“Khi học sinh tự tử, nhà trường phải chịu trách nhiệm đầu tiên”
GS Lee Sang Min thuộc Korea University nói với Zing rằng nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ để giúp học sinh thoát khỏi khủng hoảng, từ đó tránh những sự việc đáng tiếc.
Trầm cảm và tự tử học đường là vấn đề trầm kha của xã hội Hàn Quốc suốt nhiều thập kỷ qua. Không ít chính sách ra đời nhưng tình hình vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Bản tin của Chosun Ilbo hồi tháng 10/2019 cho biết hơn 700 học sinh ở Hàn Quốc từng cố gắng tự tử trong 12 tháng trước. Đây là con số cao nhất mà Bộ Giáo dục từng ghi nhận từ khi theo dõi vấn nạn này vào năm 2011.
Đau lòng hơn, khoảng 144 em trong số này ra đi vĩnh viễn.
Một bản tin khác của Korea Herald vào tháng 4 năm nay dẫn báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho biết 28,2% học sinh cấp 2 và cấp 3 trải qua trầm cảm trong năm 2019. Để giải tỏa, 6,7% trong số này hút thuốc còn 15% tìm đến rượu bia.
Theo giáo sư Lee Sang Min, giải pháp chủ yếu mà Hàn Quốc đang thực hiện là tăng cường đầu tư nguồn lực cho hệ thống tham vấn học đường, nâng chuẩn của chuyên viên tham vấn; huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan cùng giải quyết sự cố của học sinh; và tích cực theo dõi cảm xúc, hành vi của người học để can thiệp kịp thời.
- Theo giáo sư, những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tỷ lệ tự tử tương đối cao trong giới học đường ở Hàn Quốc?
- Tôi nghĩ thực trạng này phần lớn xuất phát từ sự ganh đua giữa các học sinh. Áp lực điểm số và thành tích học tập khiến giới trẻ Hàn Quốc phải dành nhiều thời gian cho chuyện bài vở. Các em đồng thời phải thường xuyên đến lớp học thêm để cạnh tranh với nhau.
Áp lực từ gia đình cũng là một yếu tố đè nặng lên giới trẻ Hàn Quốc, bởi các bậc phụ huynh đều muốn con mình xuất sắc về mặt học tập.
Phép cộng từ những tác động kể trên đã khiến nhiều bạn trẻ phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, từ đó dẫn đến việc nghĩ quẩn và tự tử.
Theo DW , Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử học đường cao nhất thế giới. Ảnh: Unsplash.
Ban hành luật để cấm bạo lực học đường
- Cách thức giáo viên ở Hàn Quốc phạt học trò ảnh hưởng đến sự bất ổn tâm lý của các bạn trẻ như thế nào?
- Tình trạng này từng diễn ra ở Hàn Quốc vào khoảng 20 năm trước. Thập niên 90, giáo viên sử dụng các hình phạt về mặt thể chất (corporal punishment) đối với học sinh. Đây từng là vấn đề nghiêm trọng trong nền giáo dục Hàn Quốc.
Sau đó, chính phủ ban hành quy định cấm áp dụng các hình phạt liên quan đến thân thể trong phạm vi trường học. Tình trạng đánh đập học sinh theo đó cũng được giải quyết. Nói chung, thời tôi còn học trung học, giáo viên thường dùng thước để đánh học sinh phạm lỗi. Nhưng sau năm 2000, cách thức này không còn được áp dụng nữa.
Giáo sư Lee Sang Min thuộc Korea University. Ảnh: NVCC.
Mặt khác, sau khi bị cấm sử dụng hình phạt về mặt thể chất, một số giáo viên không biết cách kiểm soát học sinh hiệu quả. Bạo lực lúc này xảy ra qua những vụ xô xát và đánh nhau của giữa các học sinh. Nhiều học sinh bắt đầu có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, hoặc bắt nạt bạn bè.
Và rồi mô hình tham vấn trong trường học ra đời, giúp phần nào khắc phục vấn đề này.
- Giáo sư có thể chia sẻ thêm về các hình thức xử phạt học sinh từ phía giáo viên có thể gây ra sang chấn về mặt tâm lý hơn là thể chất?
