.
Theo đó, Lynsey cùng gia đình đi du lịch vào dịp đầu năm mới. Sau khi đi chơi và trở về khách sạn ở London (tên khách sạn không được tiết lộ), Lynsey cảm thấy "hơi say" và quyết định gọi một ly cocktail tên là "1890".
Lynsey đã rơi vào tình huống oái oăm khi gọi ly đồ uống có cái tên "lạ".
"Tôi nghĩ giá của nó chỉ khoảng 18.90 bảng Anh (tương đương 568.000 VNĐ)", Lynsey nói. Nhưng hóa ra, con số 1890 không phải là tên gọi của loại đồ uống này, nó cũng không phải có giá 18.90 bảng Anh như Lynsey tưởng mà là 1.890 bảng Anh (tương đương hơn 56 triệu VNĐ).
Trả lời một bình luận của người theo dõi về chuyện gì xảy ra tiếp theo, Lynsey đã tải lên một video khác, trong đó cô nói rằng khi phát hiện ra ly cocktail có giá gần 2.000 bảng Anh, cô đã cho chồng xem biên lai. Anh chỉ "rời khỏi quầy bar của khách sạn và cười".
Lynsey kể tiếp: "Tôi đã nói với người đàn ông đứng sau quầy bar rằng 'Tôi xin lỗi, tôi không biết giá của ly cocktail là 1.890 bảng'. Anh ta gọi quản lý của mình đến. Người quản lý rất nhẹ nhàng và lịch thiệp, anh ấy nói với tôi rằng 'Không sao đâu, đừng lo lắng về điều đó, hãy lên phòng của quý khách, tận hưởng thời gian còn lại của chuyến du lịch và chúng tôi sẽ giải quyết việc này sau'.
Đây là đêm đầu tiên trong 5 đêm chúng tôi nghỉ tại khách sạn này. Nếu họ yêu cầu tôi trả gần 2.000 bảng Anh cho ly cocktail ấy, tôi sẽ lên cơn đau tim thực sự. Sau đó, tôi tránh quầy bar ấy như tránh dịch bệnh".
Ảnh minh họa.
Sau đó, trong đêm giao thừa, Lynsey và chị gái quay trở lại quầy bar. Họ nhìn thấy người quản lý.
Lynsey nói với anh ta: "Tôi vô cùng xin lỗi, đó thực sự là một sự nhầm lẫn". Lynsey hỏi chuyện gì đã xảy ra với người pha chế rượu của quầy bar vì anh ta trông có vẻ lo lắng. Người quản lý nói: "Tôi đã sa thải cậu ấy".
Lynsey bật khóc. Cô nói: "Sự việc xảy ra hôm đó không đáng để cậu ấy bị mất việc, tôi sẽ trả 2.000 bảng Anh". Đáp lại, người quản lý bảo Lynsey "bình tĩnh", nói thêm rằng anh ta chỉ nói đùa chút thôi. Người pha chế rượu vẫn tiếp tục làm việc nhưng được đào tạo thêm.
Ảnh minh họa.
Lynsey nói thêm: "Cậu ấy cần được yêu cầu đảm bảo rằng mọi khách hàng vào quầy đều biết rõ giá của ly cocktail là 1.890 bảng Anh".
Cô kết luận câu chuyện của mình bằng một thông tin vui: "Sau đó, chúng tôi đã ngồi xuống với người quản lý và thưởng thức đồ uống với anh ấy và cả gia đình anh ấy nữa, và đó thực sự là một khoảnh khắc năm mới tuyệt vời".
"Nhưng kể từ bây giờ tôi sẽ luôn kiểm tra giá cocktail dù ở bất kỳ đâu", cô nhấn mạnh.
Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao Để các em biết con chữ, những thầy giáo, cô giáo phải 'mang lớp' về tận thôn, bản. Dù nghèo khó bủa vây, sống giữa rừng núi heo hút ở miền Tây xứ Nghệ, các giáo viên vẫn một lòng bám lớp, bám bản ngày ngày âm thầm 'lái đò đưa tri thức về bản làng'. Ở các huyện miền núi cao Tương...