Khoai tây đang rẻ và ngon nhưng đây là nhóm người được khuyến cáo không nên ăn
Khoai tây mặc dù là một loại củ giàu dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai ăn cũng thích hợp và có những tác hại nhất định nếu ăn sai cách.
Khoai tây vào vụ đang được nhiều chị em lựa chọn trong thực đơn gia đình. Ưu điểm nổi bật của khoai tây là ít calo, không có chất béo và cholesterol, lại còn chứa một lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời.
Trong khoai tây có tính chống oxy hóa nên nó giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp hay thậm chí là ngăn ngừa ung thư.
Các món được chế biến từ khoai tây đều hấp dẫn. An toàn nhất, trước khi chế biến nên ngâm khoai đã gọt vỏ vào nước muối pha loãng. Khi nấu nên cho ít giấm vào để loại bỏ độc tố.
3 điều cần tuyệt đối tránh khi ăn khoai tây:
Ảnh minh họa
- Không ăn khoai tây mọc mầm
Mầm khoai tây có chứa chất solanine. Nếu ăn phải chất này có thể gây ra một số biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bị nặng bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.
- Không ăn khoai đông lạnh
Bạn nên nhớ với khoai tây để lâu thì không được ăn, nhất là với khoai tây để đông lạnh. Bởi chúng có thể khiến cho bạn bị ngộ độc.
Video đang HOT
- Không ăn nếu vỏ màu xanh
Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không dập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa. Nếu khoai tây bị dập sẽ sinh ra chất độc solanine gây hại cho cơ thể. Do vậy nên loại bỏ những củ bị hư hại.
3 nhóm người được khuyên hạn chế ăn khoai tây
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường có hàm lượng máu cao. Trong khi đó, khoai tây là thực phẩm có vị ngọt và rất giàu tinh bột, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Phụ nữ mang thai
Theo một số nghiên cứu thì phụ nữ mang thai ăn các loại rau thân củ như khoai tây hoặc củ cải có thể làm cho con họ dễ mắc tiểu đường sau này. Nguyên nhân là do độc tố bafilowyein trong vi khuẩn Streptomyces nhiễm trên các thực phẩm trên và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến tụy. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên hạn chế ăn khoai tây.
Người bị cao huyết áp
Không chỉ với riêng khoai tây chiên mà các món ăn từ khoai tây đều khiến bạn có nguy cơ tăng huyết áp. Nguyên nhân là vì khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp. Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao, đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Đừng phiên phiến, hãy gọt thật sạch vỏ của 8 loại thực phẩm này trước khi ăn bởi chúng sẽ trở thành chất độc khi đi vào cơ thể
Có một số loại rau củ khi ăn phải tuyệt đối bỏ vỏ bởi vỏ của chúng có thể là 'thuốc độc', gây hại cho cơ thể.
Khoai lang
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vỏ khoai tây
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
Củ sắn
Củ sắn chứa nhiều acid Cyanhydric - loại chất gây ngộ độc - có nhiều ở vỏ. Vì vậy, khi chế biến sắn cần bỏ vỏ, ngâm trong nước trước khi luộc.
Vỏ quả hồng
Vỏ của quả hồng làm đau dạ dày. Điều này là do khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn quả hồng còn xanh. Khi ăn hồng chín, hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
Củ mã thầy
Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
Vỏ khoai mỡ
Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
Cà chua
Vỏ cà chua không thể tiêu hóa được. Vì vậy, trước khi chế biến cần bóc toàn bộ vỏ cà chua.
3 loại thực phẩm bổ dưỡng hơn sau khi nảy mầm Không phải lúc nào thực phẩm mọc mầm cũng chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người, điển hình như 3 loại thực phẩm này, khi nảy mầm càng trở nên bổ dưỡng hơn. Chúng ta đều biết rằng khoai tây sau khi mọc mầm, bên trong nó sẽ sản sinh nhiều chất solanin, nếu ăn nhiều chất này vào cơ...