Không còn học phí thấp, sinh viên chọn trường theo tiêu chí nào?
Khi các trường ĐH công lập chuyển sang tự chủ, học phí trường ĐH công lập sẽ ngang ngửa các trường tư thục.
Lúc bấy giờ học phí thấp không còn là lợi thế của trường công để người học cân nhắc chọn trường theo tiêu chí nào?
Trong trường hợp này, khi học phí (HP) không còn là yếu tố quyết định, người học sẽ chọn đầu tư việc chọn trường dựa theo tiêu chí nào?
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM làm thủ tục vay vốn học tập – ĐÀO NGỌC THẠCH
Học phí trường công ngang ngửa trường tư
Theo nghị định Chính phủ, các trường ngoài công lập được tự quyết định mức thu HP. Thông tin các trường ĐH công bố trên trang thông tin điện tử áp dụng cho sinh viên trúng tuyển năm 2021, HP có nhiều mức thu khác nhau theo khối ngành. Chẳng hạn, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, HP các ngành chương trình cử nhân trung bình 25 – 27,5 triệu đồng/học kỳ (riêng ngành y khoa và răng – hàm – mặt 91 triệu đồng/học kỳ). Chương trình tiếng Anh HP 42,5 – 110 triệu đồng/học kỳ.
Ở nhiều trường tư thục khác, HP công bố (không tính chính sách miễn giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19) cũng có nhiều mức khác nhau trong khoảng 30 – 40 triệu đồng/năm.
Cụ thể, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM khoảng trên dưới 40 triệu đồng/năm tùy ngành, Trường ĐH Văn Hiến thu khoảng 24 triệu đồng/năm, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thu từ trên 14 – 17 triệu đồng/học kỳ…
Yếu tố thu hút người học sẽ quyết định bởi uy tín và chất lượng đào tạo mỗi trường. Giống với các trường nước ngoài, trường càng uy tín càng có mức HP cao
Video đang HOT
GS-TS NGUYỄN MINH HÀ Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM
Trong khi đó, với xu hướng chuyển đổi sang loại hình tự chủ và đào tạo các chương trình đặc biệt, HP các trường ĐH công lập đã tăng vọt trong những năm gần đây. Trong năm học 2021 – 2022, HP chương trình đại trà nhiều trường tự chủ dao động trên dưới 20 triệu đồng/năm. Các chương trình chất lượng cao, HP dao động từ trên 30 triệu đồng/năm tùy ngành. Nếu chất lượng cao đào tạo tăng cường ngoại ngữ, mức thu có thể lên trên mức 40 triệu đồng/năm. Cá biệt, một số ngành đặc thù khối y dược, HP còn lên mức 68 – 88 triệu đồng/năm.
Trước đây, học phí trường công và trường tư có sự chênh lệch khá lớn, nay với xu hướng tự chủ, học phí nhiều trường công lập đã tăng lên – ĐÀO NGỌC THẠCH
Như vậy, nếu trước đây HP chênh lệch là một trong các tiêu chí để người học đánh giá sự khác nhau khi lựa chọn trường ĐH công lập hay tư thục thì nay khoảng cách này đang xích lại gần nhau.
Về xu hướng HP hiện nay, PGS-TS Ngô Minh Xuân, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhìn nhận: “Trước đây, HP trường công và trường tư có sự chênh lệch khá lớn, nay với xu hướng tự chủ, HP nhiều trường công lập đã tăng lên. Tuy nhiên, HP cần được thu một mức vừa phải để đảm bảo được mức tối thiểu cho trường phát triển, nhưng không cao quá ảnh hưởng đến người học. Mức vừa phải này đã được quy định trong Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Quan trọng hơn, việc tăng HP cần phải cân bằng với việc tăng chất lượng đào tạo”.
Chất lượng thể hiện ở tiêu chí nào?
Tăng HP phải đi đôi với tăng chất lượng là mong muốn của người học, cũng chính là cách để các trường thu hút sinh viên. Vậy chất lượng này được thể hiện ở các tiêu chí nào, có là thách thức với các trường công khi tăng HP?
Trước câu hỏi này, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng: “Nói không băn khoăn là không đúng, đặc biệt là một số ngành kén người học. Bởi dù trường có uy tín đến đâu nhưng một khi HP tăng, người học chắc chắn sẽ cân nhắc yếu tố này khi chọn trường. Dù trăn trở nhưng trường vẫn duy trì đào tạo cả những ngành người học có nhu cầu và ngành xã hội cần. Với những ngành đào tạo vì trách nhiệm xã hội, trường sẽ có cơ chế hỗ trợ người học phù hợp”.