- Tôi gọi đó là bắt nạt. Nhưng theo quan sát của tôi, việc giáo viên bắt nạt học sinh là khá hiếm ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp thầy giáo xâm hại hoặc quấy rối tình dục đối với nữ sinh. Các hành vi phổ biến như động chạm thân thể hoặc có lời nói không đứng đắn với học sinh.
Những vụ như vậy đang tăng trong 2 năm qua ở Hàn Quốc, và thực sự là một vấn nạn nghiêm trọng với chúng tôi.
Những năm gần đây, các phong trào như #MeToo được hưởng ứng mạnh mẽ, cơ quan chức năng cũng tìm cách hạn chế các trường họp giáo viên quấy rối hoặc buông lời khiếm nhã với học sinh. Nhiều giáo viên thậm chí bị buộc thôi việc và phải rời ngành giáo dục.
Mặt khác, tôi nghĩ tình trạng học sinh bắt nạt nhau xảy ra với tần suất thường xuyên hơn.
Kiểm tra tâm lý định kỳ với học sinh
- Khi những vụ bắt nạt như vậy trở nên nghiêm trọng hơn, các đơn vị tham vấn trong nhà trường ở Hàn Quốc làm cách nào để ngăn các nạn nhân tiến đến hành vi tự tử?
Video đang HOT
- Chúng tôi thường tổ chức nhiều đợt “Kiểm tra Cảm xúc và Hành vi (SEBT)” trên quy mô lớn đối với học sinh lớp 3, 6 và 9. Điều này nhằm theo dõi và phát hiện các bạn có vấn đề sức khỏe tâm thần hay không. Những đợt kiểm tra được tổ chức định kỳ hàng năm kể từ năm 2013, trên phạm vi toàn quốc.
Dựa trên dữ liệu từ những đợt đánh giá tâm lý đó, chúng tôi xác định từng cá nhân gặp dạng bất ổn tâm lý nào, ai là nạn nhân bị bắt nạt, ai đang có nguy cơ tự sát, mâu thuẫn trong các mối quan hệ hay áp lực học hành, hay đang gặp rắc rối với bố mẹ…
Học sinh Hàn Quốc được kiểm tra sức khỏe tâm thần định kỳ. Ảnh: Unsplash.
Một giải pháp khác đến từ sự quan sát của các giáo viên chủ nhiệm. Khi phát hiện những trường hợp gặp vấn đề về tâm lý, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo cho đơn vị tham vấn của trường để tìm hướng giải quyết.
Dựa trên dữ liệu từ những nguồn nói trên, đội ngũ tham vấn của trường sẽ lên kế hoạch để chọn ra giải pháp thích hợp nhằm can thiệp, làm việc và tham vấn cho những học sinh cần giúp đỡ.
Có nhiều cách tiếp cận khi muốn giúp một học sinh thoát khỏi khủng hoảng về sức khỏe tâm thần. Họ có thể thực hiện với từng học sinh, hoặc theo nhóm, hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm, hay phối hợp với phụ huynh.
Khi tất cả những cách trên đều không hiệu quả thì một hội đồng riêng của nhà trường sẽ vào cuộc, đặc biệt trong những vụ bạo lực học đường. Một số thành viên ngoài nhà trường, như đại diện phòng giáo dục, cũng được mời tham gia hội đồng.
Vì là một vấn nạn nghiêm trọng ở Hàn Quốc, rối loạn tâm lý ở học sinh đòi hỏi giải pháp mang tính hệ thống với sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Vào năm 2006, khoảng 35% học sinh Hàn Quốc cho biết từng bị bắt nạt hoặc các hình thức bạo lực học đường khác. Tỉ lệ này hiện nay còn khoảng 3,5%. Dù vẫn còn cao so với nhiều nước khác, tôi nghĩ việc số học sinh bị bắt nạt giảm gấp 10 lần là một tín hiệu đáng mừng.
Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt tại Hàn Quốc đã giảm 10 lần trong 14 năm qua. Ảnh: Happenchance.
