Không nên dùng mật ong điều trị nấm lưỡi
Dùng mật ong để điều trị nấm lưỡi là một quan niệm sai lầm cần phải bỏ.
Con tôi bị nấm lưỡi, được mọi người mách dùng mật ong để điều trị. Xin chuyên mục giúp cho tôi biết cách làm này có nguy hại gì không?
Mai Phương (Gia Lộc, Hải Dương)
Trả lời:
Nấm lưỡi được dân gian gọi là tưa lưỡi do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu vẫn là Candidas albicans. Bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ…
Trẻ cũng cần được vệ sinh răng miệng cẩn thận khi bị nấm lưỡi (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Biểu hiện là những màng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi. Nhiều người thường mách nhau cách dùng mật ong bôi vào lưỡi trẻ rồi dùng tay hoặc miếng gạc miết hết màng trắng. Tuy nhiên cách dùng mật ong điều trị nấm lưỡi có thể gây hại cho trẻ. Bởi trong mật ong thường có độc tố của loại vi khuẩn có tên là clostridium botulium tiết ra. Trong khi đó, nguồn gốc của mật ong hiện nay khó kiểm soát, nhiều loại kém chất lượng. Hơn nữa, màng giả bám chặt vào niêm mạc sẽ khiến trẻ bị đau rát khi đánh lưỡi. Trẻ có thể bỏ bú, biếng ăn vì đau rát.
Tốt nhất khi trẻ bị nấm lưỡi nên cho trẻ uống nystatin – loại thuốc kháng nấm có tác dụng đặc hiệu với Candida albicans theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ cũng cần được vệ sinh răng miệng cẩn thận. Hàng ngày nên vệ sinh miệng bằng dung dịch muối vài lần để giữ miệng sạch, phòng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh các thức ăn ngọt, dính hoặc cho trẻ ăn đêm…
Theo VNE
Những người không nên ăn bánh trung thu
Bánh phải mới
Ngày nay các nhà sản xuất cố gắng tạo ra nhiều loại bánh khác nhau, và có thêm nhiều màu sắc để các khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu tâm khi chọn và thưởng thức bánh là ngày sản xuất.
Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi.
Nhâm nhi chén trà xanh khi ăn bánh trung thu không chỉ đỡ ngán mà còn hỗ trợ cho tiêu hoá rất nhiều.
Cần tách trà nóng
Ăn bánh trung thu rất cần một tách trà nóng. Bánh trung thu về cơ bản thành phần gồm rất nhiều bột, đường, dầu, mỡ động vật... vì vậy một tách trà nóng sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hoá, chuyển hoá hơn. Tốt nhất là dùng trà xanh, trà nhài, trà hoa cúc.
Tuyệt đối không ăn bánh trung thu với một cốc nước đá lạnh. Rất dễ gây tiêu chảy.
Thời gian ăn bánh
Vì bánh trung thu có nhiều chất béo, đường nên tốt nhất không nên ăn nhiều cùng một lúc. Đặc biệt là người già, trẻ em, vốn hệ tiêu hoá còn yếu.
Cũng không nên ăn bánh trung thu để trừ bữa. Tốt nhất ăn xen kẽ giữa các bữa ăn. Không ăn vào ban đêm và hai tiếng trước khi đi ngủ.
Cách ăn bánh
Bánh trung thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh.
Những ai không nên ăn bánh
Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch... nên không ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Loét dạ dày, loét tá tràng cũng không nên ăn bánh trung thu vì sẽ làm tăng tiết acid khiến bệnh nặng hơn. Viêm gan cấp mãn tính cũng không ăn bánh trung thu. Ngoài ra, bệnh nhân bị sâu răng, béo phì, xơ cứng động mạch... cũng nên cân nhắc khi ăn bánh trung thu.
Theo TNO
"Bách khoa toàn tập" về thuốc tránh thai khẩn cấp Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đâu nhé! Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động như thế nào? Thuốc tránh thai khẩn cấp có hoạt động tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày. Thành phần của nó bao gồm các loại hormone (chủ yếu là hormone progestin), có tác dụng ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng, ngăn cản...