Khổ vì nẻ da mùa hanh
Cứ đến mùa lạnh, 10 đầu ngón tay chị Hoài lại nứt toác, đau rát, nhiều khi chảy cả máu. Những hôm lạnh quá, chị không dám động tay vào nước để rửa mặt.
Chị Hoài cho biết, trước kia chị không bị như thế nhưng kể từ sau khi sinh con, tay chị bắt đầu bị nứt nẻ vì khô mỗi khi đến mùa lạnh. Rửa rau, rửa bát chị cũng đeo găng, dùng kem giữ ẩm bôi nhưng da vẫn cứ nẻ toác hết mấy đầu ngón tay. Mỗi lần tắm cho con xong, chị càng thấy sợ vì động vào nước nóng nên hai tay càng nứt.
“Có lần, tôi chả làm được gì chỉ biết ôm tay mà khóc vì đau. Gần đây, chỗ nứt nẻ không chỉ tập trung ở đầu ngón tay mà lan dần xuống, cả mu bàn tay cũng bị nứt. Trông bàn tay mình nhìn mà phát khiếp, đi đâu cũng không dám để ra mà toàn phải giấu đi”, chị Hoài cho biết.
Chị cũng đã đi khám, bác sĩ cho thuốc bôi, cũng có tác dụng nhưng chủ yếu phòng vẫn là chính, không chữa được. Mỗi khi trời hanh chị đều phải bôi phòng trước, ít dùng hóa chất tẩy rửa, đụng đến nước là phải đeo găng.
Cũng trong tình cảnh như chị Hoài, anh Hùng (32 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) thấy rất khó chịu vì cứ đến mùa đông là da anh “nứt chân chim”, đau rát. Môi tróc da từng mảng, mỗi lần như thế anh lại dùng tay bóc những mảng da chết và liếm môi mới thấy dễ chịu. Các đầu ngón chân, ngón tay cũng bị nứt toác, gàu ở da đầu bong ra từng mảng khiến nhiều lúc anh thấy xấu hổ.
Anh đã thử uống nhiều nước và bôi đủ loại kem dưỡng da của vợ nhưng không có tác dụng. Đến khi, các đầu ngón chân, tay rướm máu, đi lại anh khó anh mới chịu đi khám. Bác sĩ cho biết, da anh thuộc loại da khô, cộng thêm thói quen liếm môi, tắm nước nóng khiến da càng bị nẻ.
Thời tiết lạnh, hanh khô khiến số người đến các phòng khám da liễu vì da bị nứt nẻ, căng rát, đóng vảy tăng. Vào mùa hè, mùa thu, Trung tâm điều trị da liễu thẩm mỹ, thuộc Viện Bỏng Quốc gia mỗi ngày chỉ khám cho khoảng 10 trường hợp thì nay tăng gấp 3.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, phụ trách Trung tâm này, mùa đông, thời tiết lạnh, độ ẩm xuống thấp là nguyên nhân khiến da bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ. Thế nhưng, nhiều người chăm sóc da không đúng cách, khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí da nổi mẩn đỏ ngứa, nếu gãi có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cũng cho biết, trong mùa đông, một số bệnh ngoài da giảm, nhất là những bệnh có ngứa vì thời tiết lạnh sẽ không kích thích các đầu mút thần kinh trên da. Tuy nhiên, một số bệnh khác lại có chiều hướng tăng như: viêm da cơ địa, vẩy cá, á sừng, đặc biệt là nứt nẻ da.
Để phòng tránh hiện tượng nứt nẻ trong mùa đông, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, không liếm môi vì nước bọt làm môi càng nứt nẻ hoặc tắm nước quá nóng vì da càng mất nước. Hạn chế các thức ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, cafe…
Bên cạnh đó, cũng cần có cách chăm sóc da đúng cách, mỗi vùng da lại có cách chăm sóc khác nhau. Với những ai bị nứt gót chân thì nên ngâm chân bằng nước ấm muối pha loãng mỗi ngày, rồi bôi kem dưỡng ẩm. Với môi thì nên sử dụng kem dưỡng môi hoặc một lớp son chống nẻ. Với da mặt thì cần phải đắp mặt nạ hoa quả để bổ sung nước cho da, massage và sử dụng các sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao.
Người bệnh cần đảm bảo uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước, ăn nhiều hoa quả, tập thể dục đều đặn. Ra đường phải đeo khẩu trang, găng tay, tất để tránh làm da bị mất nước.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách nhưng da vẫn không đỡ thì cần đến các phòng khám da liễu khám kịp thời.