- Giáo sư có thể chia sẻ thêm về hoạt động của hội đồng nhà trường trong việc ổn định tâm lý học sinh?
- Ở Hàn Quốc, chúng tôi có một mô hình phân tầng rõ ràng: mỗi trường có một đơn vị tham vấn riêng, bên trên tổ tham vấn này là các văn phòng và hội đồng nhà trường có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
Khi gặp khó khăn trong việc xử lý các trường hợp khủng hoảng sức khỏe tâm thần của học sinh, mỗi đơn vị sẽ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ cơ quan trên quyền của họ.
Xây dựng hệ thống tham vấn học đường
- Bộ Giáo dục Hàn Quốc phân bổ nguồn lực tài chính vào hệ thống tham vấn học đường như thế nào?
- Sau sự sửa đổi ở luật giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2004 và luật chấm dứt bạo lực học đường vào năm 2011, phần lớn trường học ở Hàn Quốc có văn phòng tham vấn gọi là WEE (We – chúng tôi, Education – giáo dục, Emotion – cảm xúc).
Chúng tôi có khoảng 12.000 trường học ở Hàn Quốc, với xấp xỉ 5.000 trường tiểu học, 2.500 trường trung học cơ sở và 2.500 trường trung học phổ thông, và các trường nghề. Do đó, nếu tính bình quân mỗi trường có một chuyên viên tham vấn học đường, cả Hàn Quốc sẽ cần khoảng 12.000 người làm việc này.
Chuyên viên tham vấn phải có trình độ cử nhân tâm lý trở lên, một số nơi có thể yêu cầu bằng thạc sĩ và đã trải qua đủ số giờ thực tập thực tế. Nên mức lương trung bình cho vị trí này trung bình khoảng 40.000 USD/người/năm (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cho biết mức thu nhập trung bình trong năm 2019 của người Hàn Quốc là 42.300 USD/năm – PV). Có thể thấy, chi phí cho bộ phận này là tương đối đắt đỏ.
Chúng tôi bắt đầu xây dựng mô hình tham vấn học đường ở các trường phổ thông dạy nghề trước tiên, sau đó tới các cấp còn lại. Đến nay, Hàn Quốc có khoảng 6.000 chuyên viên tham vấn học đường chuyên nghiệp.
- Theo giáo sư, ai là người nên chịu trách nhiệm đầu tiên khi học sinh tự tử với nguyên nhân liên quan đến trường học?
- Bên cạnh những vụ học sinh tự sát, tôi nghĩ vấn nạn nhức nhối hơn ở Hàn Quốc hiện nay chính là tình trạng thanh thiếu niên tự làm tổn thương bản thân.
Tôi cho rằng trách nhiệm của vấn nạn này chủ yếu thuộc về nhà trường, đặc biệt là đơn vị tham vấn học đường.
Nhưng các bên liên quan như gia đình, giáo viên chủ nhiệm hoặc ban giám hiệu cũng cần nhìn nhận vấn đề và chịu một phần trách nhiệm vì đã không phối hợp nhằm tìm ra biện pháp can thiệp kịp thời.
Nhà trường nên là nơi nhận trách nhiệm đầu tiên về tình hình của học sinh. Ảnh: SCMP .
- Một vấn đề nan giải không nhiều nước hoặc trường học đủ khả năng chi trả cho dịch vụ tham vấn học đường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc để giải quyết việc này như thế nào?
- Tôi nghĩ đây là một vấn đề mang tính hệ thống. Hàn Quốc cũng từng trải qua tình trạng tương tự.
Khi tình trạng học sinh tự hại và tự tử ngày một gia tăng từ áp lực nhiều phía như tôi đã phân tích, chính phủ quyết định rằng cần đầu tư nguồn lực để xử lý vấn nạn này.
Chúng tôi xây dựng nền tảng cho các đơn vị tham vấn một cách từ từ. Đây là một quá trình đòi hỏi thời gian và không hề đơn giản.
Các phụ huynh cũng phải chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề này. Nhưng điều này không dễ thực hiện. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền để giúp các bậc cha mẹ hiểu được sự nghiêm trọng của vấn đề, nhằm giúp các em học sinh phần nào giảm bớt áp lực và tránh khủng hoảng về mặt tinh thần.
