Không quân Mỹ sa thải hàng chục quân nhân vì không tiêm vaccine COVID-19
Không quân Mỹ đã công bố quyết định sa thải 27 người vì từ chối tiêm vaccine COVID-19.
Đây được cho là những thành viên đầu tiên của lực lượng này bị sa thải vì không tuân thủ lệnh tiêm chủng.
Nhiều quân nhân Mỹ đã bị sa thải vì không tuân thủ lệnh tiêm vaccine COVID-19 bắt buộc. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Không quân Mỹ đã ra thời hạn đến ngày 2/11 các thành viên của lực lượng phải tiêm vaccine COVID-19, nhưng hàng nghìn người đã từ chối hoặc tìm cách được miễn trừ.
Phát ngôn viên Không quân Mỹ Ann Stefanek hôm 13/12 cho biết đây là những thành viên Không lực đầu tiên bị sa thải vì những lý do liên quan đến vaccine. Bà Stefanek cho biết tất cả những người này đều đang trong đợt nhập ngũ đầu tiên nên đều là những quân nhân trẻ, cấp bậc thấp.
Mặc dù Không quân không tiết lộ chế độ nào mà những thành viên được hưởng, một dự luật đang trình lên Quốc hội cho phép binh sĩ trong các trường hợp từ chối tiêm vaccine sẽ được chế độ giải ngũ danh dự hoặc giải ngũ chung hưởng các điều kiện danh dự.
Video đang HOT
Đầu năm nay, Lầu năm góc đã yêu cầu tất cả các thành viên quân đội bắt buộc tiêm vaccine COVID-19, bao gồm các lực lượng tại ngũ, Vệ binh Quốc gia và Lực lượng Dự bị. Mỗi lực lượng có thời hạn và thủ tục riêng cho yêu cầu này, trong đó Không quân yêu cầu thời hạn hoàn thành tiêm sớm nhất.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết vaccine COVID-19 vô cùng quan trọng trong duy trì sức khỏe của lực lượng quân đội và khả năng ứng phó với một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia.
Phát ngôn viên Stefanek cho biết, không ai trong số 27 thành viên Không lực thuộc nhóm được miễn trừ tiêm vì lý do y tế, hành chính hay tôn giáo.
Một số quan chức từ các lực lượng khác của quân đội Mỹ cho biết họ tin rằng cho đến nay chỉ có Không quân đã thực hiện biện pháp mạnh tay là sa thải người từ chối tiêm vaccine.
Không có gì lạ khi các thành viên của quân đội bị đuổi khỏi biên chế vì không tuân lệnh bởi kỷ luật là nguyên lý hoạt động căn bản của các lực lượng vũ trang. Bà Stefanek cho biết trong ba quý đầu năm 2021, khoảng 1.800 thành viên không quân đã bị cho giải ngũ vì bất tuân mệnh lệnh.
Theo dữ liệu mới nhất của Không quân, hơn 1.000 thành viên lực lượng này đã từ chối tiêm vaccine COVID-19 và hơn 4.700 người đang xin miễn trừ tôn giáo. Tính đến tuần trước, hơn 97% thành viên Không lực Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Các thành viên thường trực của Hải quân và Thủy quân lục chiến được giao hạn chót đến 28/11 phải tiêm vaccine và thành viên dự bị có hạn đến 28/12. Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Lực lượng Dự bị được cho thời gian thoải mái nhất, với hạn chót đến 30/6/2022.
Phản ứng với vaccine COVID-19 trong quân đội cũng phản ánh phản ứng của toàn xã hội Mỹ, nơi nhiều người vẫn từ chối tiêm bất chấp hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 trong quân đội Mỹ vẫn cao hơn mức chung trên toàn quốc. Tính đến ngày 10/12, Lầu Năm Góc cho biết 96,4% quân nhân tại ngũ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Tuy nhiên, con số này giảm mạnh xuống còn khoảng 74%, khi tính cả Lực lượng Vệ binh và Dự bị. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khoảng 72% dân số Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất một mũi.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã nói rõ rằng Lực lượng Vệ binh và Dự bị cũng phải tuân thủ lệnh tiêm vaccine, đồng thời cảnh báo những người không tuân thủ sẽ có nguy cơ bị sa thải. Tuy nhiên, điều này đang gây tranh cãi. Thống đốc đảng Cộng hòa của bang Oklahoma và tổng chưởng lý tiểu bang này đã đệ đơn kiện lên toà án liên bang thách thức quyền hạn của quân đội đối với Lực lượng Dự bị của bang. Thống đốc Kevin Stitt lập luận rằng Bộ trưởng Austin đang vượt quá thẩm quyền hiến định của mình.
Ông Stitt đã yêu cầu Bộ trưởng Austin đình chỉ việc trừng phạt liên quan đến tiêm vaccine đối với Lực lượng Vệ binh Quốc gia Oklahoma và chỉ đạo phụ tá mới của mình, Tướng Thomas Mancino, đảm bảo rằng các thành viên Vệ binh Quốc gia bang sẽ không bị trừng phạt vì không tiêm chủng.
Bộ trưởng Quốc Austin từ chối yêu cầu trên và cho biết các thành viên Vệ binh Quốc gia chưa được tiêm chủng sẽ bị cấm tham gia hoạt động diễn tập do liên bang tài trợ cũng như hoạt động đào tạo cần thiết để duy trì vai trò Vệ binh của họ.
Mỹ gia hạn vận hành máy bay ném bom chiến lược B-1B
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trang mạng quốc tế Defense News ngày 11/12 viện dẫn Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2022 (NDAA) của Mỹ.
Cho biết chính quyền nước này sẽ chưa cho phép lực lượng Không quân Mỹ dừng vận hành máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer cho đến khi loại máy bay này được thay thế bằng máy bay B-21 Raiders.
Một chiếc B-1B Lancer của Không quân Mỹ. Ảnh tư liệu: Reuters
Trước đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua một phiên bản cập nhật của NDAA 2022 với ngân sách 768 tỷ USD về vấn đề trên, theo đó việc vận hành máy bay B-1B Lancer sẽ kéo dài cho đến tháng 9/2023, ngoại trừ những đơn vị đã bắt đầu được trang bị máy bay B-21 Raiders. Trong khi đó, hãng sản xuất vũ khí Northrop Grumman (Mỹ) đã sản xuất 5 chiếc máy bay B-21 Raiders, dự kiến sẽ được vận hành vào giữa thập kỷ này.
Cũng theo trang mạng Defense News, Mỹ đã cho dừng hoạt động đối với 17 chiếc máy bay B-1B Lancer cũ nhất do chất lượng kém để tập trung bảo trì cho 45 chiếc còn lại.
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được coi là nòng cốt của lực lượng máy bay ném bom tầm xa của Mỹ, có khả năng vận chuyển nhanh chóng số lượng lớn vũ khí dẫn đường chính xác và các loại vũ khí khác chống lại bất kỳ đối thủ nào trên thế giới vào bất kỳ thời điểm nào.
Máy bay dân sự Nga hạ độ cao vì bị phi cơ do thám Mỹ "cắt mặt" Truyền thông Nga cho biết một máy bay thương mại của nước này dường như đã phải hạ độ cao 500 m để tránh đâm vào một phi cơ do thám của Mỹ ở Biển Đen. Máy bay RC-135 của không quân Mỹ bay tại Biển Đen (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga). Hãng tin Interfax dẫn một nguồn tin từ cơ quan kiểm...