Khối sỏi thận xù xì như san hô
Cụ bà, 70 tuổi, tiền sử sỏi thận nhiều năm song chỉ uống thuốc Đông y với hy vọng sỏi tiêu đi.
Trước khi vào viện một tuần, người bệnh đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Bà được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương khám.
Kết quả siêu âm, xét nghiệm cho thấy người bệnh có sỏi ở đài thận phải, thận phải giãn rất mỏng, làm mất chức năng thận.
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ thận phải. Khối sỏi thận được lấy ra kích thước khoảng 2-5 cm, xù xì giống san hô.
Sau một tuần điều trị, sức khỏe người bệnh ổn định và được xuất viện.
Video đang HOT
Bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe. Người có sỏi thận, sỏi niệu quản, không đau hoặc chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng các phương pháp chữa bệnh bằng đông y, dễ diễn tiến nặng, điều trị muộn phải cắt bỏ thận.
Khối sỏi xù xì như san hô trong thận phải của người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay
Rau muống là thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau muống đúng cách.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng...
Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie... có lợi cho sức khỏe.
Tuy giàu dinh dưỡng như vậy nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này. Trong đó nhóm những người sau không nên ăn rau muống:
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ: Một số người thích ăn món rau muống chẻ hoặc xào tái. Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại ký sinh trùng khác.
Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Với những người bị sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn rua muống. Ảnh minh họa
Ăn rau muống khi uống thuốc đông y: Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.
Ăn rau muống khi bị đau khớp: Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Ăn rau muống trái mùa: Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.
Ăn rau muống khi đang có vết thương hở: Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
Ăn rau muống khi bị suy nhược: Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng.
Mắc 1 trong 6 bệnh này thì thèm đến mấy cũng phải kiêng rau muống, nếu không bệnh sẽ ngày một nặng hơn Rau muống là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, với một số người mắc bệnh như khớp, gout, sỏi thận hay người đang uống thuốc đông y, ăn rau muống lại cực kỳ độc cho cơ thể. Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ,...