Không thể bỏ qua top 7 món ngon “gây bão” MXH tuần qua
Cùng điểm danh các món ngon ghi điểm trong tuần qua nhé!
1. Có công thức làm bánh mì bơ sữa nhân mứt dâu này đảm bảo thành công ngay từ lần đầu tiên – 974 lượt yêu thích, 271 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Huỳnh Phương Trang
Group: Món ngon nhà làm (Savoury Days Family)
Bánh mì bơ sữa nhân mứt dâu là món bánh ngọt thích hợp dùng cho bữa sáng hay bữa xế chiều. Khi cắn từng miếng bánh bạn sẽ cảm nhận ngay được độ xốp mềm của bánh với vị ngọt thơm của sữa, trong khi đó phần nhân lại chua chua vừa phải của dâu càng làm cho món bánh thêm hấp dẫn.
Công thức làm bánh mì bơ sữa nhân dâu như sau:
A. PHẦN BÁNH MÌ:
1. Nguyên liệu:
- Bột mì đa dụng (bột số 11): 300gr
- Men ngọt: 5gr
- Phụ gia ngọt: 5gr
- Đường: 30gr
- Muối: 2gr
- Sữa bột: 20gr
- Trứng: 30gr hoặc 1 quả trứng gà ta (để lạnh)
- Sữa tươi không đường: 75gr (để lạnh)
- Nước lọc đá nhuyễn: 75gr (để lạnh)
- Bơ lạt: 50gr (để mềm ở nhiệt độ phòng)
- Nhân mứt tùy sở thích, ở đây mình dùng mứt dâu
- Hỗn hợp quét mặt: 1 lòng đỏ trứng gà 10ml sữa tươi không đường
2. Cách làm:
Bước 1: Trộn bột
- Lấy 1 âu lớn rồi cho theo thứ tự bột mì, men, phụ gia, đường, sữa bột và muối, sau đó trộn đều tất cả. Lưu ý: Không để men tiếp xúc trực tiếp với các nguyên liệu khác ngoài bột để không ảnh hưởng đến “ sức khỏe” của men. Các bạn nên cho bột mì vào trước, sau đó cho men vào và dùng bột lấp men lại ngay lập tức. Tiếp đến cho phụ gia, đường, muối và sữa bột vào một góc cách xa men và cũng lấy bột lấp lên, rồi mới dùng spatula trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
- Tiếp đến cho trứng, sữa tươi không đường, nước đá vào rồi đánh đều. Sau đó đổ hỗn hợp trứng sữa này vào hỗn hợp bột ở trên, trộn sơ bột rồi cho vào máy nhồi.
Bước 2: Nhồi bột
- Mở máy tốc độ thấp nhồi trong vòng 5 phút hoặc đến khi bột quyện thành khối. Tiếp đến cho bơ vào nhồi tiếp 10 phút nữa hoặc đến khi bột mịn, không dính tay và có thể kéo màng. Tổng thời gian nhồi bột khoảng 15 phút. Nhồi bột xong thì lấy màng bọc thực phẩm gói cục bột lại, cho vào ngăn đá 30 phút rồi bắt đầu tạo hình. Lưu ý: Nếu bạn nào nhồi bột bằng máy làm bánh mì chuyên dụng thì ta cho hỗn hợp nguyên liệu lỏng (trứng, sữa, nước) vào trước, sau đó cho tiếp hỗn hợp nguyên liệu khô (bột mì, bột sữa, men, phụ gia, muối) và bơ vào luôn rồi bật máy chế độ nhồi bột cơ bản là xong, không cần phải cho theo thứ tự như nhồi bằng máy đa năng.
Bước 3: Tạo hình
- Chia bột thành các viên bột có trọng lượng 50gr, vê tròn từng viên rồi bắt đầu tạo hình. Lưu ý: Bột luôn cần được nghỉ (ít nhất 10 phút) sau mỗi lần bị nhào nặn, phải để bột nghỉ đủ thời gian thì khi tạo hình bột mới không bị co lại, vậy nên viên bột nào được vê trước thì lấy tạo hình trước là đẹp.
