Khi bệnh tuyến giáp bắt đầu trở thành ung thư, trên cơ thể sẽ có 3 dấu hiệu này
Tuyến giáp được ví như “động cơ của cơ thể”, có chức năng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể.
2 vợ chồng cùng mắc bệnh tuyến giáp, nguyên nhân là do ăn uống giống nhau
Mới đây, một cặp vợ chồng ở Hồ Bắc, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp cùng lúc! Vậy liệu bệnh ung thư này có lây không? Câu trả lời là “Không”. Bác sĩ cho biết, tất cả đều có thói quen ăn uống giống nhau. Đó là nguyên nhân quan trọng khiến hai vợ chồng mắc bệnh ung thư cùng lúc!
Cặp vợ chồng đó là cô Xiong 39 tuổi và chồng 41 tuổi là nông dân ở một quận ở Hồ Bắc. Họ có sức khỏe tốt. Trước đó, hai vợ chồng cô đến bệnh viện quận khám sức khỏe thì bất ngờ với kết quả là cả hai đều được chẩn đoán bị nhân giáp.
Theo lời khuyên của một bác sĩ địa phương, cặp đôi đến khoa phẫu thuật ngực ở bệnh viện tỉnh Hồ Bắc để khám. Giáo sư Ngô của khoa Phẫu thuật lồng ngực của bệnh viện đã kiểm tra rất kỹ tình trạng của hai vợ chồng và cho kết quả nghi ngờ cao là ung thư. Cả 2 được yêu cầu kịp thời tiến hành phẫu thuật. Theo báo cáo y tế của giáo sư Ngô khẳng định cả hai vợ chồng đều bị ung thư tuyến giáp.
Qua trò chuyện với bệnh nhân, giáo sư Ngô được biết, từ hơn 10 năm nay, vợ chồng cô Xiong hầu như bữa nào cũng phải ăn món dưa muối.
Giáo sư Wu cho biết, cơ quan nghiên cứu danh sách chất gây ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới” đã liệt kê rõ ràng thực phẩm ngâm chua là chất gây ung thư cấp độ 1, và ăn rau dưa muối chua là nguyên nhân quan trọng khiến các cặp vợ chồng mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Vì dưa chua và các sản phẩm muối chua thường chứa nhiều nitrit. Mặc dù bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các sản phẩm phân giải protein trong dạ dày tạo thành nitrosamine gây ung thư.
“Biểu hiện sớm lâm sàng của ung thư tuyến giáp là không rõ ràng, cặp vợ chồng sống với nhau lâu dài thường có thói quen ăn uống giống nhau nên nếu một người phát hiện mắc ung thư tuyến giáp hoặc bất kì loại ung thư nào khác thì người còn lại phải cảnh giác”, giáo sư Ngô nhắc nhở.
Một số tín hiệu khi bệnh tuyến giáp bắt đầu trở thành ung thư
Video đang HOT
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể con người chúng ta và là một phần cốt lõi của cơ thể con người. Do công việc, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các nguyên nhân khác, nếu không chú ý đến việc bảo dưỡng tuyến giáp, về lâu dài có thể làm tổn thương tuyến giáp, dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp. Và khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, những rắc rối sẽ kéo theo, thậm chí cả ung thư tuyến giáp.
Bệnh viện tuyến giáp Côn Minh Zhongyan cung cấp cho bạn một số tín hiệu khi tuyến giáp bắt đầu trở thành ung thư như sau:
1. Hình dạng của khối u tuyến giáp
Hình dạng của khối u tuyến giáp chủ yếu được chia thành hai loại, một là khối tròn có thể xuất hiện ở một bộ phận nào đó của tuyến giáp. Hãy coi chừng khối u tuyến giáp này vì nó có thể là u nang tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Thứ hai là hình cánh bướm. Đây thường là do viêm tuyến giáp hoặc cường giáp.
2. Tổn thương các hạch bạch huyết
Khi bệnh ung thư tuyến giáp phát triển đến một giai đoạn nhất định, khối u trong cơ thể sẽ chèn ép các mô và bộ phận xung quanh, người bệnh hiển nhiên sẽ bị sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể bị khàn giọng mà nguyên nhân chủ yếu là do khối u phát triển liên tục và chèn ép dây thần kinh thanh quản tái phát.
3. Khó nuốt, khó thở
Khi khối u tiếp tục phát triển sẽ chèn ép hoặc bít các dây thần kinh thực quản, thanh quản khiến người bệnh bị bức xạ vùng vai, gáy, tai, kéo theo tình trạng khó nuốt, khó thở.
3 nhóm người phải chú ý phòng bệnh tuyến giáp
1. Những người căng thẳng và thường xuyên thức khuya
Tế bào tuyến giáp tham gia chặt chẽ vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thể lực quá căng thẳng trong thời gian dài cộng với việc không giải tỏa được cảm xúc khiến tế bào tuyến giáp không được phục hồi tốt, lâu ngày dẫn đến tuyến giáp bị tổn thương.
