Không có triệu chứng, gan nhiễm mỡ “âm thầm” tiến triển viêm gan, xơ gan
Hầu hết các trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Khi tiến thành viêm gan nhiễm mỡ, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, gan to.
Một trong những nguyên nhân gây tổn thương gan thường gặp hiện nay là gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ được chia làm hai nhóm: gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu. Ở cả hai nhóm người ta đều nhận thấy các tế bào gan chứa đầy các hạt mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng men gan. Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở châu Âu khoảng 35%, ở châu Á khoảng 25%.
Theo BS Trần Văn Thanh Khoa A3-B, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội), tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoảng 15-30 % dân số bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, khoảng 12 – 40 % trong nhóm bệnh nhân này sẽ diễn tiến tới viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Khoảng 15 – 25 % bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ diễn tiến đến xơ gan, và khoảng 7 % trong nhóm bệnh nhân xơ gan sẽ diễn tiến tới ung thư tế bào gan.
Đối tượng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ gồm:
-Tăng cholesterol, triglyceride trong máu
-Béo phì, béo bụng
-Đái tháo đường
-Hội chứng buồng trứng đa nang
-Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Video đang HOT
- Suy giáp
-Suy tuyến yên
Hầu hết gan nhiễm mỡ không có triệu chứng, chỉ tình cờ đi khám phát hiện ra. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ khi bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ gồm mệt mỏi, chán ăn, gan to
Khi tình trạng xơ gan xuất hiện, có thể có các triệu chứng: vàng da vàng mắt, các sao mạch xuất hiện, lòng bàn tay son, cổ trướng (dịch ổ bụng), lách to.
Các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh gan nhiễm mỡ
Theo BS Thanh, không có thuốc hay biện pháp nào làm hết ngay tình trạng gan nhiễm mỡ, nhưng nó có thể cải thiện dần dần nếu thay đổi lối sống kịp thời kết hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm.
Giảm cân
Giảm cân sẽ làm giảm sự tổn thương gan, cải thiện sự đề kháng insulin, là điều bắt buộc phải thực hiện. Mục tiêu giảm từ 0,5-1kg cân nặng mỗi tuần. Đối với những người không thể đạt mục tiêu cân nặng trong 6 tháng và có tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, có thể cần phải phẫu thuật cắt một phần dạ dày và nối thông dạ dày-ruột (nối vị tràng)
Vitamin E
Vitamin E có thể cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ mà không có đái tháo đường qua một số nghiên cứu. Vì đối tượng của các nghiên cứu này không bao gồm những bệnh nhân đái đường và xơ gan mất bù cho nên vitamin E chưa chứng minh được lợi ích cho những bệnh nhân này.
Ngoài ra không nên sử dụng vitamin E cho bệnh nhân nam- những người có tiền sử hoặc tiền sử gia đình ung thư tiền liệt tuyến, vì nó làm tăng nguy cơ ung thư này ở nam giới. Cũng không nên sử dụng vitamin E liều cao quá 800UI/ ngày vì có thể làm tăng tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Thuốc
Gan nhiễm mỡ kèm tiểu đường có thể sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện được tình trạng viêm và xơ hóa ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Omega 3
Một số nghiên cứu cho thấy acid béo omega 3 có thể cải thiện được tình trạng viêm gan nhiễm mỡ, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa
Kiểm soát các rối loạn lipid máu
Bệnh nhân nên sử dụng các statin mà không chuyển hóa kéo dài qua gan như rosuvastatin hay pravastatin.
4 hành động sau khi thức dậy vào buổi sáng làm tổn thương gan nặng hơn cả việc thức khuya
Chúng ta đều biết rằng, thức khuya không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí còn gây hại cho nhiều bộ phận cơ thể, đặc biệt là gan. Tuy nhiên, có 4 hành động nếu được làm vào buổi sáng sau khi thức dậy thì nó sẽ làm gan bị tổn thương nặng nề hơn nhiều.