Bố mẹ cũng cần phải học cách giao tiếp với con cái để tìm hiểu vấn đề của các con.
Tuy nhiên, hướng tiếp cận với phụ huynh không phải việc dễ dàng và không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi ngay chính người lớn cũng có vấn đề.
Một số chuyên viên tham vấn mà tôi biết cũng đã thực hiện vài buổi tư vấn cho phụ huynh, nhưng cũng không hiệu quả. Nhìn chung, rất khó để thay đổi kỳ vọng của phụ huynh với con em mình. Từ đó có thể thấy, cách tiếp cận và thái độ của từng gia đình là rất quan trọng.
Giáo sư Lee Sang Min phụ trách chuyên ngành tham vấn học đường tại Korea University – ngôi trường được Times Higher Education xếp thứ 20 trong top 100 đại học tốt nhất châu Á năm 2020.
Ông Lee nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Florida và từng đảm nhiệm vai trò phó giáo sư ở Đại học Arkansas giai đoạn 2004-2006. Giai đoạn 2015-2020, giáo sư Lee xuất bản hơn 20 bài viết và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý và tham vấn học đường.
100.000 học sinh Trung Quốc tự tử mỗi năm do áp lực học tập
Thống kê chỉ ra phần lớn nguyên nhân tự tử của học sinh Trung Quốc xuất phát từ xung đột với giáo viên, áp lực bài vở, điểm số và bị cha mẹ chỉ trích.
Vừa qua, The Papper trích dẫn thống kê từ The Economist , cho thấy tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc đứng đầu thế giới. Cụ thể, con số lên đến 100.000 người mỗi năm. Trung bình cứ 1 phút lại có 2 người tìm đến cái chết và 8 người khác có ý định tương tự.
Thống kê cũng cho thấy trong những năm gần đây, ý định tự tử của học sinh trung học tại Trung Quốc tăng cao so với năm 2002. Phần lớn nguyên nhân liên quan đến áp lực học tập, gánh nặng từ gia đình và những xung đột ở trường học.
Theo điều tra từ China Maker Education Bluebook , nguyên nhân chính dẫn đến tự tử ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thể được chia thành những trường hợp sau: xung đột gia đình (33%), áp lực học tập (26%), xung đột giáo viên - học sinh (16%) và các vấn đề tâm lý (10%), tranh chấp tình cảm (5%), bắt nạt học đường (4%), các vấn đề khác (6%).
Trẻ tổn thương khi bị người lớn chỉ trích. Ảnh: Better Tennessee.
Khi lời nói của người lớn trở thành vũ khí sát thương
Cuối tháng 10, truyền thông Trung Quốc đưa tin một học sinh trung học ở Giang Tô nhảy sông tự vẫn và để lại thư tuyệt mệnh. Trong thư, Chu Kiếm (16 tuổi) bày tỏ cảm giác có lỗi với bố mẹ, đồng thời ám chỉ nguyên nhân tự tử có liên quan đến cô giáo chủ nhiệm họ Tiêu, theo Sina .
"Những lời xúc phạm của cô (chỉ cô Tiêu) khiến em muốn đập đầu vào tường cho đến chết", Chu Kiếm viết trong thư tuyệt mệnh.
13 ngày sau khi nam sinh qua đời, vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gia đình em nhiều lần đến trường để xác minh nội dung bức thư nhưng bị nhà trường từ chối.
Bà Từ cho biết con trai bà được nhận vào trường từ tháng 9/2019. Sau hơn một tháng nhập học, cuộc sống của em bị đảo lộn. Do từ chối tham gia lớp phụ đạo, cô chủ nhiệm tỏ thái độ và thường xuyên gây khó dễ với Chu Kiếm.
Đến tháng 9/2020, Chu Kiếm tiếp tục được phân vào lớp của cô Tiêu. Khi vào lớp, câu đầu tiên cô giáo nói với Chu Kiếm là: "Sao lại là em? Tôi không muốn nhìn thấy em".