2. Những người đã xạ trị vào ngực hoặc cổ khi còn nhỏ
Khi còn nhỏ, tế bào trong cơ thể đang trong thời kỳ tăng sinh mạnh mẽ, và bức xạ là một kích thích bổ sung để tăng sinh tế bào. Do đó có thể dễ dàng gây ra sự biến đổi ác tính của tế bào.
3. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có hai dạng, một là khởi phát từ cá nhân, hai là do di truyền. Nếu trong gia đình có người thân cấp 1 bị bệnh tuyến giáp thì nên kiểm tra tuyến giáp thường xuyên.
Bên cạnh đó, như giáo sư Ngô nói trên, nếu những người sống cùng bạn bị ung thư tuyến giáp, cho dù họ không có quan hệ với bạn thì bạn vẫn cần đi kiểm tra tuyến giáp bởi rất có thể mọi người có cách ăn uống hay thói quen sinh hoạt giống nhau.
Bệnh ung thư tuyến giáp có nên dùng sữa hay không? Chuyên gia "bật mí" về dinh dưỡng đúng cách cho người mắc bệnh tuyến giáp
Theo các số liệu thống kê cho thấy, bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia chia sẻ, bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được tầm soát sớm và điều trị kịp thời cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng cách.
Hiện nay đối với người bệnh tuyến giáp nói chung, và đặc biệt là ung thư tuyến giáp nói riêng trong và sau quá trình điều trị thường gặp một số triệu chứng như: khó nuốt, đau họng, đau cổ, mệt mỏi, viêm nhiễm. Do đó, người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, hoặc mất vị giác dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể dẫn đến sức khỏe suy yếu, lâu hồi phục, thậm chí kéo dài thời gian nằm viện và làm tăng chi phí điều trị.
Ngoài ra, một số người bệnh do phải tiếp tục thực hiện quá trình điều trị i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, trước khi tiếp nhận phóng xạ i-ốt I-131 khoảng 2 tuần người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng i-ốt dưới 50mcg. Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện chế độ ăn kiêng này, người bệnh gặp phải nhiều khó khăn như kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược, thiếu dinh dưỡng hoặc khó tuân thủ vì không biết lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm cho nên đã làm giảm đáp ứng quá trình điều trị. Vì vậy cần phải có một chế dinh dưỡng đúng cách với tuyến giáp. Vậy người bệnh tuyến giáp cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh tuyến giáp
Theo TS. BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai chia sẻ, nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng là tăng cường dinh dưỡng, chế độ ăn giàu Vitamin, khoáng chất, rau xanh, hoa quả tươi; không phải ăn kiêng khem gì đặc biệt. Bởi cơ thể khỏe mạnh thì hệ miễn dịch mới khỏe mạnh, giúp kiểm soát tốt bệnh tật.
Chỉ lưu ý đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật mà có chỉ định điều trị Iod phóng xạ hoặc bệnh nhân chuẩn bị làm xạ hình toàn thân với Iod-131 thì phải kiêng ăn các chế phẩm có Iod, muối Iod, chụp CT có cản quang trong vòng 3 - 4 tuần để cơ thể thể thật "đói Iod", khi đó làm xạ hình kết quả mới chính xác hoặc uống Iod điều trị mới hiệu quả.
Người bị bệnh ung thư tuyến giáp có nên dùng sữa hay không?
Nhiều sản phẩm sữa được biết đến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như: protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Sữa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như dễ tiêu hóa, hấp thu hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường khối cơ, duy trì trọng lượng, giúp xương, răng chắc khỏe...
Đặc biệt, đối với những người bị suy nhược, hay người có hệ tiêu hóa kém, chán ăn, mệt mỏi cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng thì sữa thường được lựa chọn là sản phẩm hàng đầu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải dòng sữa nào cũng phù hợp với từng loại bệnh và đặc biệt là đối với những người bệnh ung thư tuyến giáp.
Đánh giá về vấn đề này, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm nhận xét, sữa là sản phẩm dinh dưỡng có nhiều protein, canxi, các vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, nacin, vitamin B6 và folate), vitamin A, vitamin C, magie và kẽm, đường lactose. Sữa cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư giúp nhanh chóng phục hồi cơ thể.
Ngoài ra, bác sĩ Khiêm còn khẳng định, chưa có nghiên cứu lớn nào cho thấy sữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và tuyến giáp nói riêng hay tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư ở người bệnh đã điều trị.
Chính vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể uống sữa bình thường. Tuy nhiên, loại trừ trường hợp người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp và/hoặc không điều trị Iod phóng xạ được bác sỹ kê đơn uống hormon tuyến giáp thay thế suốt đời: levothyroxine thì được khuyến cáo rằng, "người bệnh không nên uống thuốc hormon tuyến giáp cùng với sữa bò vì sữa bò có hàm lượng canxi cao, có thể làm giảm khả năng hấp thu levothyroxine. Nên uống sữa xa khoảng thời gian uống thuốc levothyroxine".
Những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất? Cần lưu ý rằng, không chỉ những người thường xuyên duy trì chế độ ăn thiếu I-ốt mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao. Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn,...