Không muốn động đến ‘dao kéo’ mẹ bầu chớ dại làm 2 điều khi mang thai nhé!
Khi mang bầu, nếu không muốn sinh mổ, mẹ cần tránh làm 2 điều sau.
Nếu sợ sinh mổ, muốn sinh thường một cách suôn sẻ, mẹ bầu không nên làm 2 điều sau nhé:
1. Thường xuyên chạm vào bụng bầu
Khi thai nhi phát triển đến một mức độ nhất định, không chỉ bụng bầu to hơn mà quá trình vận động của thai nhi cũng bắt đầu. Mẹ bầu thường sẽ tương tác với em bé bằng cách chạm vào bụng bầu và cảm nhận chuyển động của thai nhi.
Ngoài ra, do bụng bầu ngày một to lên, trên bụng bầu sẽ xuất hiện một số vết rạn khiến bà bầu thường xuyên cảm thấy bụng ngứa ngáy, không chịu nổi nên gãi.
Tuy nhiên, việc mẹ bầu thường xuyên chạm vào bụng bầu sẽ làm tăng hoạt động củathai nhi trong bụng. Bé vận động nhiều dễ gây tình trạng dây rốn quấn cổ hoặc ngôi thai không chính xác có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như quá trình sinh nở.
Video đang HOT
Sau tất cả, ngôi thai ở tư thế khó sẽ dẫn đến đẻ khó. Lúc đó, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, bác sỹ sẽ lựa chọn mổ lấy thai. Lúc đó, mẹ bầu có muốn sinh thường cũng không được nữa. Vì vậy, khi thai nhi càng lớn, mẹ bầu không nên thường xuyên chạm vào bụng bầu.
2. Ăn quá nhiều
Ngay cả khi không mang thai, việc đột ngột ăn quá nhiều cũng dễ dẫn đến cân nặng tăng vọt. Bà bầu ăn quá nhiều, tăng cân quá mức dễ dẫn đến thai nhi thừa cân. Bạn có biết không, cân nặng thai nhi cũng là yếu tố được bác sỹ cân nhắc để quyết định xem có cho sản phụ sinh thường hay không.
Thai nhi quá lớn khiến quá trình sinh thường gặp khó khăn, thậm chí có thể gây tai biến sản khoa. Ngoài ra, việc bà bầu tăng cân quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng rạn dạ trở nên trầm trọng.
Nằm trong số 4 kiểu bà bầu này, mẹ nên đẻ mổ kẻo nguy hiểm cho con
Đẻ thường là phương pháp sinh nở luôn được khuyến khích, tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé và tính mạng sản phụ.
Khi sinh nở, hầu hết các bà mẹ đều mong muốn mình có thể đẻ thường được. Dẫu biết rằng đẻ thường mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, tuy nhiên trong một số trường hợp, sản phụ buộc phải đẻ mổ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho ca sinh.
Nếu nằm trong số những trường hợp dưới đây và được các bác sĩ yêu cầu sinh mổ, mẹ hãy nghe theo để được "mẹ tròn con vuông":
#1. Mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. (Ảnh minh họa)
Tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến với khoảng 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. May mắn là phần lớn các trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh (tử vong chu sinh là hiện tượng thai nhi và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng 1 tuần sau khi sinh). Đó là lý do vì sao các bác sĩ ít thông báo cho mẹ bầu biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trừ trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng bé.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút. Khi trẻ chuyển động, đá, đạp... bên trong bụng mẹ sẽ tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ, tay, chân... Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng trong trường hợp hiếm gặp, khi dây rốn thắt quá chặt và quấn quá nhiều vòng có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, suy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi dẫn đến việc sinh nở khó khăn hơn.
Vì vậy nếu em bé của mẹ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng và bị thắt chặt thì mẹ bầu nên xem xét đến việc sinh mổ. Điều quan trọng nhất mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp sinh an toàn nhất.
#2. Thai nhi quá lớn
Xương chậu của người phụ nữ sẽ bị hạn chế với những em bé quá nặng cân. Vì vậy nếu thai nhi quá lớn, việc sinh nở qua kênh sinh sẽ gặp khó khăn, thậm chí khi em bé khó chào đời có thể bị ngạt hoặc phải sử dụng những biện pháp hỗ trợ nguy hiểm.
Vì vậy trong trường hợp thai nhi to, mẹ nên xem xét sinh mổ.
Nếu thai nhi quá lớn, việc sinh nở qua kênh sinh sẽ gặp khó khăn. (Ảnh minh họa)
#3. Mẹ bầu bị vỡ ối sớm
Vỡ ối là tín hiệu báo ca sinh đang đến rất gần, tuy nhiên nếu mẹ bị vỡ ối mà cổ tử cung không mở, không có dấu hiệu đau đẻ thì rất có thể mẹ sẽ phải sinh mổ vì khi nước ối đã vỡ thì rất có thể thai nhi dễ bị thiếu oxy trong tử cung. Trường hợp này sẽ vô cùng nguy hiểm và cần đưa em bé ra ngoài nhanh nhất để đảm bảo an toàn.
#4. Thai nhi nằm ở vị trí bất thường
Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ, tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Những trường hợp bất thường ngôi thai thường phải đẻ mổ.
Thói quen ăn uống theo cảm xúc: đơn thuần chỉ là những cơn thèm ăn bất ngờ ùa đến? Các nhà nghiên cứu đã xác định, sự mệt mỏi, bất an, lo âu, căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Khi cảm xúc tăng vọt hay ở những ngưỡng giới hạn như quá đau buồn, quá chán nản... thì sẽ làm cho con người có một khao khát mạnh mẽ...