Khi Pháp thử lửa Niger
Liên quan cuộc đảo chính quân sự mới đây ở Niger, điều được bên ngoài quan tâm để ý đến nhiều nhất bây giờ không phải là khi nào Tổ chức Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp quân sự vào Niger, mà là cuộc đối địch giữa chính quyền quân sự ở Niger với “mẫu quốc” ngày trước là Pháp.
Hiện tại, Mỹ và Pháp triển khai khoảng 2.500 binh sĩ trên lãnh thổ Niger. Ngày 25.8 vừa qua, chính quyền quân sự Niger đã quyết định trục xuất Đại sứ Pháp sau khi người này không đáp ứng lời mời tới gặp bộ trưởng ngoại giao của chính quyền quân sự sở tại. Pháp kiên quyết bác bỏ quyết định trục xuất đại sứ nói trên, biện luận rằng đại sứ đã được chính quyền dân sự chấp nhận, nên chỉ có chính quyền dân sự mới có quyền trục xuất đại sứ Pháp. Đến hôm qua, Đại sứ Pháp vẫn tuyên bố tiếp tục ở lại Niger.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh REUTERS
Trong lịch sử ngoại giao thế giới cho đến nay, chính phủ Pháp là trường hợp đầu tiên biện luận như thế khi đại sứ bị chính quyền mới trục xuất, bất kể tân chính quyền cầm quyền bằng đảo chính quân sự hay bầu cử dân chủ. Cách đây 2 năm, khi Taliban trở lại cầm quyền ở Afghanistan, các quốc gia không công nhận sự nắm quyền đó đã chủ động rút đại diện ngoại giao về nước. Khi đó, Pháp không hành xử với Taliban như với chính quyền quân sự ở Niger.
Vì thế, cách hành xử trên với Niger là dụng ý của Pháp nhằm khẳng định chơi con bài thời gian, tiếp tục duy trì bằng mọi giá sự hiện diện quân sự trực tiếp ở Niger, sẵn sàng “nội ứng, ngoại công” khi ECOWAS hành động, hoặc thậm chí để tìm cớ viện dẫn lý do an ninh cho nhân viên ngoại giao của Pháp mà can thiệp quân sự trực tiếp vào Niger.
Khối Tây Phi sẵn sàng can thiệp quân sự vào Niger
Chính quyền quân sự Niger cam kết quá trình chuyển đổi không quá 3 năm
Ngày 19/8, người đứng đầu chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, đã cam kết rằng giai đoạn chuyển tiếp ở quốc gia Tây Phi sẽ không kéo dài quá 3 năm, đồng thời cảnh báo các nước bên ngoài không thực hiện việc can thiệp quân sự vào tình hình ở nước này.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, phát biểu trên truyền hình quốc gia, tuyên bố lật đổ Tổng thống dân cử Mohamed Bazoum, ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực châu Phi, phát biểu trên truyền hình tối 19/8, Tướng Tiani cảnh báo rằng việc can thiệp vũ trang của ECOWAS sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt. Trong bài phát biểu này, Tướng Tiani cũng tuyên bố khởi động một "cuộc đối thoại quốc gia" 30 ngày để đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm đặt "nền tảng cho một đời sống hiến pháp mới".
Bài phát biểu này được đưa ra sau chuyến công tác vào sáng cùng ngày của một phái đoàn từ Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.
Trong bài phát biểu của mình, Tướng Tiani không đề cập đến Tổng thống Mohamed Bazoum hay chuyến thăm của phái đoàn ECOWAS, dù khẳng định "sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đối thoại nào, miễn là có tính đến những định hướng mà người dân Niger mong muốn".
Sau cuộc đảo chính hôm 26/7, Niger đã chịu các lệnh trừng phạt thương mại và tài chính nặng nề do ECOWAS áp đặt. Tổ chức khu vực này muốn Tổng thống bị phế truất Mohamed Bazoum trở lại nắm quyền.
Khối Tây Phi cảnh báo Nga về Wagner Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) cho biết, Nga sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tập đoàn lính đánh thuê Wagner có các vi phạm liên quan đến vụ đảo chính ở Niger hoặc gây ra sự tàn phá trong khu vực. Ngược lại, Moscow cũng cảnh báo khối Tây Phi về chuyện can thiệp quân sự vào Niger. Người...