Khoa học là đam mê, không làm theo thời
33 tuổi, sở hữu 25 bài báo khoa học công bố quốc tế, trong nước, TS Phạm Lê Duy còn vừa bổ sung vào hành trang của mình nhiều giải thưởng đáng mơ ước.
TS.BS Phạm Lê Duy – Ảnh: Q.L.
Kết quả nghiên cứu từ 25 bài báo khoa học đã công bố quốc tế, trong nước của TS Phạm Lê Duy mang giá trị chữa bệnh, lâm sàng khá tốt, là gia tài khá lớn so với tuổi đời, tuổi nghề của một bác sĩ trẻ.
PGS.TS VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (quyền trưởng khoa y Trường ĐH Y dược TP.HCM)
Nhưng anh chàng giảng viên “truyền cảm hứng” với nhiều sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM ấy còn được nhắc đến với vai trò bí thư Đoàn khoa y năng động, nhiệt huyết và vào Đảng năm 18 tuổi.
“Bước ngoặt” tuổi 18
Vào Đảng năm 18 tuổi, trong ký ức của cậu học trò Phạm Lê Duy ngày ấy là một vinh dự lớn lắm. Duy kể: “Hồi đó mình khá nhút nhát, chỉ là lo học tốt nhất có thể, rèn luyện hết mình nên việc trở thành đảng viên học sinh có chút tự hào. Kiểu như được trao cho một phần thưởng ghi nhận quá trình cố gắng của bản thân mình”.
Là nói vậy thôi chứ quá trình phấn đấu của Duy được bảo chứng bằng kết quả thi thủ khoa đầu vào ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM năm đó. Anh chàng cũng “xông” vào làm cán bộ Đoàn chẳng bao lâu sau khi vào trường học, đúng kiểu “cán bộ nguồn”.
Nhưng học cũng cực xịn nhé! Vừa học, nghiên cứu, vừa là cán bộ Đoàn năng nổ, và anh chàng ra trường đúng hạn sau sáu năm, trở thành một trong 10 sinh viên tốt nghiệp điểm số cao nhất khóa 2005-2011 toàn trường.
Video đang HOT
Con đường học hành của Duy khá hanh thông. Anh lên đường làm nghiên cứu sinh chuyên ngành sinh học phân tử tại khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng, Đại học Ajou (Hàn Quốc) không bao lâu sau đó.
Năm năm nghiên cứu tại đất nước xứ sở kim chi, không chỉ hoàn thành nhiều đề tài, dự án nghiên cứu cùng lúc, Phạm Lê Duy còn gia nhập Ban chấp hành Tổ chức Dị ứng thế giới (WAO), là một trong những người Việt Nam đầu tiên tham gia tổ chức này.
Anh nói điều may mắn nhất khi bên cạnh luôn có hai tấm gương đảng viên để bản thân noi theo, học tập hằng ngày là ba và mẹ.
“Ba mẹ lúc nào cũng là thần tượng lớn trong lòng mình. “Cột mốc” vào Đảng đã mở ra một bước ngoặt mới để Duy ý thức rằng phải phấn đấu, rèn luyện nhiều hơn, sống sao cho xứng đáng là một người đảng viên chân chính” – Duy bộc bạch.
Cứ bước đi, sẽ tới!
Năm 2020 có thể nói là năm “thời tới đỡ không kịp” của TS trẻ Phạm Lê Duy. Chỉ vài tháng, anh liên tiếp nhận về cho mình những danh hiệu, giải thưởng cao quý mà nhiều người trẻ mơ ước.
Vừa nhận giải thưởng “Thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam” chưa bao lâu, cái tên Phạm Lê Duy được xướng lên trong số 10 nhà khoa học trẻ tài năng được nhận giải thưởng Quả cầu vàng. Và chốt năm 2020, bác sĩ Duy là một trong 12 “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” được vinh danh ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021.
Không phải ngẫu nhiên để Duy được trao các giải thưởng “như có vẻ dồn dập thế”, nếu biết rằng hành trang khoa học của anh đến nay đã công bố là 25 bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế và trong nước.