Câu nói của cô giáo chủ nhiệm khiến nam sinh tổn thương. Dù mẹ an ủi nhiều lần, em vẫn cảm thấy nặng nề. Đến ngày 12/10, sau khi đi học về, Chu Kiếm có nhiều biểu hiện bất thường, trốn trong phòng và không chịu ăn uống.
Hôm sau, Chu Kiếm biến mất, thi thể của em được tìm thấy trên sông sau 3 ngày mất tích.
Vào tháng 9, một nam sinh lớp 9 ở thành phố Vũ Hán nhảy lầu do bị mẹ đánh, mắng trước mặt các bạn. Theo The Papper , em Trương đánh bài với hai bạn khác, nhà trường gọi phụ huynh lên làm việc. Vì quá tức giận, mẹ đã đánh em ngay trên hành lang trường học.
Sau khi mẹ đi khỏi, Trương đứng im lặng trong hai phút rồi bất ngờ trèo lên lan can và nhảy xuống. Hai nam sinh cùng lớp chứng kiến toàn bộ vụ việc nhưng không kịp ngăn cản.
Em Trương được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Mẹ em bị chỉ trích vì có những lời lẽ, hành động gây tổn thương con trẻ.
Trước đó, vào tháng 7, một nữ sinh ở Thường Châu nhảy lầu tự tử do bị cô giáo xúc phạm, chỉ trích. Theo China Daily , Cô Yuan bị cáo buộc đã đưa ra những lời "thiếu tích cực" khi nhận xét bài viết của nữ sinh.
Thậm chí, cô còn xóa bài của học sinh mà không đưa ra lý do hay lời nhận xét nào. Ngoài ra, cô Yuan thừa nhận có tát Miao một lần vào tháng 10/2019, do em không làm bài tập và không chú ý nghe giảng.
Sau khi vụ việc xảy ra, một số cựu học sinh trường đã lên tiếng về việc từng bị nữ giáo viên ngược đãi và xúc phạm. Cô thường ném sách vào mặt, tát, thậm chí nhéo vào mí mắt học sinh.
"Cô ấy thường xuyên mắng nhiếc, mạt sát, dù tôi không phạm lỗi gì cả", Feng Hongwei, 26 tuổi, học sinh cũ của cô Yuan, cho biết.
Năm 2019, một vụ tự tử ở thành phố Thượng Hải khiến cộng đồng mạng thương xót. Theo Global Times , một thiếu niên 17 tuổi do mâu thuẫn đã nhảy cầu ngay trước mặt mẹ.
Được biết, nam sinh xích mích với bạn học. Trên đường về nhà, em bị mẹ mắng. Mâu thuẫn giữa hai mẹ con khiến cậu bé nảy sinh quyết định tự vẫn.
Áp lực học tập khiến nhiều học sinh Trung Quốc tìm đến cái chết. Ảnh: Financial Tribune.
Áp lực chồng chất áp lực
China Maker Education Bluebook chỉ ra, trong nhiều năm qua, "gánh nặng" học tập của học sinh Trung Quốc không ngừng tăng lên. Phần lớp áp lực học tập của trẻ bắt nguồn từ sự phát triển lộn xộn của "thị trường giáo dục" tại quốc gia này.
Ngoài ra, ý kiến chủ quan và những kỳ vọng nặng nề của cha mẹ vô tình khiến con trẻ mắc kẹt trong khó khăn và áp lực, từ đó dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.
Vào tháng 5, một bé gái 9 tuổi ở Thiểm Tây nhảy từ tầng 15 tự sát vì áp lực bài vở. Được biết, cô giáo yêu cầu em hoàn thành bài tập trước 17h, em không tìm ra cách giải nên đã nhắn tin cầu cứu mẹ.
Thay vì giúp con tìm hướng giải quyết, người mẹ chỉ nhắn giục em nhanh chóng hoàn thành bài để nộp cho cô giáo.
Áp lực đè nén, cộng thêm lời nói vô cảm từ mẹ, cô bé cảm thấy bế tắc và quyết định ra đi. Em để lại lá thư tuyệt mệnh với nội dung: "Mẹ ơi, con xin lỗi, đây là quyết định của con".