Bước 4: Ủ bột
- Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín khay bột lại rồi ủ từ 1.5 – 2 giờ hoặc đến khi thấy bột nở gấp đôi thì quét trứng lên bề mặt rồi đem nướng.
Bước 5: Nướng bánh
- Đặt khay bột ở rãnh giữa, nướng nhiệt 185 độ, trong khoảng 12 – 13 phút hoặc đến khi thấy bánh chín vàng, tuyệt đối không nướng quá 13 phút vì nướng lâu sẽ làm bánh bị khô.
Bước 6: Bảo quản bánh
- Bánh nướng xong để nguội rồi ăn liền là ngon nhất. Nếu ăn không hết thì dùng màng bọc thực phẩm bọc đĩa bánh lại cho kín gió để giữ bánh luôn mềm. – Bánh bảo quản 18 tiếng ở nhiệt độ phòng và 3 ngày trong tủ lạnh (lúc ăn quay lò vi sóng 30 giây bánh sẽ mềm ngon như mới ra lò).
2. Hồng treo gió có gì đặc biệt mà khiến hội chị em say mê mỗi độ thu về? – 1000 lượt yêu thích, 99 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Van Anh
Group: Khỏi vắt óc nghĩ món ăn mỗi ngày
Món hồng treo gió với đặc trưng ngọt lịm, dẻo, thơm, lạ miệng là món ăn được chiều chị em ưa thích và muốn tự tay làm mỗi khi thu về.
Video đang HOT
Cách làm hồng treo gió khá đơn giản như sau:
- Mua hồng ngâm quả bé của Lạng Sơn (loại ăn ngay được bán sẵn ở chợ, chọn quả bé cho nhanh ra thành phẩm) về gọt vỏ, giữ lại phần núm và cuống để còn buộc treo.
- Ngâm hồng với rượu trắng trong khoảng 15 phút. – Buộc treo hồng ngay cửa chớp có gió. Sau 4 ngày chẵn mình thấy nó héo quá nên đeo găng tay “mát xa xoa bóp”.
- Ngày thứ 5 mình nếm thử thì thấy rất ngon và ngọt, nhưng hồng vẫn hơi ướt, bạn có thể chờ thêm khoảng 2 ngày nữa là được nhé!
3. Công thức làm bánh bông lan phô mai Đài Loan “chuẩn không cần chỉnh” – 904 lượt yêu thích, 286 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Mắt Tròn Xoe
Group: Phố bánh & Dụng cụ làm bánh
Bánh bông lan phô mai Đài Loan có vị béo, mềm, mịn lại thêm vị mặn và ngọt, thơm ngậy, chỉ nhìn thôi đã thấy thèm, đảm bảo ăn là ghiền.
Công thức làm loại bánh này như sau:
Phần A:
-10 lòng đỏ trứng gà
-100g sữa tươi không đường
-100g dầu ăn
- 30g sữa đặc Ông Thọ
- 30g hương sữa (giúp bánh rất thơm và béo)
Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau sau đó rây lại. Thêm 200g bột mì (số 11 hoặc số 8) vào hỗn hợp trên, dùng phới lồng khuấy đều tới khi mịn mượt.
Phần B:
- 10 lòng trắng trứng gà
- 1 ít muối
- 190g đường (theo cảm nhận của mình là vị rất vừa, ăn kèm phô mai mặn mặn ngon, ai ăn ngọt hơn thì tăng đường lên thành 200g nhé)
Đánh máy lòng trắng và muối tốc độ vừa cho nổi bọt sau đó tăng tốc mức trung bình rồi cho đường vào từ từ đến khi hết đường thì tăng tốc độ cao nhất đánh đến khi lòng trắng bông dẻo và bóng mượt có chóp cong.
Lấy 1/3 Phần B trộn vào Phần A cho hỗn hợp loãng ra và quyện đều vào nhau. Sau đó đổ toàn bộ Phần B còn lại vào Phần A.
