Đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh, cứu sống bé sơ sinh bị tim bẩm sinh nặng
Lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam thực hiện đặt máy tạo nhịp tim ngay tại phòng sinh cho em bé bị tim bẩm sinh rất nặng, được chẩn đoán Block nhĩ thất độ III từ trong thai kỳ, cứu sống trẻ một cách kỳ diệu.
Chia sẻ về ca bệnh này, các bác sĩ Khoa Sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, sản phụ T.L (33 tuổi, Hà Nội) tiền sử bị lupus ban đỏ 6 năm nay, khám thai tại tuần 22 phát hiện em bé có tình trạng rối loạn nhịp tim thai .Chị được theo dõi tại Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và.
Qua hội chẩn, TS. BS Đinh Thúy Linh – Giám đốc Trung tâm nhận định, thai nhi có tiên lượng nặng, chậm phát triển trong tử cung, tim to, tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có tình trạng block nhĩ thất cấp III.
Ê kíp bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phẫu thuật mổ lấy thai, em bé hơn 2,1kg chào đời an toàn.
Thông qua hội chẩn liên viện với Bệnh viện Nhi Trung ương, hội đồng cân nhắc việc chuyển viện sau sinh cho em bé. Mặc dù khoảng cách giữa hai bệnh viện rất ngắn, nhưng nếu thực hiện chuyển viện ngay sau sinh, em bé sẽ đối mặt với nguy cơ trụy tuần hoàn, trụy tim mạch do nhịp tim thấp, sức khỏe không tốt do chậm phát triển trong tử cung từ trong thời kỳ bào thai.
Với tình trạng block nhĩ thất độ III rất nặng, việc đặt máy tạo nhịp ở thời điểm ngay sau sinh là vô cùng cần thiết, có thể đưa nhịp thất của bé trở về bình thường, từ đó em bé sẽ cải thiện được tình trạng bệnh lý.
Hội đồng thống nhất xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hai bệnh viện. Bệnh viện Nhi Trung ương cử một ê kíp bác sĩ tim mạch và hồi sức cấp cứu phối hợp với các bác sĩ của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thực hiện ca mổ đặt máy tạo nhịp tim cho em bé ngay sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Ê kíp phẫu thuật thứ hai sữa chữa tim bẩm sinh cho em bé do các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện ngay sau khi em bé chào đời.
Video đang HOT
Khi thai nhi được 35 tuần, chức năng tim thai diễn biến xấu rất nhanh, GS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.
Hai ca phẫu thuật liên tiếp nối nhau được thực hiện bởi các bác sĩ đầu ngành của hai bệnh viện lên tục cả đêm đến 7h sáng hôm sau.
Ê kíp của TS.BS Đỗ Tuấn Đạt – Trưởng khoa Sản bệnh A4 đã mổ lấy thai, em bé nặng 2.150g. Ngay khi cất tiếng khóc chào đời, nhịp tim của em bé rất thấp, trong quá trình hồi sức nhịp thất có khi xuống 35 lần/phút, được đặt ống nội khí quản.
Ngay sau đó, ê kíp phẫu thuật của TS.BS Nguyễn Lý Thịnh Trường đã trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho em bé.
Sau khi được đặt máy tạo nhịp thành công, nhịp thất lên 120 lần/phút, em bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị. 14 ngày sau cuộc phẫu thuật, nhịp tim của em bé đã trở về ổn định sau khi có sự hỗ trợ của máy tạo nhịp, đồng thời em bé đã được ghép mẹ, tình trạng sức khỏe ổn định để có thể tiếp tục theo cuộc điều trị sau này
Người đàn ông nhiễm liên cầu khuẩn nguy kịch sau mổ lợn chết
Nhà hàng xóm có lợn ốm, chết, người đàn ông ở Bắc Giang đã tham gia mổ lợn. Sau đó, ông bất ngờ bị sốt và rối loạn ý thức nặng, hôn mê do nhiễm liên cầu khuẩn
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết tại đây đang điều trị cho một nam bệnh nhân ở tỉnh Bắc Giang vào cấp cứu, nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người đàn ông này có tiền sử khỏe mạnh nhưng có lạm dụng rượu.
Gần 1 tuần trước khi nhập viện, nhà hàng xóm có lợn ốm, chết, ông tham gia mổ lợn để lấy thịt cho cá ăn. Hai ngày sau đó ông bất ngờ bị sốt và rối loạn ý thức nặng, được đưa tới cơ sở y tế gần nhà cấp cứu.
Một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại cơ sở y tế. Ảnh: Ngọc Dương
Do tình trạng quá nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, ông vẫn sốt cao, rối loạn ý thức, rơi vào hôn mê, có xuất huyết tại tay và chân. Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy.
Sau 4 ngày điều trị tích cực ông được rút ống nội khí quản, tỉnh táo nhưng ý thức chưa trở lại bình thường. Theo bác sĩ điều trị, nếu sức khỏe tiến triển tốt khoảng 10 ngày nữa ông mới có thể xuất viện.
Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua... Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.
Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy gần 70% bệnh nhân liên cầu khuẩn lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.... Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc qua khỏi nhưng gặp biến chứng nặng nề.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến nhanh chóng, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng.
Biểu hiện của một bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp bị nặng ngay từ ban đầu.
Thời gian ủ bệnh của liên cầu khuẩn lợn trên người là từ vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có biểu hiện sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài (nhưng không đi nhiều lần) khiến nhiều người lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn.
Mắc liên cầu lợn, bệnh nhân có thể gặp biểu hiện, bệnh cảnh viêm màng não như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: Sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.
Bệnh gây tử vong nếu điều trị muộn với tỉ lệ tử vong khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỉ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thông thường là điếc không hồi phục).
Phát hiện ca song thai cùng trứng, khác kiểu hình và kiểu gen ở Việt Nam Chiều nay (9/11) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã diễn ra họp báo công bố một ca bệnh hiếm, nhằm đưa ra một góc nhìn mới về di truyền học và sản phụ khoa. Đây là ca bệnh hiếm lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và là ca thứ 2 trên thế giới đã được chẩn đoán chính xác...