Khát chữ nơi cổng trời

Theo dõi VGT trên

Điểm trường thôn Ea Rớt (Trường Tiểu học Cư Pui 2, xã Cư Pui) nằm trên đỉnh con dốc cao thẳng đứng. Để đến trường dạy học mỗi ngày, nhiều thầy cô phải vượt quãng đường hàng trăm km với bùn đất nhão nhoét khi trời mưa và bụi mù che mờ lối đi vào ngày nắng.

Nhưng không vì thế, thầy cô lơ là công việc của mình cho dù hành trình ấy nhiều khi đong đầy nước mắt.

Khát chữ nơi cổng trời - Hình 1

Điểm trường Ea Rớt, nơi các giáo viên hàng ngày phải vượt hàng trăm km để đến gieo chữ. Ảnh: T.G

Chênh vênh cổng trời

Nằm cách trường chính khoảng 20 km, điểm trường Ea Rớt (thuộc Trường Tiểu học Cư Pui 2) là một trong những khu vực khó khăn, thiếu thốn nhất của xã.

Thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) được người dân gọi là “cổng trời” bởi để lên đến đây phải vượt qua con dốc cao thẳng đứng, ngoằn ngoèo uốn lượn. Vào mùa nắng, đường mù mịt bụi, còn mưa xuống, việc đi lại của người dân, giáo viên và học sinh nơi đây vô cùng khó khăn. Có những hôm mưa lớn, nước ngập sâu người dân phải dùng thuyền, bè để di chuyển.

Đặc biệt, con đường gieo chữ của thầy cô cũng vô cùng gian nan. Bởi đa số các thầy cô giảng dạy nơi đây nhà đều cách xa trường nhưng vẫn phải đi về trong ngày. Việc “cuốc bộ” hàng chục km hay trượt chân té ngã xảy ra thường xuyên với những người gieo chữ nơi đây.

Khát chữ nơi cổng trời - Hình 2

Trời mưa đường lầy lội, trơn như đổ mỡ cũng không ngăn nổi tình yêu nghề, yêu học sinh của giáo viên nơi đây. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tâm sự với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Trang (giáo viên lớp 2, ngụ huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) cho hay: Quãng đường từ nhà đến trường chừng 60km, tuy nhiên do 2 con còn nhỏ nên cô không ở lại trường mà cứ sáng sớm dắt xe ra khỏi nhà, chiều tối lại rong ruổi về với con.

Vào mùa mưa, để vào được trường, cô có thể từ đập Ea Rớt (xã Ea Ô, huyện Ea Kar), sau đó gửi xe ở nhà dân và đi bộ 5km để vào trường. Con đường thứ 2 là từ thôn Cư Tê (xã Cư Pui, huyện Krông Bông), từ đây các cô phải đi bộ khoảng 8km mới có thể đến với điểm trường Ea Rớt. Quãng đường nào cũng đầy rẫy khó khăn, hiểm trở.

“Cứ 4 giờ sáng, tôi thức dậy chuẩn bị hành trang để đến trường. Ngày nắng còn đỡ, chứ mưa xuống xe máy chạy một đoạn lại trượt té. Nhiều hôm tôi phải gửi xe nhà dân rồi lội bộ vài km để đến lớp. Đến nơi, người dính đầy bùn đất, cứ thế cô trò lấm lem trong phòng học”, cô Trang nói.

Trải lòng về kỷ niệm với nghề, cô Trang nhớ mãi khi đang mang thai tháng thứ 7, có lần đi đến trường, con đường đất sau mưa trơn như đổ mỡ khiến cô ngã nhào. Cả người lẫn xe từ trên dốc xuống lăn cả chục vòng. May mắn cô và đứa trẻ trong bụng đều bình an vô sự.

Video đang HOT

“Thời gian đầu mới đi dạy nhìn trường lớp, đường sá tôi cũng nản lòng. Nhưng khi chứng kiến các em học sinh chân đất, đầu trần đội mưa đến lớp chờ cô, tôi thấy thương vô cùng. Mỗi ngày, tôi lại tự động viên mình cố gắng. Các em đến lớp được thì chúng tôi cũng đến được. Nghèo khó không ngăn được bước chân của các em, thì mưa nắng có sá gì với người giáo viên”, cô Trang chia sẻ.

Cô Trang còn tâm sự, cô và chồng làm việc ở hai huyện khác nhau, ai cũng đi làm xa nhà. Tuy nhiên, thương vợ, thương con và cảm nhận được lòng yêu nghề cháy bỏng của vợ nên chồng cô đành nghỉ làm ở nhà chăm con và lo việc nương rẫy.

