Không chủ quan với cúm mùa
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.
Có thể đe doạ tính mạng
Thời tiết hiện nay đang chuyển mùa sang thu đông, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lan rộng, đặc biệt là bệnh cúm.
Theo TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu.
Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn/virus khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Bệnh nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm.
Cũng theo bác sĩ, virus cúm có khả năng lây nhiễm ở mức độ trung bình, tức là một người nhiễm bệnh sẽ lây cho một hoặc hai người khác chưa có miễn dịch.
Virus cúm có hai cách lây truyền chính. Thứ nhất, qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1m bị nhiễm bệnh). Đây là lý do tại sao điều quan trọng là khi họ ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi (tốt nhất là bằng khăn giấy dùng một lần).
Các giọt nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa, lại ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh.
Thứ hai, virus cúm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng – ví dụ như trên tay của những người bị bệnh chà xát mũi của họ. Đó là lý do tại sao vệ sinh tay và sử dụng khăn tay dùng một lần đúng cách rất quan trọng để phòng lây nhiễm.
Chủ động phòng tránh
Video đang HOT
Bác sĩ cũng khuyến cáo, để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình chống lại bệnh cúm, cần thực hiện các lưu ý sau:
Thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus cúm trong mùa cúm. Nó cũng bảo vệ chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác.Đảm bảo vệ sinh đường hô hấp đúng cách: che miệng và mũi bằng khăn giấy dùng một lần khi ho hoặc hắt hơi, sau đó cuộn khăn giấy lại, vứt vào thùng rác có nắp đậy rồi rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.Ở nhà nếu không khỏe và bị sốt. Những người bị sốt và nhiễm trùng đường hô hấp nên được khuyên ở nhà. Những người bị nhiễm cúm rất dễ lây cho người khác trong giai đoạn đầu của bệnh.Tiêm phòng định kỳ hàng năm nếu được khuyến cáo. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang cũng rất cần thiết để ngăn chặn nguy cơ lây lan của bệnh cúm:
Nên đeo khẩu trang ở những không gian công cộng có hạn chế thông khí, như cửa hàng, siêu thị và khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, cũng như ở môi trường ngoài trời đông đúc, không thể thực hiện giãn cách.
Khẩu trang y tế được đeo đúng cách hoàn toàn có thể hạn chế các giọt bắn lớn có thể chứa virus xâm nhập vào mũi, miệng. Khẩu trang chuyên dụng N95 chỉ sử dụng trong các cơ sở y tế khi thực hiện các thủ thuật tạo nhiều giọt bắn dạng khí dung như khi đặt ống nội khí quản.
Bệnh nhân cúm cũng cần đeo khẩu trang để hạn chế phát tán virus sang người khác.
Khẩu trang cần được thay khoảng hai lần một ngày và thay ngay nếu nó bị ướt nước. Lưu ý phải rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tay trước và sau khi chạm vào khẩu trang. Đối với khẩu trang sử dụng một lần thì cần vứt vào thùng rác có nắp đậy sau mỗi lần sử dụng, không nên sử dụng lại.
Bệnh cúm ở người cao tuổi dễ chuyển nặng, phòng ngừa cách nào?
Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng thích nghi kém nên dễ bị nhiễm cúm. Nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt thì virus cúm có thể gây ra viêm đường hô hấp dưới, điển hình nhất là ho, viêm phổi, gây suy hô hấp.
Người cao tuổi mắc cúm dễ chuyển nặng
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Virus cúm có khả năng lây nhiễm ở mức độ trung bình, tức là một người nhiễm bệnh sẽ lây cho một hoặc hai người khác chưa có miễn dịch.
Thông thường, một người lớn bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày.
Virus cúm lây qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1m bị nhiễm bệnh).
Virus cúm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng - ví dụ như trên tay của những người bị bệnh chạm vào mũi, mặt có thể lây nhiễm.
Người cao tuổi khi mắc cúm dễ gặp những biến chứng hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phổi, viêm cơ tim.
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.
Tuy vậy, bệnh nặng hơn thường gặp ở người già và những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Đối với người cao tuổi, nhiều trường hợp ban đầu chỉ là triệu chứng cúm thông thường như sốt, đau nhức người, ho, ngạt mũi. Tuy nhiên, sau đó, bệnh tiến triển nặng rất nhanh, khi nhập viện đã khó thở, đau tức ngực, mê man.
Thậm chí, một số trường hợp bị viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp. Viêm phổi ở người lớn tuổi ít khởi phát đột ngột mà thường âm ỉ, đôi khi không có biểu hiện rõ ràng. Đa số trường hợp chỉ sốt, kèm theo chảy mũi, ho, dễ nhầm lẫn với cảm lạnh trong mùa mưa rét.
Người cao tuổi, người có sức đề kháng kém thường có biểu hiện thở gấp, có tiếng khò khè và có thể khó thở, đôi khi cũng chỉ biểu hiện bằng thay đổi tri giác, chán ăn, nguy cơ tiến triển xấu nhanh.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện khó thở, tím tái, lơ mơ thậm chí là suy hô hấp dẫn đến tử vong. Theo thống kê, cứ 4 ca tử vong do cúm thì có 3 ca là người trên 65 tuổi. Lý giải nguyên nhân này các nhà nghiên cứu cho rằng do hệ miễn dịch đã suy giảm, người cao tuổi khi mắc cúm dễ gặp những biến chứng hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phổi, viêm cơ tim.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu bệnh bất thường, người bệnh không nên chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện kịp thời.
Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch, thường xuyên tập thể dục và giảm căng thẳng.
Phòng cúm ở người cao tuổi
Để phòng ngừa cúm ở người cao tuổi trong mùa lạnh cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ nhất là những người mắc bệnh mạn tính.
Người cao tuổi đặc biệt đối với những người lớn từ 65 tuổi trở lên, có thể cân nhắc việc tiêm loại vaccine được khuyến nghị cho tất cả các nhóm tuổi hoặc loại vaccine dành cho những người từ 65 tuổi trở lên.
Ngoài việc tiêm vaccine hàng năm, có những cách khác để bảo vệ bản thân chống lại bệnh cúm:
- Người cao tuổi cần nên tránh những khu vực đông đúc.
- Đeo khẩu trang và tránh xa người bệnh khi ở nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước xà phòng ấm, hoặc sử dụng gel kháng khuẩn.
- Không nên dùng tay chạm vào mặt, miệng hoặc mũi.
- Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch, thường xuyên tập thể dục và giảm căng thẳng.
- Người cao tuổi không hút thuốc lá, thường xuyên uống nhiều nước giúp tuần hoàn cơ thể tốt, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thuận lợi.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, phòng ngủ khử trùng các bề mặt trong nhà (công tắc đèn, tay nắm cửa, điện thoại).
- Nếu trên 65 tuổi và xuất hiện bất kỳ triệu chứng cúm nào như: sổ mũi, hắt hơi và đau họng, sốt trên 38 độ C; đau cơ bắp; gai rét; đau đầu; ho khan; mệt mỏi; ngạt mũi; viêm họng... cần đi khám ngay để giảm nguy cơ biến chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Giải trình tự gen để xác định các chủng virus cúm đang lưu hành Số bệnh nhân mắc virus cúm nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, phần lớn nhiễm cúm A. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường khám sàng lọc các trường hợp viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi. Bộ Y tế cho biết hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp...