Nguy cơ đau tim tăng 6 lần khi mắc cúm
Tại Đại hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu tại Copenhagen (Đan Mạch), các nhà nghiên cứu từ Hà Lan đã công bố nghiên cứu những người mắc cúm có nguy cơ bị đau tim gấp 6 lần sau một tuần kể từ khi có xét nghiệm khẳng định mắc cúm.
Nghiên cứu được tiến hành trên hơn 26.000 trường hợp mắc cúm từ năm 2008 đến 2019. Trong số này, có 401 người bị ít nhất một cơn đau tim trong vòng một năm sau khi chẩn đoán cúm và có tất cả 419 cơn đau tim.
Trong số 419 cơn đau tim, có 25 ca xảy ra trong 7 ngày đầu tiên sau khi chẩn đoán cúm, 217 ca vào năm trước và 177 ca vào năm sau, không tính một tuần sau khi xét nghiệm dương tính. Nhóm nghiên cứu đã tính toán rằng mọi người có nguy cơ bị đau tim cao hơn 6,16 lần trong tuần đầu tiên sau khi chẩn đoán cúm.
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm với các triệu chứng sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Tình trạng ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên.
Hầu hết người bệnh sẽ phục hồi, hết sốt và các triệu chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, cúm có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt trong số các nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người đang mắc các bệnh lý nền khác, đặc biệt là tim mạch.
Người mắc cúm có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 6 lần. Ảnh: Meridianhealth
Các nhà nghiên cứu phân tích, virus cúm có thể làm tăng đông máu, cùng với tình trạng viêm do phản ứng miễn dịch gây ra, có thể góp phần làm vỡ mảng bám động mạch dẫn đến đau tim.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng cúm có thể là tác nhân thúc đẩy, châm ngòi cho các đợt nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở những bệnh nhân đã có tình trạng xơ vữa động mạch trước đó.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM – lý giải, ở những người bị bệnh mạch vành, mảng xơ vữa sẽ tích tụ trong động mạch. Virus cúm tấn công dễ khiến mảng xơ vữa bị vỡ, dẫn đến nhồi máu cơ tim (nếu mạch máu nuôi tim bị tắc) hoặc đột quỵ não (dòng máu lên não bị tắc nghẽn). Không chỉ vậy, virus cúm còn có thể gây ra viêm phổi và suy hô hấp, cả hai đều tác động đến nhịp tim gây loạn nhịp, hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng suy tim.
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Tổ chức y tế thế giới (WHO), có từ 290.000 – 650.000 ca tử vong hàng năm liên quan đến cúm mùa.
Còn theo thống kê từ CDC, trong những mùa cúm gần đây, 9/10 người trưởng thành nhập viện do nhiễm cúm đều có ít nhất trong người một bệnh lý nền, trong đó có tim mạch.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2020 cũng chỉ ra rằng trong hơn 80.000 người trưởng thành nhập viện vì bệnh cúm tại Hoa Kỳ (trong 8 mùa cúm từ 2010 – 2018) thì cứ 8 bệnh nhân nhập viện lại có 1 người có các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tim (chiếm khoảng 12% người bệnh). Cúm là tác nhân quan trọng gây ra biến cố tim mạch và có thể gây ra tới 90.000 ca tử vong mỗi năm.
Riêng tại Việt Nam, công bố trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet năm 2022 cho thấy tỷ lệ ca mắc bệnh cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, cao gấp 5 lần trung bình thế giới. Cúm mùa có thể gây ra những biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo ngoài các theo dõi các dấu hiệu bệnh tim kịp thời, tiêm phòng cúm mỗi năm cho người có bệnh lý tim mạch và các thành viên trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh.
Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Hồng Lê
BS. Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết WHO và Bộ Y tế khuyến cáo ưu tiên tiêm phòng hằng năm đối với nhóm đối tượng có bệnh lý nền mãn tính như tim mạch.
Tiêm phòng cúm đặc biệt quan trọng với những người có bệnh lý tim mạch hoặc những người đã từng bị đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy tiêm ngừa cúm có liên quan đến việc giảm đáng kể các biến cố tim mạch từ 20 – 70% và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim từ 15 – 45%.
Video đang HOT
Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ các vắc xin cúm Tứ giá (phòng 4 chủng virus cúm A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata) tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Trong đó, vắc xin tiểu đơn vị chỉ chứa kháng nguyên bề mặt virus với tính sinh miễn dịch tốt và ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại nơi tiêm…, an toàn cho người có bệnh lý nền. Toàn bộ vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, đảm bảo chất lượng và tính sinh miễn dịch hiệu quả cùng quy trình thực hành tiêm chủng an toàn nghiêm ngặt.
5 điểm bấm huyệt giúp thông mũi trong 30 giây
Thời tiết giao mùa và dần chuyển lạnh cũng là lúc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trở nên phổ biến.
Nghẹt mũi là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm nhưng triệu chứng này gây sự khó chịu cho người bệnh, đặc biệt khi đi ngủ.
Bấm một số huyệt đạo có thể giúp giảm nghẹt mũi nhưng phù hợp với những tình trạng nhẹ và mang tính tạm thời, không phải là phương pháp điều trị.
Theo Y học cổ truyền, bấm một số huyệt đạo có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi và tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
1. Bấm huyệt và nghẹt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng xuất hiện một lượng chất nhầy ngăn cản sự lưu thông của không khí khiến người bệnh không thể thở bình thường. Việc bấm huyệt đạo trên cơ thể, cụ thể trên mặt, cổ và tay có thể kích thích lưu lượng máu và giảm áp lực, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Lâm sàng, bấm huyệt là phương pháp điều trị nghẹt mũi an toàn và hiệu quả, làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi và hắt hơi.
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2016 trên 25 người bị viêm mũi dị ứng cho thấy những người thực hiện bấm huyệt tay trong 30 phút mỗi ngày đã cải thiện các triệu chứng của họ, chẳng hạn như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ... Họ cũng cần dùng ít thuốc hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế.
Bấm huyệt là phương pháp điều trị nghẹt mũi an toàn và hiệu quả (Ảnh: Internet)
2. 5 điểm bấm huyệt giúp thông mũi
2.1. Huyệt nghinh hương
Huyệt Nghinh Hương còn được gọi là huyệt Nghênh Hương, Xung Dương. Đây là huyệt thứ 20 của kinh Đại Trường và kinh Vị. Huyệt này nằm ở trên mặt, vị trí ở hai bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng 0,8cm.
Theo Y học cổ truyền, huyệt đạo này giúp làm thông mũi và phổi bằng cách cải thiện lưu thông máu trong khu vực.
Cách bấm huyệt nghinh hương để giảm nghẹt mũi rất đơn giản, bạn chỉ cần xác định đúng vị trí của huyệt đạo, sau đó dùng tay day ấn trực tiếp vào huyệt này. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng ngải cứu hơ nóng và đắp lên huyệt nghinh hương, phương pháp này thường được áp dụng để giúp thông mũi cho những người bị viêm xoang.
Tuy nhiên, khi hơ ngải cứu đắp lên huyệt đạo này thì mọi người nên lưu ý không hơ quá nóng, tránh làm bỏng da.
Huyệt nghinh hương vị trí ở hai bên cánh mũi (Ảnh: Internet)
2.2. Huyệt ấn đường
Huyệt ấn đường thường được gọi là điểm mắt thứ ba vì nó nằm giữa lông mày, chính giữa thẳng sống mũi lên.
Huyệt ấn đường có tác dụng giảm nghẹt mũi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng,... Đây cũng là một điểm tuyệt vời để massage giảm đau đầu và giảm áp lực xoang.
Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể xác định huyệt ấn đường, sau đó massage theo chuyển động tròn nhỏ vào huyệt này. Tuy nhiên, khi thực hiện nên lưu ý, áp lực lên huyệt này phải nhẹ nhàng, chuyển động nhỏ và không quá nhanh để đạt được hiệu quả.
Huyệt ấn đường nằm giữa lông mày, chính giữa thẳng sống mũi lên (Ảnh: Internet)
2.3. Huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc nằm ở mu bàn tay, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón thứ hai.
Theo Y học cổ truyền, bấm huyệt vào điểm này sẽ trục xuất Khí, bao gồm các tình trạng như dị ứng mũi và cảm lạnh, đồng thời có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hô hấp. Hơn nữa, huyệt đạo này được kết nối với ruột già và có thể giúp làm dịu cơn đau đầu và đau mặt do các vấn đề về xoang.
Cách bấm huyệt hợp cốc để thông mũi cũng tương đối đơn giản. Đầu tiên, bạn đặt ngón tay cái của tay kia lên huyệt đạo này. Sau đó đặt ngón trỏ của bàn tay đó lên lòng bàn tay, gần giống như bạn đang véo vào đầu ngón tay và thực hiện massage theo chuyển động tròn ở điểm huyệt hợp cốc. Để massage có hiệu quả, hãy xoa bóp huyệt cho đến khi cảm thấy đau nhức hoặc tê.
Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ (Ảnh: Internet)
2.4. Huyệt phong trì
Huyệt phong trì là huyệt đạo thứ 20 của nhóm Kinh Đởm và hội với mạch Dương Duy. Vị trí của huyệt phong trì nằm ở sau đầu, chỗ lõm ở chân tóc, phía sau tai, nơi bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Đây là điểm bấm huyệt có thể giảm đau đầu cũng như làm giảm các triệu chứng hô hấp, bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi.
Khi xác định được huyệt phong trì, các bạn chỉ cần day huyệt và massage. Không chỉ thông mũi mà những người bị rối loạn tiền đình, đau dây thần kinh chẩm cũng sẽ cảm thấy dễ chịu khi bấm huyệt này. Lưu ý, khi day huyệt phong trì, nên dùng lực vừa phải và xoay đều theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 2 - 3 phút để tạo cảm giác căng tức tại chỗ.
Huyệt phong trì nằm ở sau đầu, chỗ lõm ở chân tóc, phía sau tai (Ảnh: Internet)
2.5. Huyệt khúc trì
Huyệt khúc trì nằm ở đâu? Huyệt đạo này nằm ở phần cuối của nếp gấp khuỷu tay. Để xác định huyệt khúc trì, đầu tiên bạn uốn cong khuỷu tay, sau đó bạn sẽ nhìn thấy nếp gấp và huyệt này nằm ở mép ngoài của nếp gấp đó.
Đôi khi sổ mũi, nghẹt mũi bắt nguồn từ các tình trạng liên quan đến Nhiệt. Trong những trường hợp như vậy, xoa bóp huyệt khúc trì rất hữu ích vì nó giúp loại bỏ Nhiệt dư thừa. Điều này là do khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch cũng như tác dụng chống viêm của huyệt đạo này.
Cách bấm huyệt khúc trì để giảm nghẹt mũi được thực hiện bằng cách: xác định huyệt đạo sau đó nhấn mạnh vào điểm đó và massage trong vài phút.
Huyệt khúc trì nằm ở phần cuối của nếp gấp khuỷu tay (Ảnh: Internet)
3. Một số lưu ý khi bấm huyệt
Nhìn chung, bấm huyệt tương đối an toàn. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này mọi người vẫn nên lưu ý:
- Phụ nữ đang mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bấm huyệt. Nghiên cứu hạn chế cho thấy rằng bấm huyệt có thể gây ra những thay đổi ở cổ tử cung trước khi chuyển dạ.
- Khi xoa ấn huyệt đạo nên sử dụng lực vừa đủ, không quá nhẹ cũng không quá mạnh.
- Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi, đau nhức đầu, tim đập nhanh, ... thì cần dừng thao tác bấm huyệt lại và nghỉ ngơi tại chỗ.
Trên đây là những thông tin về cách bấm huyệt giúp thông mũi, hữu ích cho những người bị sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài cách bấm huyệt, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà khác như uống nước ấm, xông hơi, sử dụng máy tạo độ ẩm,... Để điều trị triệt để tình trạng nghẹt mũi, bạn có thể cần sử dụng thuốc, điều này tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh.
Điều gì xảy ra khi bạn ăn cá mỗi ngày? Ăn cá đều đặn giúp tăng cường sức khỏe não bộ, tim mạch nhưng mức độ hiệu quả tùy từng người. Theo Healthline, cá được cho là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất hiện nay với nguồn protein tốt cho sức khỏe. Nhưng điều đó không đồng nghĩa ăn cá hằng ngày sẽ thay đổi toàn bộ cơ thể của bạn....