Khó khăn chồng chất khó khăn, Huawei phải tăng cường huy động vốn từ chính nhân viên
Tình hình với Huawei dường như đang khó khăn đến mức họ phải nới lỏng chính sách để có thể huy động thêm vốn từ chính nhân viên của công ty.
Theo các nguồn tin từ SCMP, trong bối cảnh khó khăn ngày càng chồng chất từ các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ, hãng Huawei Technologies đang cố gắng huy động thêm vốn từ chính các nhân viên của mình.
Đầu năm nay, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đã thông qua một quy định mới về việc phân chia lợi nhuận, khi cho phép nhân viên của họ được mua các cổ phần trị giá 25% thu nhập của họ trong 5 năm qua. Nguồn tin giấu tên cho biết, các nhân viên đã làm trên 5 năm tại Huawei đều có đủ điều kiện tham gia vào chương trình này.
Chương trình bán quyền sở hữu công ty cho nhân viên này đã được Huawei thực hiện từ khi họ thành lập công ty vào năm 1987, thời điểm ông Nhậm bắt đầu bán các bản chuyển mạch điện thoại ở Trung Quốc. Với cổ phần của mình, mỗi nhân viên sẽ được công ty chia sẻ lợi nhuận hàng năm của mình với tỷ lệ cổ tức 13,3% vào năm 2018.
Video đang HOT
Theo tuyên bố của mình, 100% công ty tại Thâm Quyến này thuộc sở hữu của 104.572 nhân viên, bao gồm cả nhà sáng lập và CEO Nhậm Chính Phi. Tính đến cuối năm ngoái, họ có khoảng 194.000 nhân viên trên toàn cầu.
Chương trình gọi vốn nội bộ của công ty được đưa ra vào thời điểm Huawei đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng từ chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn công ty này tham gia vào các dự án hạ tầng mạng 5G trên toàn thế giới.
Chính vì vậy, bằng cách nới lỏng chính sách mua cổ phần công ty, Huawei đã tìm ra một cách mới để huy động vốn cho các sáng kiến nghiên cứu và phát triển của mình. Cách thức này cũng giúp công ty giữ chân các tài năng giữa bối cảnh khó khăn hiện tại, các nguồn tin cho biết.
Mức giá của mỗi cổ phần trong kế hoạch này được tính toán dựa trên giá trị tài sản của Huawei từ năm trước đó chia cho mỗi cổ phần. Theo dữ liệu công ty, mỗi cổ phần trong năm 2019 có giá là 7,85 Nhân dân tệ (khoảng 1,15 USD), tương đương mức tăng 45% so với con số 5,42 Nhân dân tệ trong năm 2010.
Theo quy định của công ty, các cổ phần này không được bán ra ngoài hay bán cho nhau, mà chỉ có thể bán lại cho công đoàn của Huawei. Những nhân viên nghỉ hưu cũng có cổ phần này, nhưng những người nghỉ việc khỏi Huawei sẽ phải bán lại cổ phần của họ nếu họ đã làm cho công ty trong chưa tới 8 năm.
Tổng ngân sách nghiên cứu và phát triển của Huawei trong năm 2019 đạt mức 131,7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 19,2 tỷ USD), chiếm đến 15,3% tổng doanh thu của họ. Con số này đưa Huawei trở thành công ty công nghệ chi tiêu cho R&D nhiều thứ 5 trên toàn cầu. Mức đầu tư lớn này giúp họ có được 16.243 bằng sáng chế trên toàn cầu, trong tổng số 85.000 bằng sáng chế khác nhau về các công nghệ viễn thông.
Huawei lách luật Mỹ để sinh tồn
Huawei phải thay đổi các thiết bị điện tử, thuật toán để đối phó với lệnh cấm của Mỹ.
"Chúng tôi đã phải sửa đổi hàng nghìn bảng điện tử, thay thế các bộ phận và thuật toán để đối phó với lệnh cấm từ Mỹ", ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei nói với nhân viên công ty trong bài phát biểu hôm 3/9. Ông nói thêm rằng công ty phải thay đổi liên tục thiết kế sản phẩm của mình thời gian qua.
Ông Nhậm Chính Phi, từng là kỹ sư quân sự Trung Quốc, cho rằng Huawei không có chỗ để rút lui vì hãng đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Ông cho biết đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 90.000 người của công ty sẽ không cần đến quy mô quá lớn nếu họ được tiếp cận dễ hơn với "các nguồn lực chất lượng cao như các công ty phương Tây".
Các lệnh cấm của Mỹ đang đẩy Huawei vào tình thế sinh tử.
Tháng 5 vừa qua, chính quyền Trump đã mở rộng các biện pháp trừng phạt với Huawei bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất chip nước ngoài, sử dụng công nghệ của Mỹ phải xin giấy phép bán chip cho Huawei. Áp lực càng đè nặng lên công ty khi TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chip chính của Huawei, xây nhà máy sản xuất mới ở Washington.
Mỹ cũng ban hành lệnh cấm, yêu cầu các công ty viễn thông ngừng sử dụng và thay thế các dịch vụ, linh kiện từ Huawei và ZTE. Chi phí thay thế các thiết bị chuyển mạch và bộ định tuyến Trung Quốc hơn 1,8 tỷ USD và đang chờ chính phủ phê duyệt.
Huawei là gã khổng lồ công nghệ lớn với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường quốc tế. Báo cáo mới nhất cho thấy smartphone của hãng vẫn dẫn đầu trong quý II/2020 dù không có dịch vụ của Google. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng những lệnh cấm gắt gao của Washington đã đẩy công ty vào tình thế sinh tử.
Bị phương Tây ghẻ lạnh, "cấm cửa"; vì sao Huawei vẫn được "Lục địa đen" chào đón nồng nhiệt? Dù bị phương Tây xa lánh, các nhà phân tích cho rằng Huawei vẫn sẽ tiếp tục là nhà cung cấp viễn thông chính ở châu Phi, theo SCMP. "Chúng tôi sẽ chọn những gì tốt nhất cho đất nước mình" Khi chính phủ Anh cấm Huawei tham gia phát triển mạng viễn thông 5G của nước này hồi tháng trước, giới chức...