Hai nước điều chiến đấu cơ, hứa giúp Niger nếu bị can thiệp
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger trước nguy cơ bị nước ngoài can thiệp.
Anadolu ngày 19/8 cho biết, Mali và Burkina Faso đã triển khai một nhóm máy bay chiến đấu tới Niger, động thái thể hiện sự đoàn kết với chính quyền quân sự ở Niamey trong trường hợp Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) can thiệp vào tình hình Niger.
Burkina Faso và Mali tuyên bố triển khai chiến đấu cơ giúp chính quyền quân sự Niger. Ảnh: Anadolu
Cùng ngày, tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger khẳng định, “mọi nỗ lực can thiệp quân sự nhằm vào Niger sẽ không phải là cuộc dạo chơi trong công viên như nhiều người lầm tưởng”.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cũng tuyên bố khởi đầu 30 ngày “đối thoại toàn quốc” để xây dựng những đề xuất nhằm thiết lập nền tảng cho “đời sống hiến pháp mới”.
Video đang HOT
Các động thái trên xuất hiện sau khi Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS Abdel-Fatau Musah tuyên bố khối “sẵn sàng hành động ngay khi có lệnh” sau cuộc họp của chỉ huy quân sự các nước thành viên ECOWAS ở thủ đô Accra của Ghana.
“Ngày can thiệp (vào Niger) cũng đã được ấn định. Chúng tôi nhất trí và điều chỉnh những điều kiện cần thiết cho sự can thiệp”, ông Musah nói.
Tuy nhiên, quan chức ECOWAS khẳng định, khối Tây Phi vẫn đang tìm cách đối thoại với các nhà lãnh đạo quân sự ở Niger và không từ bỏ các nỗ lực ngoại giao. Một phái đoàn của ECOWAS sau đó đã đến Niger, nhưng chưa rõ hiệu quả.
Tướng Tiani ngày 26/7 chỉ huy lực lượng cận vệ tổng thống Niger tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Tiani sau đó đứng đầu chính quyền quân sự.
Tuần trước, phe đảo chính Niger tuyên bố thành lập chính phủ mới do ông Ali Mahaman Lamine Zeine làm Thủ tướng. Các tướng Salifou Modi và Mohamed Toumba, có vai trò chính trong đảo chính, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Nội vụ.
Sau khi bị lật đổ, ông Bazoum bị chính quyền quân sự quản thúc tại tư dinh và không xuất hiện kể từ đó đến nay. Stephane Dujarric, người phát ngôn Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, gần đây xác nhận, Tổng thống bị lật đổ của Niger vẫn còn sống.
Các nhà quan sát lo ngại nguy cơ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger có thể khiến tình hình an ninh ở khu vực Nahel diễn biến xấu đi
Nga không ủng hộ ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger
Bộ Ngoại giao Nga tin rằng hành động can thiệp quân sự của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khó có thể giúp bình thường hóa tình hình ở Niger.
Người ủng hộ chào đón các thành viên quân đội Niger sau cuộc đảo chính. Ảnh: AP
Đây là tuyên bố do ông Alexey Zaytsev, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 9/8.
"Chúng tôi tin rằng sự can thiệp quân sự của ECOWAS vào một quốc gia có chủ quyền sẽ không góp phần đạt được hòa bình lâu dài ở Niger và ổn định tình hình trong khu vực nói chung", ông Zaytsev nêu rõ tại cuộc họp báo.
Quan chức này lưu ý rằng các nước láng giềng của Niger, bao gồm Mali, Burkina Faso, Chad và Algeria, đã phản ứng tiêu cực với kịch bản can thiệp của ECOWAS.
Theo ông, Nga hy vọng rằng liên minh của Tây Phi sẽ đưa ra quyết định thông qua các nỗ lực chính trị và ngoại giao.
Ngày 26/7, một nhóm binh sĩ nổi dậy ở Niger đã tuyên bố phế truất Tổng thống Mohamed Bazoum. Tướng Abdourahmane Tchiani đã thành lập Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc để điều hành đất nước. Ông Bazoum vẫn bị giam giữ tại nơi cư trú, song có thể trao qua điện thoại với các quan chức từ các quốc gia khác.
Ngày 30/7, các nhà lãnh đạo ECOWAS đã gửi tối hậu thư yêu cầu chính quyền quân sự thả tự do cho Tổng thống Bazoum cũng như khôi phục lại hiến pháp. Nếu không, ECOWAS sẽ triển khai các biện pháp, kể cả sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, Mali và Burkina Faso nói rằng động thái đó sẽ được coi là một lời tuyên chiến. Tối hậu thư của ECOWAS đã hết hạn vào ngày 7/8.
Các nhà lãnh đạo ECOWAS hiện có kế hoạch nhóm họp vào ngày 10/8. Tổ chức này dự định tăng cường áp lực trừng phạt đối với nhóm đảo chính tại Niger, đồng thời tuyên bố ưu tiên tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.
Pháp chịu trách nhiệm về bất ổn tại Tây Phi? Niger đã trở thành quốc gia mới nhất ở Tây Phi với quân đội lên nắm quyền kiểm soát, sau Burkina Faso, Guinea, Mali và Chad - tất cả đều thuộc cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie) châu Phi. Công dân Pháp và một số quốc gia châu Âu chờ được sơ tán tại nhà chờ sân bay quốc tế Diori-Hamani ở Niamey, Niger...