Không nên ăn các loại đậu nếu mắc một số bệnh
Trong các loại đậu chứa một số chất không tốt cho người có nguy cơ hoặc đang bị bệnh gout, đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích.
Các loại đậu thường được đưa vào chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho tim vì có nhiều chất xơ, tăng cường protein. Đậu nành có thể được sử dụng làm chất thay thế thịt do hàm lượng protein cao. Theo Healthline, đậu tốt hơn hẳn thịt đỏ vì có ít cholesterol và chất béo bão hòa. Bạn cũng có nhiều lựa chọn phong phú như đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành…
Có nhiều loại đậu với tác dụng phong phú. Ảnh: Eatthis
Mặc dù đậu rất tốt cho hầu hết mọi người nhưng lại chứa các hóa chất như purin, tyramine và oligosaccharide có thể ảnh hưởng tới một số bệnh nhân. Đó là tác nhân gây ra bệnh gout, chứng đau nửa đầu và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Gây ra bệnh gout
Theo Mayo Clinic, bệnh gout là chứng rối loạn gây đau đớn trong đó sự tích tụ axit uric tạo thành các tinh thể urat trong khớp, gây đau khớp dữ dội, viêm, tấy đỏ khiến cử động khó khăn.
Cơ thể liên tục sản xuất axit uric do purin trong thức ăn bị phân hủy. Nếu purin ở mức cao sẽ gây ra bệnh gout. Purin có trong đậu lăng, đậu xanh, cá cơm, cá ngừ và thịt đỏ. Do đó, các chuyên gia khuyên những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm trên.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Nutrition, mặc dù giàu purin, nhưng đậu có khả năng làm giảm nồng độ axit uric máu đồng nghĩa với giảm nguy cơ gây ra bệnh gout. Vì cần nhiều nghiên cứu hơn nên bạn hãy thận trọng khi ăn đậu bằng cách chỉ tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Những người mắc chứng đau nửa đầu nên hạn chế ăn đậu. Ảnh minh họa: Rupahealth
Chứng đau nửa đầu
Hầu hết mọi người đều từng trải qua những cơn đau đầu. Thông thường, bạn chỉ cần uống thuốc giảm đau và khỏi trong ngày. Nhưng nhiều người bị đau nửa đầu đến mức suy nhược với các triệu chứng như nôn mửa, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, giảm thị lực và tê liệt có thể kéo dài trung bình từ 4 đến 72 giờ.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Rối loạn Đau nửa đầu, không giống như cơn đau đầu thông thường, chứng đau nửa đầu dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân cụ thể như căng thẳng, rượu, dao động nội tiết tố, một số loại thực phẩm như đậu.
Tyramine trong một số loại đậu có thể gây ra chứng đau nửa đầu không ngừng. Lý do là tyramine cần monoamine oxidase để phá vỡ nhưng những người mắc chứng đau nửa đầu có thể không có đủ loại enzymen này.
Hội chứng ruột kích thích
Theo Healthline, oligosaccharide (carb tự nhiên) trong đậu kích hoạt hội chứng ruột kích thích vì chống lại các enzyme tiêu hóa trong ruột.
Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích có thể rất mơ hồ. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cấu trúc của ruột, nhiễm trùng, các vấn đề về hệ thần kinh và vi khuẩn đường ruột có thể là nguyên nhân. Hội chứng ruột kích thích gây ra một số triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, chuột rút, cảm giác no, đầy hơi và đau.
Thực phẩm có thể là tác nhân kích thích, vì vậy tránh xa bất cứ thứ gì có thể khiến đường ruột của bạn cảm thấy bất ổn. Hạn chế ăn nhiều đậu, nên ngâm qua đêm hoặc cắt bỏ hoàn toàn sẽ giúp ích cho người bị hội chứng trên.
Cách ăn ngon mà không lo rối loạn tiêu hóa trong những ngày nghỉ lễ
Nghỉ lễ là dịp để mọi người vui chơi, ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên, đối với những người bị hội chứng ruột kích thích (hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa) thì ăn uống triền miên lại là một nỗi khổ.
Vậy có cách nào để ăn ngon mà bụng không khó chịu?
1. Người bị hội chứng ruột kích thích hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa phổ biến gây khó chịu cho nhiều người. Căn bệnh này có mối liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp phải các triệu chứng đường ruột sau khi ăn một số loại thực phẩm không phù hợp.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Tiêu hóa, BVĐK Xanh Pôn, thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng khác như: đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều...
Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, người bị hội chứng ruột kích thích cần thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Cần thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Từ bỏ các thói quen có hại như lạm dụng rượu, bia, hút thuốc lá. Tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài.
Đau bụng, rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích thường liên quan đến chế độ ăn uống.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị hội chứng ruột kích thích
Vì đây là căn bệnh có mối liên quan chặt chẽ đến ăn uống nên việc điều chỉnh chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm là biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị hội chứng ruột kích thích ngoài việc chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.
Trường hợp có biểu hiện táo bón thì nên tăng cường chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa như: ngũ cốc, rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, chuối, bơ, đu đủ... Nếu bị tiêu chảy nên áp dụng chế độ ăn ít chất xơ.
Nên ăn rau nấu chín hơn rau sống vì rau nấu chín dễ tiêu hóa hơn. Các phương pháp nấu ăn ít chất béo như hấp, luộc cũng có thể giúp tránh được các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu omega - 3 chống oxy hóa bảo vệ hệ tiêu hóa như: cá hồi, bơ, dầu oliu,...
Chú ý ăn đúng giờ và uống đủ nước, trung bình 2 lít/ngày.
3. Lưu ý tránh thực phẩm làm nặng thêm bệnh
Cần tránh ăn các đồ ăn gây kích thích, rối loạn tiêu hóa. Nếu đã ăn một loại thực phẩm mà có biểu hiện đau bụng rối loạn tiêu hóa vài lần thì nên hạn chế. Tốt nhất là tránh không ăn loại thực phẩm đó nữa.
Nếu có tình trạng đầy hơi gây khó chịu cần loại bỏ các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, đồ uống có gas...
Một số trường hợp người bệnh không dung nạp gluten sẽ bị tiêu chảy, đau bụng khi sử dụng thực phẩm này (như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) thì cần loại bỏ chúng ra khỏi danh sách thực phẩm hằng ngày.
Hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nếu có biểu hiện không dung nạp lactose. Nên dùng ít một hoặc kết hợp sữa với các loại thực phẩm khác để hạn chế triệu chứng.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, gia vị cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích... và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó tiêu, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý không ăn nhanh, bởi khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn nên dễ gây đầy hơi, khó chịu bụng. Hãy cố gắng ăn chậm và nhai kỹ hơn. Không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngủ ngay sau bữa ăn.
Mỡ lợn có đáng sợ như lời đồn? Mỡ lợn có ít chất béo bão hòa hơn bơ và là nguồn cung cấp vitamin D, khoáng chất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Trong vài chục năm qua, mỡ lợn không còn là loại thực phẩm được ưa chuộng do bị gắn với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bao gồm bệnh...