Với anh, đã theo nghiệp nghiên cứu khoa học, cái gì làm được thì cứ làm, có thể cùng lúc thực hiện nhiều dự án nếu đủ sức, đủ thời gian. “Khi nghiên cứu chính là lúc mình được học thêm, khám phá những điều mới mẻ nên tại sao phải mất thời gian so đo, suy tính thiệt hơn làm gì” – Duy bày tỏ.
Kể về đồng nghiệp, bí thư Đoàn trường Trương Văn Đạt cho biết bác sĩ Duy làm cán bộ Đoàn từ khi sinh viên, đi du học, trở về lại tiếp tục gắn với công tác Đoàn, hiện là bí thư Đoàn khoa y.
“Một cán bộ Đoàn năng động, sáng tạo và rất chịu khó tìm tòi cái mới trong thiết kế hoạt động dù công việc chuyên môn bận rộn. Nhưng cũng vì gắn với Đoàn nhiều mà anh Duy luôn trẻ trung, cá tính và lại rất được các bạn sinh viên gần gũi”.
Nói về thành quả của chặng đường vừa qua, bác sĩ Duy tự nhận có chút may mắn vì chắc chắn còn nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi và tài năng mà chúng ta chưa phát hiện, chưa kịp vinh danh hết. Làm khoa học, với anh, là tất cả đam mê và theo đuổi, nên “thời tới” chỉ là nói vui chứ làm khoa học không có “thời”.
“Dĩ nhiên tôi vui và vinh dự rồi nhưng đó còn là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu cho chặng đường phía trước. Làm công tác Đoàn giúp tôi hiểu và gắn bó với sinh viên hơn. Nghiên cứu cho mình sự hiểu biết, trí tuệ và có thể đóng góp phần nào đó cho sự phát triển của ngành nghề mình yêu quý, lựa chọn và sẽ còn dấn thân” – Duy tâm sự.
“Người thầy truyền cảm hứng”!
Đi qua thời sinh viên, anh hiểu những áp lực không nhỏ mà một bác sĩ tương lai trải qua để đến được giấc mơ điều trị bệnh cho người khác.
Anh luôn nhắc sinh viên của mình đừng chỉ cặm cụi học mà phải tham gia nhiều hoạt động khác để phát triển thể chất, tinh thần, kỹ năng và tâm lý để “không chỉ là người trị bệnh”. Có lẽ vì điều ấy mà giảng viên Phạm Lê Duy được sinh viên ưu ái gọi bằng cái tên “người thầy truyền cảm hứng”.
Anh cùng đồng nghiệp đã hình thành và duy trì các câu lạc bộ học thuật, nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ chức những khóa huấn luyện kỹ năng trước khi các bạn đi lâm sàng, đưa chuyên môn vào các hoạt động tình nguyện để sinh viên có cơ hội chia sẻ kiến thức, điều được học với cộng đồng…
“Làm việc cùng sinh viên, mình luôn cố gắng truyền đi năng lượng tích cực, suy nghĩ lạc quan, tinh thần phấn đấu và rèn luyện đến các bạn mỗi khi có cơ hội” – Duy chia sẻ.
Truyền lửa và kế thừa
Nhận lời tham gia Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ cho một bác sĩ trẻ nội trú chuyên ngành Vi sinh.
Bước vào phòng, thật bất ngờ khi thầy Chủ tịch Hội đồng nguyên Hiệu phó, Chủ nhiệm Bộ môn, thầy đã từng chấm luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của tôi cách đây 18 năm, rồi cũng chính thầy trong Hội đồng chấm luận văn bác sĩ nội trú sau đó 15 năm của tôi, gần nhất là thầy trong Hội đồng chấm tiểu luận, chuyên đề bảo vệ luận án tiến sĩ của tôi cách đây 3 năm.
Những nếp nhăn, mái tóc mang dấu ấn thời gian của thầy, nhưng những lời phát biểu, điều khiển buổi bảo vệ thì vẫn nghiêm túc mà ấm áp, gần gũi như ngày nào.