Theo VNE
Nguyên nhân khiến chị em bị khô và ngứa âm đạo sau khi sinh
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Với một số chị em, đây có thể là điều đáng lo ngại và khiến chị em rất khó chịu.
Thưa bác sĩ, em mong bác sĩ tư vấn giúp em một vấn đề nhạy cảm như sau. Từ sau khi sinh con và có "quan hệ" trở lại với chồng, em nhận ra là "vùng kín" của mình rất khô và hay bị ngứa. Đặc biệt, sau khi "quan hệ", dù vệ sinh rất sạch rồi nhưng sau đấy em lại ngứa. Hiện tại em đang cho con bú nên không dùng bất kì một loại thuốc nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp em nguyên nhân do đâu. Em xin cảm ơn! (P. Mai)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn P. Mai thân mến,
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Với một số chị em, đây có thể là điều đáng lo ngại và khiến chị em rất khó chịu. Điều quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân làm cho âm đạo bị khô để có cách điều trị hiệu quả nhất. Hơn nữa, biết được nguyên nhân chính xác còn giúp giải quyết triệt để vấn đề và ngăn chặn bất kỳ biến chứng có thể có thể xảy ra.
Một số nguyên nhân có thể gây ra khô và ngứa âm đạo bao gồm:
- Thay đổi nội tiết bình thường: Thay đổi nội tiết bình thường có thể là do biến động mức độ estrogen xảy ra sau khi sinh con và trong thời gian người phụ nữcho con bú. Nguyên nhân này cũng có thể xảy ra trong trong quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh. Nồng độ estrogen thấp là một trong những nguyên nhân chính làm giảm bớt dầu bôi trơn tự nhiên trong âm đạo và điều này cũng có thể gây ngứa.
Mang thai và sinh sản liên quan đến thay đổi nội tiết tố sẽ tự khắc phục sau một thời gian, và để khắc phục sự "khô hạn" trong thời kì tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, chị em có thể dùng các chất bôi trơn phổ biến. Đối với những trường hợp khô âm đạo nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em thực hiện liệu pháp hormone.
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng âm đạo khô, ngứa và dễ bị dị ứng sau khi sinh con. Ảnh minh họa
- Phản ứng hóa học: Phản ứng hóa học thường xảy ra khi chị em sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân có thể gây kích thích dẫn đến khô âm đạo và ngứa. Các hóa chất có trong xà phòng, nước hoa và đặc biệt là các sản phẩm dùng trong thụt rửa âm đạo có thể gây ra vấn đề này.
- Nhiễm trùng: Có rất nhiều loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra khô và ngứa trong âm đạo. Thông thường các dấu hiệu nhiễm trùng của khu vực bộ phận sinh dục là biểu hiện của dịch âm đạo, nhưng một số bệnh nhiễm trùng khác lại thường gây ra khô âm đạo. Bệnh nhiễm trùng như nhiễm Trichomonas, nhiễm trùng nấm men, và như vậy có thể gây ra các triệu chứng như khô âm đạo và ngứa.
- Dùng thuốc: Có nhiều khi bản thân các bệnh nhiễm trùng không gây ra khô và ngứa âm đạo nhưng các loại thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng lại chính là nguyên nhân. Thuốc kháng sinh được kê để điều trị nhiễm trùng âm đạo nhưng lại làm tiêu diệt một số vi khuẩn cần thiết cho hoạt động lành mạnh của âm đạo và khi các vi khuẩn tự nhiên bị xói mòn, các vấn đề như khô và ngứa có thể xảy ra.
Bạn nên kiểm tra lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mình và xác định có những nguyên nhân nói trên không. Trong trường hợp của bạn, có thể do sự thay đổi của hormone sau sinh hoặc do phản ứng với các chất hóa học trong quần áo, xà phòng, nước ngâm quần áo... Nếu sau khi tự khắc phục những nguyên nhân trên mà không thấy tình hình tốt hơn, bạn nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bạn có thể tới các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được giúp đỡ chuẩn nhất.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có gây khó thụ thai Em 26 tuổi. Trước khi cưới em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung, mũi cuối cùng sau ngày cưới. Em lấy chồng được 7 tháng. 3 tháng đầu vợ chồng em ngừa thai bằng cách xuất tinh ngoài. Mấy tháng sau vợ chồng em không giữ nữa, quan hệ tình dục tự nhiên nhưng sao tới giờ vẫn không có thai....