Rửa tay thật sạch, trộn bằng 5 ngón tay của mình, nhẹ nhàng dứt khoát. Trộn từ dưới lên trên cho tới khi thấy Phần A và Phần B hoà quyện mịn mượt. Bước trộn này rất quan trọng, trộn bằng tay giúp hạn chế bể bọt khí nhất và đều nhất. Thông thường làm bánh bông lan thì phương pháp trộn tay sẽ ra thành phẩm bánh nở xốp và cao hơn bình thường.
Chuẩn bị khuôn lót giấy nến và đổ bột vào khuôn. Tuỳ ý thích xếp 1 hay 2 lớp phô mai để bạn căn chỉnh lượng bột giữa các lớp cho phù hợp. Cuối cùng rắc phô mai lên mặt bánh, thả nhẹ khay rơi xuống cho bọt khí vỡ và mang đi nướng.
Bạn nướng bánh ở rãnh thứ 2 với nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 50 phút. Trong thời gian nướng canh lò thấy lớp phô mai trên mặt bánh vàng thì bạn lấy giấy bạc che mặt bánh lại (mở cửa lò làm thật nhanh và đóng cửa lò lại để tránh cho bánh bị xẹp).
Xiên tăm thấy bánh không dính tăm là đạt. Đừng lẫn với phô mai dính tăm nhé bạn vì phô mai chảy ra khi xiên tăm sẽ bị dính vào tăm đấy!
4. Bỏ túi ngay tuyệt chiêu cho nồi nước hầm xương ngon đúng điệu – 743 lượt yêu thích
Facebook tác giả: Lê Thị Ngọc Trân
Group: Chuyện của bếp
Để có một nồi nước hầm xương đúng tiêu chí “ngon từ thịt, ngọt từ xương” thì bạn hãy bỏ túi ngay những bí quyết sau đây nhé!
Cách hầm xương lấy nước dùng trong và ngọt như sau:
- Sơ chế xương trước khi hầm: Chọn xương tươi ngon, rửa sạch và chần qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn. Nên luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến cho nước dùng không được thơm ngon.
- Sau khi chần thì rửa xương bằng nước nóng trước, sau đó rửa lại bằng nước nguội.
- Dùng nước lạnh hầm xương để xương có thể tiết ra được tối đa chất ngọt trong khi nấu.
- Nước đun xương phải ngập xương.
- Đun nồi nước xương sôi bùng lên rồi hạ lửa đun liu riu. Trong quá trình đun không đậy vung vì việc đậy nắp sẽ làm nước xương bị đục. Chú ý để lửa thật nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nước xương được trong.
- Cho vào nồi nước xương một vài củ hành tím đã nướng chín cũng có tác dụng làm nồi nước xương trong và thơm ngon hơn.
- Nếu muốn nước dùng có vị ngọt đậm đà, bạn hãy cho hành tây, củ cải trắng, cà rốt vào hầm cùng. Đây đều là những loại rau củ chứa chất ngọt tự nhiên, rất thích hợp để nấu nước dùng. Chú ý hầm xương xong mới cho củ quả vào nhé! – Khi nấu nước dùng, bạn tuyệt đối không nêm nước mắm và bột ngọt vì chúng sẽ làm nồi nước có vị chua và không ngon, cũng không nêm hạt nêm bởi hạt nêm sẽ làm nước dùng bị đục, thay vào đó hãy dùng muối trắng hay muối hột.
- Chú ý không hầm xương quá thời gian sẽ khiến nước dùng bị đục và có vị chua. Với xương heo chỉ hầm khoảng 3 – 4 giờ, xương bò hầm 5 – 8 giờ, hải sản không ninh quá 45 phút.
- Cho vào nồi nước xương vài viên đường phèn sẽ làm nồi nước dùng ngọt thanh hơn rất nhiều không cần phải sử dụng bột ngọt. Bỏ thêm một ít rễ cây rau mùi vào nước xương sẽ thơm ngon và có mùi vị rất đặc biệt.
