Không khí sắp lạnh tràn về, chuyện gì sẽ xảy ra khi COVID-19 “gặp” cúm mùa?
COVID-19 “tương tác” với cúm mùa thì sẽ thế nào? Liệu điều đó sẽ làm cho đại dịch trở nên gay gắt hơn hay suy yếu đi? Các nhà khoa học đang dành không ít thời gian để tìm hiểu những vấn đề này, bởi mùa cúm cũng sắp đến rồi.
Tất cả chúng ta từng hy vọng rằng COVID-19 sẽ không chịu nổi cái nóng của mùa Hè. Nhưng virus corona đã làm điều ngược lại và đại dịch đã tái bùng phát ở nhiều nước ngay giữa những ngày nóng bức nhất.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra với COVID-19, và với chúng ta, khi không khí lạnh – và bệnh cúm – tràn về vào mùa Thu sắp tới? Rồi bệnh cúm vẫn diễn ra vào mùa Đông hằng năm sẽ trở nên thế nào giữa đại dịch COVID-19?
Có một điều gần như chắc chắn: “Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều làn sóng COVID-19 trong mùa Thu” – Ab Osterhaus, nhà nghiên cứu virus ở Trung tâm Nghiên cứu Nhiễm trùng ở Hanover (Đức), nói.
Cái nóng mùa Hè chẳng ngăn cản được COVID-19.
Vấn đề mà các chuyên gia y tế đang lo ngại nhất là các bệnh viện thường đã rất chật chội trong mùa cúm. Năm nay lại còn thêm COVID-19, mà đó là căn bệnh chưa hề có dấu hiệu sắp biến mất, lại còn có vẻ sẽ bùng phát mạnh hơn ở nhiệt độ thấp. Thế thì khả năng các bệnh viện bị quá tải là hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa là làm sao nhanh chóng xác định xem bệnh nhân nhiễm virus nào: Cúm mùa, COVID-19, hay các virus đường hô hấp khác của mùa lạnh. Nếu chỉ dựa trên triệu chứng thì gần như không thể phân biệt được. Mà việc sớm nhận ra sự khác biệt giữa các loại virus là rất quan trọng, vì các nhân viên y tế sẽ phải có đồ bảo hộ đặc biệt nếu chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Các bệnh viện thường đã rất đông đúc vào mùa lạnh. Ảnh: iStock/vm.
Còn một điều mà chưa ai biết, đó là COVID-19 sẽ làm gì khi “gặp” những virus khác. Mỗi khi mùa Thu và Đông tới thì ở đâu cũng có những đợt bùng phát bệnh hô hấp. Chẳng hạn, rhinovirus gây cảm lạnh thường khiến rất nhiều học sinh bị bệnh vào tháng 9 hằng năm. Sau đó sẽ đến một “kẻ tấn công” khác: RSV (virus hợp bào hô hấp). Cứ tháng 10 – 11 hằng năm thì RSV lại gây bệnh đường hô hấp cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi, đôi khi gây cả viêm phổi ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi RSV vừa lắng xuống thì cúm mùa nhảy vào thế chỗ. Dịch cúm mùa thường kéo dài từ đầu mùa Đông đến mùa Xuân, lây lan mạnh, có thể gây tử vong.
Virus cảm lạnh, virus cúm mùa và nhiều virus đường hô hấp đều hay tấn công vào mùa lạnh. Ảnh: Subbotina Anna/Shutterstock.
Nhưng có một hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được hết, gọi là “sự can thiệp của virus”: Khi một loại virus này đang “làm loạn”, thì vì lý do gì đó, những loại khác lại không “xen vào”. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
Vậy câu hỏi bây giờ là COVID-19 sẽ “hành xử” thế nào trong thời gian tới. Đúng là có những loại virus dường như luôn “tấn công lần lượt”, loại khác tới thì loại này đi, nhưng không phải loại nào cũng như vậy. Đôi khi, người ta cũng bị nhiễm hai loại cùng lúc. Vậy COVID-19 thì sao, sắp tới nó sẽ đi hay ở?