Thầy phản biện một cũng là một PGS.TS. cũng là người thầy, người anh đã góp ý, tham gia trong hội đồng chấm chuyên đề, tiểu luận, và buổi bảo vệ luận án TS của tôi, hiện anh là Vụ Phó của một Vụ thuộc Bộ Y tế, bận trăm công nghìn việc liên quan tới công tác khoa học đào tạo của ngành, nhưng bản nhận xét của anh cũng rất đầy đủ, chi tiết.
Cô phản biện hai PGS.TS. nguyên Trưởng khoa Vi sinh của BV Bạch mai, sau khi nghỉ chế độ đến nay cô là Trưởng khoa Vi sinh của một bệnh viện tư lớn tại Hà Nội, cô cũng là một thành viên trong Hội đồng bảo vệ nghiên cứu sinh cấp trường của tôi.
Cô ủy viên thư ký là TS. Trưởng khoa Vi sinh, Phó chủ nhiệm Bộ môn, một người chị đã giúp tôi viết chuyên đề TS, tham gia trong các Hội đồng chuyên đề, tiểu luận, NCS của tôi, chị đã phải lùi chuyến đi công tác miền Trung của mình lại vì Hội đồng sẽ không thể tổ chức buổi bảo vệ nếu thiếu ủy viên thư ký, mà cô thì không muốn học trò của mình phải đổi lịch.
Các thầy cô truyền lửa tri thức cho các em sinh viên.
Còn tôi, đêm trước đi trực, cũng may là không bận bịu, nhận lời cho Hội đồng này nên tôi không thể đi cùng xe với đoàn đi dự Hội nghị chuyên ngành ở Ninh Bình mà phải đợi tới đêm đi cùng xe với một người anh khác. Để chắc chắn có mặt đúng giờ, tôi cũng đã phải đi sớm trước đó khoảng hơn một giờ.
Khi đại diện của Phòng sau đại học đọc thành viên Hội đồng, thầy Chủ tịch bắt đầu điều khiển buổi bảo vệ, tôi chợt cảm nhận không gian như khác đi.
Tôi như nhìn thấy được dòng chảy của thời gian qua mái đầu, qua nếp nhăn của thầy Chủ tịch, của cả các thầy cô, anh/chị trong Hội đồng, tôi như cảm nhận được dòng chảy của học thuật, của khoa học đang trôi qua các thế hệ, chảy qua tôi khi ngày nào đó đã nhận dòng chảy trí tuệ, khoa học này từ các thầy, các anh chị và bây giờ tôi có may mắn, vinh dự được cùng các thầy, cô, anh, chị trong Hội đồng truyền tải tới các em.
Đó không chỉ là dòng chảy tri thức mà còn là dòng chảy của yêu thương, của trách nhiệm người làm thầy, khi các thầy tôi, anh chị tôi, bỏ bao công việc khác, để ngồi lại đây, trong không khí của học thuật, gạt bỏ hết những suy tư, lo lắng, toan tính đời thường, chỉ còn lại tri thức nhân loại, góp ý cho các em với tất cả hiểu biết và yêu thương của mình, mong các em trưởng thành và hoàn thiện hơn.
Tới lượt mình có ý kiến. Tôi phải xin phép thầy Chủ tịch cho tôi được nói đôi lời cảm xúc của mình trước khi vào nội dung chính, tôi muốn các em cảm nhận được sự yêu thương, dòng chảy thời gian, trí tuệ, trách nhiệm mà các em đang được đón nhận cũng như đón nhận trách nhiệm "Truyền lửa và kế thừa" những giá trị nhân bản tuyệt vời này từ các thầy cô dưới mái trường Đại học Y Hà Nội.
Trao 56 suất học bổng Nguyễn Văn Hưởng cho sinh viên ngành y Ngày 19-7, tại hội trường Báo Sài Gòn Giải Phóng, Hội đồng quản lý Quỹ học bổng Nguyễn Văn Hưởng đã tổ chức Lễ trao học bổng Nguyễn Văn Hưởng đợt 1 năm 2020 cho 56 sinh viên trường ĐH Y Dược TPHCM và trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là chương trình đầy ý nghĩa nhân văn được tổ chức...