Cách xử lý nồi nước dùng không may bị đục:
- Dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
- Lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
5. Sảng khoái đã khát với nước tắc xí muội – 669 lượt yêu thích
Facebook tác giả: Ngô Tuyết Phượng
Group: Hội nấu ăn vì đam mê
Nước tắc xí muội là loại nước giải khát được khá nhiều người ưa chuộng. Không chỉ thanh nhiệt mà nó còn có lợi cho người mắc chứng cao huyết áp, đồng thời cung cấp vitamin B11, A, C, B1 cùng nhiều chất có lợi khác, hương vị rất hấp dẫn bạn hãy làm cho cả nhà thưởng thức nhé!
Công thức làm nước tắc xí muội như sau:
Nguyên liệu:
1kg tắc (quất)
800g – 1kg đường phèn
Mật ong
Muối
Cách làm:
Chọn quả tắc (quất) có nhiều nước, vỏ màu hơi vàng.
Rửa sạch tắc (quất) với muối. Cắt đôi quả tắc (quất) vắt lấy nước, bỏ hạt và giữ lại phần vỏ.
Đổ đường phèn vào nước tắc (quất) ngâm cho đường tan. Vỏ tắc (quất) cắt nhỏ, bóp với muối rồi rửa lại với nước, vắt ráo.
Cho nước tắc với đường phèn lên bếp nấu ít phút, đổ vỏ tắc vào nấu cùng ở lửa nhỏ, thêm 2 – 3 thìa cà phê muối. Khuấy đều tay để không bị cháy đáy nồi, khi hỗn hợp sánh lại thì cho 2 – 4 thìa canh mật ong vào nấu thêm trong vài phút rồi tắt bếp. Để thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản kín dùng dần.
Khi uống, bạn chỉ cần múc 1 ít nước cốt tắc xí muội ra cốc, thêm nước ấm, đá vào là có thể thưởng thức được.
6. Trổ tài làm pizza ức gà bằng chảo thơm ngon khó cưỡng – 614 lượt yêu thích
Facebook tác giả: Thao Nguyen
Group: Healthy life with Hana Giang Anh
Với công thức đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm, bạn có thể tự tay vào bếp làm một chiếc pizza ức gà bằng chảo thơm ngon để cả nhà cùng thưởng thức. Điểm đặc biệt là chiếc bánh này chỉ khoảng 400 calories thôi đấy nên không lo sợ mập nha!
Công thức làm pizza ức gà bằng chảo như sau:
Nguyên liệu cho 1 pizza 18cm:
- Chảo chống dính
- 200gr súp lơ trắng
- 40gr yến mạch
- 1 lòng đỏ trứng
- Xốt cà chua
- Topping: 20gr thịt gà, các loại đỗ, cà chua bi, nấm…
- Mozzarella cheese: 30gr
- Gia vị: muối, tiêu
Cách làm:
Đế bánh:
Ngâm yến mạch trong nước nóng cho nở. Đổ nước xâm xấp yến mạch để không bị dư nước.
Xay súp lơ, vì chỗ mình không có súp lơ trắng tươi nên mình dùng súp lơ đông lạnh, do vậy sau khi xay phải chắt bớt nước đi. Mình không rõ súp lơ tươi có phải chắt nước không, nhưng để nướng cho nhanh thì không nên để đế bánh quá ướt.
Trộn muối, lòng đỏ trứng vào hỗn hợp gồm yến mạch đã nở và súp lơ nhuyễn. Nếu hỗn hợp súp lơ và yến mạch quá ướt thì các bạn phải chắt nước đi nhé!
Làm nóng chảo, dàn đều đế bánh lên chảo, đun trong lửa nhỏ. Khi mặt trên của đế khô lại, thì dùng đĩa thủy tinh hoặc đĩa sứ úp lên chảo, rồi lật ngược lại và nướng mặt còn lại. Độ vàng của bánh tùy thuộc thời gian các bạn nướng. Phần đế bánh này có mùi không hấp dẫn lắm, có thể do súp lơ cấp đông nên mùi như vậy, hoặc mùi rau củ nướng chảo sẽ như vậy.
Xốt cà chua: Tách vỏ cà chua, lọc lấy thịt, xay nhuyễn. Đảo cà chua trên chảo cho đến khi hỗn hợp sệt lại, các bạn có thể thêm gia vị, hành tây băm nhỏ… cho chuẩn vị xốt của pizza.