Cuối tháng 2, một cậu bé 13 tuổi ở Thâm Quyến chọn cái chết để giải thoát bản thân sau nhiều ngày mệt mỏi với bài tập ở lớp. Theo Sohu , do chưa hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông, cô giáo yêu cầu em phải ở nhà làm hết, nếu không sẽ không được đến trường.
Để có thời gian làm nốt bài tập, em nói dối mẹ là nhà trường cho nghỉ. Cậu bé ở nhà làm bài tập suốt 4 ngày liền, nhưng lượng bài quá lớn, em không thể hoàn thành. Cuối cùng, nam sinh tìm đến cái chết.
Theo thống kê của VCT News , trong đợt dịch Covid-19 năm 2020, Trung Quốc xảy ra hàng loạt vụ tự tử ở học sinh. Chỉ tính riêng tại thành phố Thượng Hải, có 14 trường hợp học sinh tự tử, phần lớn nguyên nhân đều bắt nguồn từ áp lực học tập.
Ngày 31/8, một nam sinh 12 tuổi ở Hồ Nam tự kết liễu đời mình do không thể hoàn thành bài tập về nhà. Một nam sinh 17 tuổi ở An Huy cũng nhảy lầu vào cuối tháng 4 với lý do tương tự.
Cuối tháng 3, một học sinh 9 tuổi ở tỉnh Hà Bắc bị giáo viên đuổi khỏi lớp học online vì không hoàn thành bài tập đúng hạn. Em nhảy từ tầng 15 của tòa nhà và không qua khỏi.
Một học sinh khác ở tỉnh Hà Bắc cũng chọn cách giải thoát tương tự. Được biết, vì có biểu hiện thiếu tích cực khi học online, em bị cha mẹ chỉ trích bằng những lời lẽ nặng nề.
Báo cáo về các vụ tự sát ở học sinh cho thấy những vụ việc trên đều liên quan đến căng thẳng tâm lý, phần lớn học sinh đều không thể chịu được áp lực học tập và sự thất vọng do cha mẹ, thầy cô mang lại. Vì thế, các em chọn kết thúc cuộc sống của mình theo những cách cực đoan.
China Maker Education Bluebook khuyến khích gia đình, nhà trường cần chú ý đến cảm xúc của học sinh, đồng thời giảm áp lực trong học tập. Cụ thể, các trường cần giảm lượng bài tập, hạn chế học thêm, đổi mới cơ chế kiểm tra, đánh giá thành tích.
Bên cạnh đó, cơ quan giáo dục cần thúc đẩy sửa đổi luật, quy định để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ví dụ như xử lý nghiêm những trường hợp xúc phạm, gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
Phụ huynh, giáo viên được khuyên không nên trách mắng, tạo áp lực học cho trẻ. Việc trách mắng không mang lại hiệu quả vì những lời này thường chứa đựng sự tức giận. Lời chỉ trích thông thường có thể biến thành buộc tội, khiến trẻ sợ hãi khi đối mặt.
Ông Haim Ginott, nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ, cho biết những lời phê bình, chỉ trích của người lớn không giúp các em sửa sai, khiến các em chán nản hơn trong học tập. Đồng thời, trẻ dễ mất đi lòng tự trọng, sự tự tin khi bị mắng quá nhiều.
"Nhiều trường hợp cha mẹ không nhận ra rằng, dưới sự chỉ trích liên tục, trẻ không thể phát triển theo chiều hướng cha mẹ mong muốn, đôi khi còn gây phản tác dụng", ông Haim Ginott nói.
Đừng bao giờ bắt con "chở" ước mơ của bố mẹ Nhiều ông bố bà mẹ cứ muốn con mình là "cái bóng" của chính mình về mọi thứ. Bởi họ cho rằng, họ là "hình mẫu chuẩn mực" để con "soi" vào và học tập làm theo. Nhưng không, khi quan niệm xã hội đã thay đổi và sự "cơ động xã hội" không còn "rập khuôn xưa cũ", thì chỉ có con...