Không nên tự ý thay đổi đơn thuốc
Cho trẻ nhỏ uống thuốc phải theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi thuốc.
Con gái tôi được 3 tuổi. Gần đây cháu bị viêm họng, viêm amidan cấp, tái đi tái lại nhiều lần. Tôi cho cháu đi khám, trong đơn thuốc, bác sĩ kê augmentin 625mg dạng gói. Vì loại thuốc này đắt, nên tôi định chuyển sang loại amoxicillin 500mg, giá rẻ hơn nhiều. Xin hỏi, tôi cho cháu dùng amoxicillin thay thế augmentin như vậy có được không?
Thu Mơ (Bắc Ninh)
Trả lời:
Hai loại thuốc trên có tên gọi khác nhau, hàm lượng khác nhau nhưng thành phần đều chứa amoxicillin 500mg (thuộc họ penicillin). Trong augmentin có thêm hoạt chất clavulanate 125mg. Amoxicillin là kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Nhưng vì amoxicillin rất dễ bị phá hủy bởi men beta lactamase, do đó không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này. Clavulanate có cấu trúc beta lactam gần giống với penicillin, có khả năng ức chế beta lactamase do phần lớn các vi khuẩn gram âm và Staphylococcus sinh ra. ặc biệt nó có tác dụng ức chế mạnh các beta lactamase truyền qua plasmid gây kháng các penicillin và các cephalosporin. Bản thân clavulanate có tác dụng kháng khuẩn rất yếu, nhưng sự có mặt của clavulanate giúp cho amoxicillin không bị beta lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicillin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicillin, kháng các penicillin khác và các cephalosporin. Có thể coi clavulanate giúp amoxicillin phát huy tác dụng diệt khuẩn hiệu quả..
Bạn nên tuân thủ điều trị cho cháu theo đúng lời khuyên của thầy thuốc, uống thuốc đúng liều lượng và đủ ngày để cháu mau khỏi bệnh. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các chế phẩm amoxicillin clavulanate được dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa), nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi – phế quản) và các nhiễm khuẩn nặng khác: viêm đường tiết niệu – sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn nha khoa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn trong ổ bụng… đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ. Amoxicillin và clavulanate đều hấp thu dễ dàng qua đường uống. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Việc bạn cho con uống loại thuốc khác với kê đơn của bác sĩ là không nên. Con bạn bị viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại nhiều lần, nên khi kê đơn, bác sĩ chắc hẳn đã cân nhắc cho cháu uống loại thuốc nào cho phù hợp.
Bạn nên tuân thủ điều trị cho cháu theo đúng lời khuyên của thầy thuốc, uống thuốc đúng liều lượng và đủ ngày để cháu mau khỏi bệnh.
Theo VNE
Những người không nên ăn ớt
Ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được. Vậy những ai không nên ăn ớt.
Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư...
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những người sau đây không nên ăn ớt:
- Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
- Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
- Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
Ảnh minh họa
- Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
- Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.
- Những người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
- Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
- Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.
- Phụ nữ đang mang thai: Nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.
- Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
- Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Theo VNE
Không nên nạo phá thai để tránh nhau cài răng lược Nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chặt vào thành tử cung, không tróc tự nhiên sau khi em bé được sinh ra. Ảnh: telegraph.co.uk Theo thạc sĩ, bác sĩ Đặng Lê Dung Hạnh (Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương TP HCM), đây là tình trạng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ, cũng như...