Khát chữ nơi cổng trời - Hình 3

Con đường đến lớp nhọc nhằn của trẻ em nơi dốc cổng trời. Ảnh: T.G

Ước trời mãi nắng

Tương tự, cô Nguyễn Thị Liễu (giáo viên lớp 5, ngụ huyện Krông Pắk) chẳng nhớ nổi bản thân đã té ngã bao nhiêu lần trên cái cung đường gieo chữ ấy.

“Chuyện cả người và xe ngã kềnh trên đường đã thành “đặc sản”. Việc té ngã trên đường như thói quen với chúng tôi rồi, hôm nào không té ngã cứ cảm thấy có gì đó bất an…”, cô Liễu tươi cười nói.

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn, cô Liễu được phân về dạy tại Trường Tiểu học Cư Pui 2. Trước khi đến điểm trường, trong trí tưởng tượng của cô luôn là hình ảnh các em học sinh tươm tấp đến học tại ngôi trường khang trang, đầy đủ điều kiện. Tuy nhiên, ngày đầu đặt chân tới vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, cô vô cùng bàng hoàng.

Khát chữ nơi cổng trời - Hình 4

Mặc dù bị té ngã nhiều lần, nhưng cô Liễu vẫn tâm huyết với nghề giáo. Ảnh: T.G

Không chỉ khổ cực về đường sá, giáo viên nơi đây còn phải đối mặt với khó khăn trong việc giảng dạy các em học sinh lớp 1. Bởi đa số các em đều là người dân tộc thiểu số, ít tiếp xúc và giao tiếp bằng tiếng phổ thông.

Bên cạnh đó, nhiều em không học mẫu giáo nên khi bước vào lớp 1, các em không biết mặt chữ. Ngay cả tên của mình một số em còn không nhớ được. Khi đó, cô đã bật khóc và có ý xin nghỉ dạy về nhà tìm công việc khác để làm bởi trường lớp quá thiếu thốn, đường sá đi lại khó khăn trăm bề.

Tuy nhiên, nhìn vào đôi mắt trong veo trên gương mặt lem luốc cùng đôi chân trần, cô Liễu lại muốn thử thách bản thân mình. Thời gian đầu do đường sá khó khăn, xa xôi hiểm trở nên các thầy cô trong trường mang theo đồ ăn, mua nước sạch để nấu nướng, ăn uống. Những bữa cơm rau và cá khô đối với các thầy cô tưởng chừng như “sơn hào, hải vị”.

Nhưng qua một thời gian, do con còn nhỏ, chồng công tác xa nhà nên hằng ngày cô phải chạy đi chạy về hơn 80km. Mỗi khi đến lớp dạy học, cô tự động viên mình cố gắng dạy các em học sinh nơi đây biết được mặt chữ. Cứ thế, từ những đứa trẻ xa lạ, chúng bắt đầu bám cô như người mẹ thứ 2. Dần dần cô quên mất cái khổ, cái khó, đến nay cô đã gắn bó với các em học sinh nơi đây gần 6 năm.

“Đường xa xôi cũng không sao, nhưng cực nỗi con đường khi mưa xuống trơn tuột. Mùa mưa, tôi và một số đồng nghiệp phải gửi xe cách trường gần 10km rồi đi bộ vào. Có đoạn ngập phải đi bè của người dân vượt suối, lúc đến trường các cô chỉ biết nhìn nhau cười vì ai nấy đều nhem nhuốc.

Khát chữ nơi cổng trời - Hình 5

Những bữa cơm giản đơn của giáo viên điểm trường Ea Rớt. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giờ tôi chỉ mong trời cứ mãi nắng để học trò của mình đến trường đỡ vất vả hơn, không còn ướt quần áo, sách vở nữa. Có như vậy, các em mới yên tâm, chăm chỉ học con chữ để sau này thanh tài”, cô Liễu chia sẻ.

Thầy Nguyễn Thuần, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui 2 cho biết: Trong năm học 2019 – 2020,điểm trường Ea Rớt có 6 lớp với 6 giáo viên. Do điều kiện thiếu thốn, đường đi lại khó khăn các thầy cô gặp không ít khó khăn, vất vả.

Bên cạnh đó, nhiều thầy cô giáo nhà xa lại có con nhỏ nên phải chạy đi chạy về liên tục. Không những vậy, từ trung tâm xã vào điểm trường có khoảng 10km đường xấu. Mỗi khi mưa xuống trơn trượt, chuyện té ngã xảy ra thường xuyên.

Theo vị hiệu trưởng, trường vẫn sử dụng nước giếng nhưng đã bị nhiễm phèn nặng. Bên cạnh đó, trước đây, điểm trường được tài trợ hệ thống điện mặt trời nhưng giờ đã hư hỏng. Nguồn vốn cần để sửa chữa khoảng 20 triệu đồng, tuy nhiên chưa tìm được kinh phí.

