Khi trẻ nuốt phải dị vật nguy hiểm tính mạng như thuốc hay vật nhọn, đây là cách sơ cứu mọi cha mẹ đều nên thuộc nằm lòng
Khi trẻ nuốt phải dị vật, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ xe cấp cứu đến, cha mẹ nếu có kiến thức cũng có thể sơ cứu cho con trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng.
Trẻ nuốt phải dị vật không phải là chuyện hiếm. Khi phát hiện trẻ nuốt phải dị vật, việc làm đầu tiên của cha mẹ là gọi ngay xe cấp cứu. Thế nhưng, trong khi chờ xe cấp cứu đến, cha mẹ nếu có kiến thức cũng có thể sơ cứu cho con trước khi sự việc trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là cách sơ cứu khi trẻ nuốt phải những dị vật thường gặp nhất.
Trẻ vô tình nuốt phải thuốc
Những viên thuốc nhỏ, thường có nhiều màu sắc sẽ khiến cho các bé tưởng đó là một loại kẹo và ăn nhầm. Khi thấy bé nuốt nhầm thuốc, cha mẹ hãy nhanh chóng thò tay vào miệng bé, kích thích phần cổ họng cho bé nôn ra viên thuốc vừa ăn. Nếu bé không thể nôn ra, khi đến bệnh viện, cha mẹ nên cầm theo loại thuốc đó để bác sĩ xử lý thêm.
Nuốt phải túi chống ẩm
Video đang HOT
Ngày nay, đồ ăn thực phẩm được đóng gói thường có kèm một túi nhỏ chất chống ẩm. Đôi khi người lớn không chú ý và trẻ em vì tò mò mà cho vào miệng. Túi chống ẩm có thành phần là silicagel, đây là một loại chất vô hại trong hóa học nên không gây phản ứng trong cơ thể, tuy nhiên, đây là loại hút nước, làm khan nên nếu trẻ nuốt phải nên cho trẻ uống thật nhiều nước. Chất silicagel sẽ được bài tiết qua đường tiêu hóa.
Vô tình nuốt phải kẹo cao su
Kẹo cao su cũng là một loại mà trẻ thường ăn nhầm. Tuy nhiên, khi trẻ nuốt phải kẹo cao su thì các bà mẹ cần nhất là không nên quá lo lắng. Mặc dù kẹo cao su có chất dính, nhưng nó không dính vào cổ họng hay các bộ phận khác trong cơ thể. Cha mẹ có thể cho bé ăn thật nhiều chất xơ để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của bé. Kẹo cao su sẽ được bài tiết ra cùng phân của trẻ.
Vô tình nuốt phải kim, gai, những vật sắc nhọn
Trong trường hợp này, cha mẹ không nên tìm cách sơ cứu mà phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Những vật sắc nhọn khi vào cơ thể trẻ có thể gây rách, thủng nội tạng và làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Vô tình nuốt phải nút, cúc, tiền xu hoặc các vật nhỏ tròn khác
Nếu trẻ vô tình nuốt phải nút cúc, đồng xu hay các đồ vật tương tự, cách sơ cứu phụ thuộc vào phản ứng của bé. Nếu bé không cảm thấy khó thở hay mặt không trở nên tím tái, cha mẹ không cần phải kích thích bé nôn. Cha mẹ có thể cho bé ăn một ít rau nhiều chất xơ để thúc đẩy quá trình phản ứng trong ruột của bé. Hãy chú ý phân của bé trong 2 ngày để chắc chắn rằng dị vật đã ra khỏi người bé, nếu không thấy, bạn cần đưa bé đi bệnh viện để bác sĩ xử lý thêm.
Theo Sohu
Trẻ nuốt phải đồng xu, phải làm sao?
Mới đây các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiến hành nội soi gắp đồng xu ra khỏi họng của cháu Lương Minh Đ trú tại Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội.
Đồng xu nằm ngang cổ họng cháu bé
Theo lời kể của mẹ bé Đ trước đó cháu bé có nghịch đồ chơi tại nhà, cháu có kể với bố mẹ đã ngậm và nuốt đồng xu khi đang chơi. Gia đình đã lập tức đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để lấy đồng xu ra khỏi họng cho cháu.
Ngay khi tiếp nhận trường hợp của bé Đ, các bác sĩ bệnh viện đa khoa Đức Giang đã nhanh chóng chỉ định chụp phim Xquang vùng ngực - cổ để xác định vị trí dị vật.
Hình ảnh Xquang cho thấy dị vật là một hình tròn giống đồng xu vị trí ngang giữa cổ. Dị vật mắc kẹt có cạnh tròn xung quanh nên không gây tổn thương niêm mạc.
Sau đó cháu bé nuốt phải đồng xu được các bác sĩ chỉ định tiến hành nội soi gắp dị vật ra. Chỉ sau vài phút đồng xu đang mặc kẹt trong họng bé Đ đã được bác sĩ Trần Văn Tiến - khoa Thăm dò chức năng lấy ra 1 cách nhanh chóng. Đồng xu có kích thước 2,5x2,5 cm.
Ngay sau đó, bé Đ đã tỉnh táo, tình trạng ho, nôn không còn nữa, các bác sĩ đã cho bé Đ ra viện trở về nhà.
Cách đây không lâu, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng mới gặp dị vật đồng xu ra khỏi cổ họng cháu Nguyễn Hải N.K trú tại Long Biên.
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.
Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi. Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Minh Châu
Theo giaoducthoidai
Phát hiện 'trái tim' trên hình X-quang của cô bé 3 tuổi Dường như có một người nào đó vẽ trái tim lên hình chụp X-quang của một cô bé 3 tuổi. Tuy nhiên, hình trái tim này là thật, nó không phải hình vẽ mà là mặt dây chuyền bị kẹt ở thực quản do bị bé nuốt vào. Một hình trái tim hiện lên rất rõ trong hình X-quang của bé ba tuổi....