Trang trí:
Các bạn làm theo trình tự như sau: Đế pizza, 1 lớp xốt cà chua, 1 lớp phô mai, 1 lớp các loại nhân, 1 lớp phô mai. Nướng chảo trong lửa nhỏ đến khi phô mai chảy ra là có thể thưởng thức.
Lưu ý: Các phần nhân đã được hấp chín. Riêng gà thì mình xé nhỏ, xào cùng tiêu, muối, ớt và nấm. Nên dùng cheese dạng bột hoặc sợi siêu nhỏ để dàn đều trên bánh. Bạn cũng có thẻ thêm các loại nhân tùy ý nhé!
7. Ngắm những món ăn “vì yêu mà nấu” mà mẹ chuẩn bị cho con đẹp xuất sắc – 579 lượt yêu thích, 22 lượt chia sẻ
Facebook tác giả: Nguyet Nhox
Group: Món ngon nhà làm (Savoury Days Family)
Món ăn phụ cho bé không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng cho trẻ. Mẹ hãy tham khảo thêm những món ăn phụ siêu “cute” như: thạch dâu, bánh khoai đậu đỏ, bánh bí đỏ nhân phô mai, rau câu rừng nguyên sinh, pudding bơ… mà tác giả Nguyet Nhox chia sẻ để có thêm gợi ý và đam mê nấu nướng cho bé yêu nhé!
Những món ăn này hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày cho bé, chắc chắn những bé khó tính và kén ăn nhất cũng sẽ hào hứng và muốn ăn nhiều hơn đấy!
Theo Helino
Bánh táo caramel lật ngược ngọt ngào cho ngày mưa đông
Trong những ngày thời tiết lạnh giá, có một cốc cà phê và một miếng bánh táo thì đúng là còn gì bằng? Món bánh thơm lừng mùi caramel ngầy ngậy và hương táo thanh mát chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn cho mà xem. Cùng amthuc365 chế biến bánh táo lật ngược siêu đơn giản này thôi nào.
Khẩu phần: 5 người
Chuẩn bị: 10 phút
Thực hiện: 40 phút
Thành phần
185 gram Bột
65 gram Đường
1 thìa cà phê Bột nở
2 quả Trứng
80 ml Dầu
80 ml Sữa
1 thìa cà phê Vani
2 thìa canh Bơ
225 ml Sốt caramel
3 quả Táo xanh
Hướng dẫn
Bỏ vỏ táo, gọt thành từng lát mỏng.
Trộn bột, đường, bột nở, trứng, dầu, sữa và vani vào một chiếc bát to cho đến khi hỗn hợp mịn. Để riêng ra một bên.
Bắc một nồi nhỏ lên bếp, để lửa vừa rồi cho bơ vào nấu chảy. Thêm sốt caramel rồi khuấy cho đến khi hỗn hợp sôi lên. Đổ hỗn hợp vào khay nướng tròn.
Làm nóng lò nướng đến 350 độ F (180 độ C).
Xếp táo lên trên lớp caramel theo vòng tròn cho đến khi kín bề mặt khay nướng.
Đổ hỗn hợp bột vừa trộn lên trên lớp táo, hồi dàn bột sao cho phủ kín táo. Cho vào lò nướng trong 25 phút, sau đó để nguội đến khi đáy khay còn hơi ấm.
Úp một chiếc đĩa to lên trên khay nướng, rồi lật ngược lại thật nhanh. Vỗ nhẹ vào khay nướng để gỡ bánh ra, rồi nhấc khay lên. Vậy là món bánh táo lật ngược của bạn đã hoàn thành rồi.
Theo amthuc365
Zebra cake bánh bông lan ngựa vằn Bánh chín lấy ra khỏi lò để nguội tầm 7 phút rồi lấy ra khỏi khuôn lột phần giấy ra thưởng thức với ly cacao nóng thì tuyệt vời luôn ạ Nguyên liệu - 75g bột mỳ - 25g bột ngô - 20g bột cacao (nếu sợ đắng có thể giảm bớt) - 60g đường - 5 quả trứng tách lòng đỏ lòng...