Khô miệng, chữa thế nào?
Một người bình thường, trung bình mỗi ngày tiết ra khoảng 1,2 – 1,5 lít nước bọt, nếu tiết nước bọt ít hơn sẽ gây khô miệng.
Ảnh minh họa
Bố tôi 67 tuổi, khỏe mạnh không mắc bệnh gì, nhưng thời gian gần đây cụ than phiền miệng luôn bị khô. Vậy mong bác sĩ tư vấn về cách chữa và phòng bệnh?
hoaquant@yahoo.com
Một người bình thường, trung bình mỗi ngày tiết ra khoảng 1,2 – 1,5 lít nước bọt, nếu tiết nước bọt ít hơn sẽ gây khô miệng.
Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng: do tuổi cao tuyến nước bọt giảm tiết, do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, kháng dị ứng, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc giãn cơ…
Video đang HOT
Những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng đến sự tiết nước bọt nên khô miệng nặng hơn. Người ngủ ngáy hoặc hở miệng khi ngủ cũng làm cho miệng bị khô.
Cách chữa khô miệng tùy thuộc nguyên nhân: nếu bị khô miệng do dùng thuốc, bác sĩ có thể giúp bác điều chỉnh liều hoặc đổi sang thuốc khác không gây khô miệng.
Có thể dùng một số thuốc có tác dụng kích thích tuyến nước bọt bài tiết như pilocarpine. Bác nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Việc phòng bệnh gồm nhiều biện pháp: đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng lúc ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ bằng kem đánh răng có flour. Tập thói quen uống nước sau những khoảng thời gian nhất định để tránh thiếu nước. Chỉ thở bằng mũi, không thở miệng. Bỏ hút thuốc lá.
Tại sao mùi cơ thể thay đổi khi già đi?
Một thí nghiệm cho thấy có thể xác định tuổi của một người chỉ bằng mùi của họ. Vậy vì sao mùi cơ thể lại thay đổi theo thời gian?
Làn da lão hóa
Da của chúng ta tạo ra nhiều axit béo hơn khi chúng ta già đi, đôi khi được gọi là "mùi của người già". Khi các axit béo này gặp không khí, chúng làm tăng một chất hóa học được biết đến với mùi chua, khí và nhờn: 2-nonenal.
Nonenal không tan trong nước, rất khó rửa trôi. Do đó mùi này lưu lại lâu trên da và trên quần áo.
Ở người cao tuổi, hầu như khả năng chống oxy hóa của cơ thế gần như không còn. Do đó lượng 2-nonenal tạo ra nhiều nhất, tạo nên mùi đặc trưng - "mùi người giá".
Chế độ ăn uống thay đổi theo độ tuổi
Thực phẩm như cá, gia vị và thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến cách bạn ngửi. Sau khi thức ăn được phân giải trong cơ thể, chúng ta giải phóng các chất hóa học qua mồ hôi, đôi khi có thể rất mạnh.
Lượng nước trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta cũng là một nguyên nhân khác gây ra mùi cơ thể. Càng thiếu nước, chúng ta càng có mùi hôi. Khô miệng là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển vì nó không bị nước bọt hoặc nước rửa trôi.
Thay đổi hooc môn
Chúng ta thậm chí có thể không để ý đến nó, nhưng nội tiết tố trong cơ thể chúng ta thay đổi thường xuyên, đặc biệt là trong ngày "đèn đỏ" và khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Những thay đổi nội tiết tố khác như dậy thì và căng thẳng cao cũng có thể thay đổi cách chúng ta ngửi.
Dùng một số loại thuốc
Một số chất bổ sung và thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể thay đổi mùi hương khi dùng. Bởi vì chúng khiến chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn từ các tuyến apocrine ở nách và bẹn, khiến mùi cơ thể của chúng ta thay đổi. Khi mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da của chúng ta, nó tạo ra mùi BO (mùi cơ thể) nồng nặc.
Ảnh minh họa.
Vệ sinh răng miệng chung
Nước bọt là biện pháp bảo vệ tự nhiên chống lại hơi thở có mùi, càng lớn tuổi, miệng càng ít tiết ra nước bọt. Khi bắt đầu đeo răng giả, chúng ta cũng tăng khả năng đưa vi khuẩn xấu vào miệng, ngay cả khi chúng được vệ sinh thường xuyên.
Bệnh nướu răng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, có thể khiến bạn hơi thở có mùi và ảnh hưởng đến mùi cơ thể tổng thể của bạn.
Ký sự của thức ăn Mỗi khi ăn một thực phẩm bất kỳ là bạn đã khởi động bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Hệ thống này được thiết kế để biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng hữu ích, nhờ đó, cơ thể bạn luôn đầy ắp năng lượng, các tế bào sẽ được phát triển và phục hồi. Hôm nay, "tôi" sẽ dẫn bạn...