Khoảng 5 triệu trẻ em sẽ được bổ sung vitamin A
Ngày 21/5, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã tổ chức họp báo về chiến dịch truyền thông “ Ngày vi chất dinh dưỡng” (diễn ra trong ngày 1 và 2/6).
Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), cho biết việc bổ sung vitamin A nhân “Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 1-2/6 trên toàn quốc. Theo đó, khoảng 5 triệu trẻ em từ 6-36 tháng tuổi và 863.000 bà mẹ sau đẻ trong vòng một tháng của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc sẽ được bổ sung uống viên nang vitamin A.
Bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc. Ảnh minh họa.
“Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2014 có chủ đề “Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, nâng cao sức khỏe, trí tuệ và chất lượng cuộc sống” được tổ chức với các hoạt động như bổ sung vitamin A đợt một cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao; trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại 41 tỉnh còn lại; trẻ em dưới 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng và bà mẹ sau khi sinh con trong vòng một tháng; truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại 63 tỉnh, thành phố…
Video đang HOT
Dự kiến đợt này có khoảng 5 triệu trẻ em từ 6-36 tháng tuổi và 863.000 bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc sẽ được bổ sung uống viên nang vitamin A. Riêng 22 tỉnh khó khăn sẽ có khoảng 880.000 trẻ từ 37-60 tháng tuổi được uống vitamin A.
Đối với Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A, thiếu sắt và thiếu iốt đã giảm nhiều trong những năm qua nhưng vẫn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe người dân, nhất là trẻ em.
Tại Việt Nam (năm 2013) có gần 26% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi; tức là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thấp còi. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra khi trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Bốn vi chất dinh dưỡng thường bị thiếu nhiều nhất là sắt, vitamin A, iốt và kẽm. Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em ảnh hưởng tới gần một nửa dân số thế giới với các hậu quả như thai nhi kém phát triển, bà mẹ dễ bị sinh non, sinh thiếu cân, thiếu máu và các bệnh mãn tính khác (thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tim mạch…).
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm các tiếp cận dựa vào thực phẩm, tăng cường vi chất vào thực phẩm và bổ sung vi chất dinh dưỡng. Đặc biệt, công tác truyền thông giáo dục đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng trong phòng chống các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng, đa dạng bữa ăn, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất (giàu vitamin, sắt, kẽm…). Các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và chú ý sử dụng các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Hà Nội: Phấn đầu đạt tỷ lệ 99,8%
Được biết, Sở Y tế Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị triển khai “Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2014 đến tất cả quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
Theo đó, Hà Nội phấn đấu đạt tỷ lệ 99,8% trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao; ngoài ra, bảo đảm trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc sởi, sốt phát ban, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, trẻ dưới 6 tháng không được bú sữa mẹ và bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống vitamin A liều cao.
Chiến dịch được triển khai thành hai đợt. Đợt một từ ngày 1 đến 2/6 (uống vét đến ngày 5/6); đợt hai từ ngày 2 đến 3/12.
Vnmedia
Hà Nội: Kéo dài thời gian tiêm vét vắc xin sởi
Để đạt được mục tiêu tiêm vét vắc xin sởi cho đối tượng trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi, thành phố Hà Nội đồng ý cho kéo dài thời gian tiêm chủng đến hết ngày 20/5.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho trẻ đi tiêm đầy đủ trong những ngày nắng nóng và trùng thời điểm học sinh tiểu học thi cuối kỳ, thành phố đề nghị ngành y tế phối hợp với các địa phương phải tổ chức tiêm vắc xin sởi vào thời gian thích hợp hơn, cụ thể tổ chức tiêm từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày thay vì tiêm trong giờ hành chính như vừa qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trước đó, từ ngày 12/5 đến nay Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi. Theo kế hoạch sẽ tổ chức tiêm trong 4 ngày nhưng sau 3 ngày triển khai, nhiều quận, huyện có tỷ lệ tiêm đạt rất thấp, chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ngành y tế, chính quyền các địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tiêm vét vắc xin sởi cho 95% đối tượng trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi, thành phố Hà Nội cho phép kéo dài thời gian tiêm chủng đến hết ngày 20/5.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch sởi, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế Hà Nội đánh giá Hà Nội đã khống chế thành công và gần như đã dập được dịch sởi.
Đến thời điểm này, toàn thành phố chỉ còn 18 xã ghi nhận bệnh nhân mắc sởi mới, trong khi hơn 95% số xã/ phường/ thị trấn đã trải qua 21 ngày không có bệnh nhân. Số ca mắc sởi mới của thành phố đang duy trì ở mức thấp, như trong ngày 14/5 chỉ còn 43 trường hợp sốt phát ban nghi sởi nhập viện. Dù vậy, tại các bệnh viện trung ương hiện vẫn còn 13 bệnh nhân sởi nặng đang phải thở máy, nguy cơ tử vong cao.
Theo Vnmedia
Đa số trẻ Việt Nam không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) thực hiện từ năm 2010 đến 2012, cứ 3 trẻ Việt Nam thì có 2 em không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y tế. Việt Nam nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi cao nhất thế giới. Tỷ lệ trẻ thừa...