Gan là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người, vốn được biết đến với chức năng chính là đào thải các chất độc hoặc chất cặn không hấp thụ được. Thực tế là ngày càng có nhiều bệnh nhân bị mắc các bệnh về gan. Một khi gan bị bệnh thì rất khó phục hồi lại chức năng như ban đầu, thậm chí trong một số trường hợp nó còn khiến cả cuộc đời còn lại của bạn gắn liền với thuốc men hoặc các phương pháp chữa trị khác nhau.
Thường thấy nhất hiện nay là gan bị tổn thương do thói quen thức khuya của người trẻ, khiến gan không có thời gian nghỉ ngơi theo đúng đồng hồ sinh học mà phải hoạt động liên tục, từ đó gây suy giảm chức năng gan và nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có 4 hành động nếu được làm vào buổi sáng sau khi thức dậy thì nó còn làm gan bị tổn thương nặng nề hơn nhiều, bạn nên tránh ngay.
1. Uống rượu bia
Nhiều người phải uống 2-3 chén rượu vào bữa sáng, dù uống rượu hay bia thì chắc chắn bạn cũng sẽ tiêu thụ một lượng cồn nhất định (ethanol). 90% lượng cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan.
Ethanol đầu tiên sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde trong gan, sau đó nó được chuyển hóa thành axit acetic, và cuối cùng phân tách thành nước và carbon dioxide rồi đào thải ra khỏi cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa này sẽ tạo ra nhiều loại chất chuyển hóa gây hại cho gan, thậm chí gây ung thư.
Nhìn chung, uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Do đó, bạn đừng nên coi rượu bia là loại thức uống giúp bạn tỉnh táo và có "1 cái đầu lạnh" sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
2. Buổi sáng luôn ăn quá "xa xỉ"
Không còn nghi ngờ gì nữa, gan là "trung tâm chuyển hóa" đạm, đường và mỡ trong cơ thể, sau khi thức ăn vào dạ dày được tiêu hóa và hấp thụ theo đường tiêu hóa. Một phần sẽ được vận chuyển đến gan để xử lý, cuối cùng chuyển hóa thành chất dinh dưỡng có sẵn
Tuy nhiên, nếu bữa sáng bạn thường xuyên nạp một lượng lớn chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, ăn uống quá mức và "xa xỉ" (nhiều thịt và thực phẩm quá nhiều đạm, đường, mỡ), gan dễ bị mệt mỏi, mỡ không kịp chuyển hóa thành đường sẽ tích tụ trong tế bào gan làm gan nhiễm mỡ và nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
Gan nhiễm mỡ đúng là có thể được điều trị và đẩy lùi ở một mức độ nhất định, nhưng theo thời gian nó sẽ dễ dẫn đến xơ gan nhiễm mỡ và ung thư gan. Do đó, đừng chủ quan, một chế độ ăn uống khoa học sẽ quyết định rất lớn đến sức khỏe của gan.
3. Uống thuốc vào buổi sáng
Bạn cũng nên biết rằng gan là cơ quan giải độc quan trọng trong cơ thể, nó tham gia vào quá trình chuyển hóa và phân hủy thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng có câu này: dùng thuốc lâu dài có thể gây tăng men gan, hãy dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Uống thuốc thì không sao, nhưng phải uống theo lời dặn của bác sĩ, đúng liều lượng và đúng giờ, không dùng hoặc uống thuốc bừa bãi, dùng thuốc không khoa học là có hại cho gan.
4. Nổi giận vào buổi sáng
Vài giờ vào buổi sáng là thời gian quan trọng nhất trong ngày và không nên lãng phí; nhiều người tức giận ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, đó là một hành vi rất không tốt.
Giận dữ có thể làm tổn thương gan, những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh. Do đó, tốt nhất vào buổi sáng bạn nên giữ cho tâm trong mình khoan khoái, thư giãn để bảo vệ sức khỏe của gan nói riêng và cả cơ thể nói chung.
Xơ gan khó chữa nhưng dễ phòng Xơ gan là một bệnh mạn tính của gan được đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Xơ gan hay còn gọi là chai gan, đây là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính, là hậu quả của việc bị các tác nhân...