Khỏe mạnh đón xuân với người bệnh đái tháo đường
Dù cuối năm có bận rộn thế nào đi nữa, nếu biết lên kế hoạch sinh hoạt thật khoa học ngay từ trước và thực hiện nó nghiêm túc, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể đón một mùa xuân tràn niềm vui và khỏe mạnh.
Để đề phòng bệnh trở nặng sau Tết cũng như gia tăng nguy cơ mắc các di chứng của bệnh, người bị đái tháo đường nên lên sẵn kế hoạch sinh hoạt thật khoa học từ những ngày trước Tết. Dưới đây là một vài gợi ý hữu ích:
Đây được xem là bước chuẩn bị đón tết không thể thiếu của bệnh nhân đái tháo đường. Kiểm tra sức khỏe trước thềm năm mới sẽ giúp người bệnh yên tâm về tình hình sức khỏe của mình và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Nếu muốn, họ có thể lên kế hoạch sinh hoạt rồi nhờ bác sĩ tham khảo để có cách xử lý đúng với tình trạng sức khỏe hiện tại. Ngoài ra, việc nhờ bác sĩ thay đổi chế độ sử dụng thuốc trong dịp năm mới cũng rất cần thiết (thêm thuốc gì trong trường hợp cấp bách chẳng hạn).
Đây được xem là bước chuẩn bị đón tết không thể thiếu của bệnh nhân đái tháo đường (Ảnh: Internet)
Duy trì chế độ kiêng khem
Ngày Tết, chuẩn bị món ăn, thức uống ngon, hấp dẫn đãi khách vốn được xem là “nghĩa vụ” của gia chủ. Chính vì vậy, dù có bệnh, bạn vẫn không thể bày biện sơ sài. Tuy nhiên, đừng quên rằng chế độ ăn uống của bạn sẽ quyết định tình trạng sức khỏe và tỷ lệ mắc các biến chứng của bản thân. Do đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiêng khem. Không cần từ chối hết những món ngon mà bạn chỉ cần cân nhắc mức độ ăn sao cho không làm lượng đường trong máu tăng cao quá ngưỡng quy định. Chẳng hạn, bạn cũng có thể uống rượu trong đêm giao thừa nhưng chỉ uống 1 – 2 ly nhỏ sau khi ăn xong, nên thay thế nước ngọt có gas bằng một loại thức uống khác, đặc biệt là phải chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hạn chế đường huyết tăng cao sau khi ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, cần tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, đậu, ngũ cốc, trái cây) có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường hấp thu chậm (phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể). Việc này sẽ giúp lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp.
Video đang HOT
Để giữ gìn sức khỏe trong những ngày xuân bận rộn, người bệnh đái tháo đường đừng quên:
- Không thức quá khuya, dậy quá sớm để tránh làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, dễ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Nếu buộc phải dự nhiều bữa tiệc trong ngày, cần lưu ý không ăn uống quá đà, vượt khỏi chế độ cho phép.
- Chủ động, thường xuyên kiểm tra mức đường máu, huyết áp, nhịp tim, nếu thấy có gì “hơi bất thường” phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
- Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Có thể tham gia các trò chơi xuân như một bài tập thể dục thay thế, tuy nhiên phải đảm bảo rằng sức khỏe bạn cho phép.
- Với người đã có biến chứng của bệnh như biến chứng tim mạch, thần kinh ngoại biên… thì phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những hoạt động lành mạnh.
- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm lượng đường huyết.
Theo Dantri
Huyết áp cao có thể gây mù mắt
Biến chứng do huyết áp cao gây ra là rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến bị mù mắt.
Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, ảnh hưởng tới thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Bình thường số đo huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: Tăng huyết áp thu đơn thuần khi 140 mmHg, Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần khi 90 mmHg, hoặc tăng cả hai.
Tăng huyết áp có thể gây mù
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp, các biến chứng của bệnh là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người lớn tuổi. Bệnh tăng huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan như: não, tim, thận, mắt, mạch máu... Tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ 10 - 20 năm và nguy cơ biến chứng sẽ diễn ra sau 7 - 10 năm mắc bệnh, trên 50% sẽ có tổn thương cơ quan đích: tai biến mạch máu não, bệnh võng mạc, suy thận...
Mùa đông, những người mắc bệnh huyết áp cao rất khó khăn trong việc giữ gìn sức khỏe. Huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Mùa đông, nhiệt độ cơ thể thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Ngoài ra, tâm trạng hàng ngày như lo lắng, căng thẳng, tức giận... sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.
Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người già (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
ThS.BS Nguyễn Diệu Linh, bệnh viện Mắt Trung ương, huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Thông thường, bệnh nhân không tự phát hiện được các triệu chứng sớm của bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp (có thể có một số triệu chứng đi kèm như đau đầu và các rối loạn về thị lực). Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh võng mạc tăng huyết áp nên phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị huyết áp. Có thể bổ sung thuốc tăng cường tuần hoàn, thuốc giãn mạch, bền thành mạch.
Để phòng ngừa bệnh võng mạc do tăng huyết áp, bệnh nhân tăng huyết áp phải điều trị huyết áp ổn định, đi khám mắt định kỳ và tiến hành soi đáy mắt để có hướng điều trị, tránh gây tổn thương mắt dẫn tới mù loà.
Lưu ý đối với người tăng huyết áp
Các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh huyết áp cao. Theo các chuyên gia, trong cuộc sống hàng ngày người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý một số điều sau:
Thường xuyên kiểm tra huyết áp là điều cần thiết để tránh những biến chứng xấu xảy ra do cao huyết áp (Ảnh minh họa)
- Giữ ấm trong màu lạnh
- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, hạn chế thuốc là, rượu,...
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công...
- Giữ cho tinh thần không bị rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận, lo lắng có thể gây ra đứt mạch máu não. Duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, hạn chế tức giận, lo lắng, buồn phiền ...
- Uống thuốc đều đặn, duy trì huyết áp ổn định. Cần khám bác sĩ khi có biểu hiện bất thường, khó chịu vì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao.
Theo Dantri
Cận Tết, cẩn thận những thực phẩm dễ truyền bệnh Thực phẩm là một trong những nguồn dễ mất an toàn cho sức khỏe nhất. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, đầy đủ nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số nhóm thực phẩm dễ trở thành con đường truyền bệnh và vấn đề an toàn thực phẩm thực sự rất quan trọng. Theo thông tin từ Viện...