Với trường tư thục, xu thế tự chủ của trường công vừa là cơ hội vừa là sự cạnh tranh khiến các trường cần tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới
Tiến sĩ NGUYỄN QUỐC ANH Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
Nói về lựa chọn người học, ông Hạ phân tích: “Sẽ đến lúc HP ĐH không còn thấp nữa, thậm chí ngang ngửa giữa công và tư. Khi đó, chất lượng đào tạo sẽ là căn cứ lựa chọn của người học. Chất lượng ở đây chính là những năng lực, kỹ năng mà SV được đánh giá bởi nhà tuyển dụng, để có việc làm tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp tương lai”. Do đó, theo phó hiệu trưởng này, chính đầu ra sẽ khẳng định thương hiệu của trường. Trường ĐH muốn có người học thì không thể bỏ qua yếu tố chất lượng, trường học muốn tồn tại thì phải hướng tới mục tiêu đó.
GS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng người học cần xem việc chấp nhận trả một mức HP cao hơn chính là sự đầu tư cho tương lai. Ông Hà phân tích khi nguồn thu của trường tăng lên sẽ được tái đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển của trường, người học sẽ có lợi ích nhiều hơn. Do vậy, tăng HP đi liền với tăng chất lượng, thể hiện cụ thể ở chuẩn đầu ra cao hơn, người học sẽ có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn.
“Yếu tố thu hút người học sẽ quyết định bởi uy tín và chất lượng đào tạo mỗi trường. Giống với các trường nước ngoài, trường càng uy tín càng có mức HP cao”, GS-TS Hà nhấn mạnh.
Ý KIẾN
Chấp nhận học phí cao để có điều kiện học tập tốt
Hiện nay các trường ĐH công lập đều có 2 chương trình đại trà và chất lượng cao. Nhưng ngay từ đầu khi chọn trường, gia đình đã tìm hiểu đăng ký cho con học luôn chương trình chất lượng cao dù HP cao hơn đại trà. Lý do là khi đóng HP cao hơn, điều kiện và môi trường học tập tốt hơn. Chẳng hạn, sĩ số lớp học nhỏ hơn, học tập trong phòng máy lạnh, chương trình học chính thức có thêm các hoạt động ngoại khóa, học bằng tiếng Anh nhiều hơn…
Lê Văn Ngọc, Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM
Cân nhắc chọn trường có chất lượng
Em có dự định sẽ đăng ký dự thi vào ngành mỹ thuật trong năm tới. Tại TP.HCM, theo tìm hiểu em biết một số trường ĐH cả công lập và tư thục đều đào tạo khá tốt ngành học này. Tuy nhiên, nếu HP trường công lập tăng lên, em sẽ cân nhắc chọn trường ĐH có chất lượng đào tạo tốt hơn để theo học. Em nghĩ với đặc thù ngành học này, nếu được học tập trong môi trường năng động và sáng tạo, sinh viên có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Tuy nhiên, hiện một số trường công bố HP ngành học này khá cao, cần có thêm các chính sách hỗ trợ tài chính cho người học.
Hà Vy, Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM
Trao đổi thêm về việc học phí không còn thấp, người học chọn trường theo tiêu chí nào? tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho rằng các trường công tự chủ là xu thế sớm muộn. “Với sinh viên, HP tăng một mặt phải chịu thêm gánh nặng tài chính, mặt khác được thụ hưởng điều kiện tốt hơn.
Với trường tư thục, xu thế tự chủ của trường công vừa là cơ hội vừa là sự cạnh tranh khiến các trường cần tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới. Trước đây, các trường tư có được lợi thế hơn về đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ và sự linh hoạt trong chương trình đào tạo. Tuy nhiên, thế mạnh này không còn là của riêng trường tư nên yếu tố cạnh tranh quyết định giữa trường công và tư giờ là chất lượng và hiệu quả đào tạo”, ông Quốc Anh nói.
Điểm sàn Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cao nhất 22
Ngày 26-8, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã công bố điểm sàn theo phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Theo đó, điểm sàn ngành y khoa, răng - hàm - mặt là 22; dược học 21 điểm; điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học; kỹ thuật phục hồi chức năng; giáo dục mầm non 19 điểm; giáo dục thể chất 18 điểm; các ngành còn lại 15 điểm.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cho biết điểm nhận hồ sơ được tính là tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu có).
Theo lịch tuyển sinh đại học năm 2021, từ ngày 29-8 đến trước 17 giờ ngày 5-9, thí sinh chính thức thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển để xét tuyển.
Các ngành tuyển sinh của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng:
Địa phương dự kiến chi hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh Theo thông tin từ Tuổi Trẻ vào chiều ngày 12/8, tờ trình hỗ trợ học phí với học sinh trung học phổ thông và trẻ em mầm non đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua. Nguyên nhân do năm học 2021 - 2022 bị ảnh hưởng bởi dịch. Học sinh ở Đà Nẵng đo thân nhiệt trước khi...