Đã có người đồng nhiễm cả COVID-19 lẫn cúm.
Có một điều chúng ta đã biết, đó là COVID-19 có thể tấn công cùng với cúm: Ca bệnh COVID-19 đầu tiên tử vong bên ngoài Trung Quốc là một người đàn ông 44 tuổi ở Philippines, ông ấy nhiễm cả cúm. Không ai biết chắc được rằng, việc bệnh nhân nhiễm cả cúm có khiến COVID-19 trở nên tệ hơn hay không, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, “hậu quả của sự đồng nhiễm là không tốt lắm đâu”. Bởi dù sự đồng nhiễm có thể không khiến bệnh nhân dễ tử vong hơn, nhưng sẽ dễ bị viêm nhiễm nặng, dễ gặp các vấn đề về tim mạch hơn.
Việc tiêm phòng cúm mùa là rất quan trọng. Ảnh: Getty Images.
Cho nên, nhà nghiên cứu Ab Osterhaus kết luận: “Chúng ta cần hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng nên chuẩn bị sẵn sàng cho điều tệ nhất”. Và dù chưa biết đại dịch sẽ đi theo hướng nào trong mùa Thu – Đông sắp tới, thì việc tiêm phòng cúm mùa vẫn là rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không chỉ là những người ở nhóm “nguy cơ cao” nữa.
WHO: COVID-19 là làn sóng trồi sụt các mùa, không chỉ một mùa
Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đại dịch COVID-19 hoạt động như một "làn sóng lớn" trồi sụt tất cả các mùa, chứ không phải theo chỉ một mùa.
Theo kênh Channel News Asia, vào ngày 29-7, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - bà Margaret Harris cảnh báo đại dịch COVID-19 hoạt động như một "làn sóng lớn" trồi sụt tất cả các mùa, chứ không phải theo chỉ một mùa.
"Đại dịch COVID-19 là một làn sóng lớn, có thể sẽ dịu đi bớt và rồi lại trồi lên" - bà Margaret phát biểu tại buổi hội thảo ở TP Geneva (Thuỵ Sĩ).
Bà Margaret khuyến cáo mọi người không nên đánh giá thấp khả năng lây lan của virus vào mùa hè, đặc biệt vào thời điểm các nước phía bắc bán cầu đang chuyển mùa, do virus SARS-CoV-2 không hoạt động theo mùa như virus cúm.
Virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi. Ảnh: CHANNEL NEWS ASIA
"Mọi người vẫn còn nghĩ rằng virus sẽ biến mất khi vào mùa hè. Tôi cần phải nhấn mạnh rằng đây là một chủng virus mới có cách hoạt động hoàn toàn khác và bất thường. Không phải chỉ trong mùa hè, SARS-CoV-2 yêu thích hoạt động trong mọi thời tiết" - theo bà Margaret.
Các quan chức y tế cũng nhận thấy virus SARS-CoV-2 đã hoạt động vượt quá tầm kiểm soát của con người.
Bà Margaret cũng bày tỏ sự lo ngại do COVID-19 chưa được dập tắt khi cúm mùa ở các nước phía bắc bán cầu trở lại hoạt động. Tuy nhiên, số ca nhiễm cúm mùa vẫn chưa đạt mức cao và có thể mùa cúm sẽ bắt đầu muộn hơn so với các năm.
"Bệnh viêm phổi đã luôn là gánh nặng của hệ thống y tế. Viêm phổi do COVID-19 gây ra sẽ đè nặng thêm áp lực cho các y bác sĩ" - bà khuyến cáo chính phủ nên thực hiện các biện pháp gắt gao để phòng ngừa lây lan virus.
Chuyên gia cảnh báo chủng cúm lợn mới ở Trung Quốc có thể gây ra đại dịch Nghiên cứu được công bố hôm 29/6 cho thấy các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra chủng cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch. Được đặt tên là G4 EA H1N1, chủng cúm mới này có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009. Nhóm nghiên cứu từ các trường đại học...