Trường lớp thì vậy, đời sống nhà giáo cũng khó khăn không kém. Theo thầy Thuần, năm 2019, xã Cư Pui tiếp tục được đưa vào xã vùng 3. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên giáo viên vẫn chưa được nhận phụ cấp, lương hiện nay chỉ 4 đến 5 triệu đồng/người. “Trước những khó khăn này, nhà trường hỗ trợ 200.000 đồng/tháng/giáo viên tiền xăng xe”, thầy Thuần nói.

Các thầy cô tâm huyết là thế, nhưng một số em học sinh vì điều kiện khó khăn, đường đi lại vất vả nên nghỉ học ở nhà phụ bố mẹ làm nương rẫy. Mỗi ngày thấy học sinh nào vắng mặt, các thầy cô lại tức tốc vào bản để động viên phụ huynh cho các em đến lớp. Bởi hơn ai hết, thầy cô nơi đây hiểu rằng, cái nghèo cái đói sẽ đeo bám các em mãi nếu không học con chữ.

Trúc Hân

Theo giaoducthoidai

Chuyện cảm động về người thầy luôn phải soạn sẵn "hai giáo án" đứng lớp

Mặc dù giảng dạy ở nơi khó khăn, thiếu thốn, quanh năm phải trải qua cái lạnh thấu xương nhưng thầy giáo Đoàn Văn Tuyền luôn tìm thấy niềm vui và xem đó là quãng thời gian ý nghĩa của tuổi trẻ...

Chuyện cảm động về người thầy luôn phải soạn sẵn hai giáo án đứng lớp - Hình 1

Do là lớp ghép nên các em học sinh ngồi xoay lưng lại với nhau, một bên học Toán, bên học môn Tiếng Việt. Ảnh: Đức Huy

Lớp học trên đỉnh Ngọk Brel

Thầy Đoàn Văn Tuyền (28 tuổi, điểm trường Điek Tà Âu, Trường PTDTBT Tiểu học Ngọk Tem, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, Kon Tum) dù còn trẻ nhưng đã có thâm niên 7 năm cắm bản gieo chữ cho học sinh vùng cao. Cũng trong chừng ấy năm, thầy Tuyền đã 3 lần chuyển trường. Tuy nhiên, mỗi lần chuyển đến nơi khác giảng dạy thì sự khó khăn, vất vả lại tăng lên gấp bội.

Cách TP Kon Tum 100km, chúng tôi phải mất tới 4 giờ đồng hồ mới có mặt tại trung tâm xã Ngọk Tem. Vậy nhưng, để đến được điểm trường Điek Tà Âu, chúng tôi còn phải di chuyển thêm 20km đường đất ngoằn ngoèo nữa. Dẫn đường cho chúng tôi có thầy Lê Văn Thức, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT tiểu học Ngọk Tem. Nhiều đoạn đường lầy, bánh xe bị lớp bùn dầy gần như "nuốt chửng" không nhúc nhích nổi. Vượt qua những đoạn đường sình lầy, dốc cao thì ai nấy trong đoàn đều lấm lem bùn đất, mệt nhoài.

Sau hơn 1 giờ đồng hồ "vật lộn" với màn sương và thời tiết lạnh buốt, thầy Thức ra hiệu cho chúng tôi dừng xe. Thầy Thức nói: "Mọi người nghỉ ngơi vài phút rồi gửi xe lại đây thôi. Đoạn đường phía trước xe không leo nổi đâu. Ngay cả người dân bản địa cũng chịu".

Cả đoàn gửi lại xe cùng một số đồ dùng không quan trọng rồi cuốc bộ leo dốc. Điểm trường Điek Tà Âu nằm chênh vênh trên ngọn núi Ngọk Brel. Cả điểm trường chỉ có một phòng học mới được tu sửa lại, nhưng không chắn nổi các đợt gió lạnh. Các em học sinh lớp 1 và lớp 2 ngồi xoay lưng lại với nhau chăm chỉ nghe thầy giáo giảng bài. Do là lớp ghép nên một bên các em học Toán, bên còn lại học môn Tiếng Việt.

Thầy Tuyền với thân hình mảnh khảnh, đôi chân thoăn thoắt di chuyển quanh lớp để truyền đạt kiến thức cho các em học sinh. Vừa hướng dẫn các em lớp 2 làm Toán xong, thầy Tuyền lại xoay người theo dõi, cầm tay cho các em lớp 1 tập viết và đọc. Lũ trẻ với bộ quần áo mỏng tanh, bờ vai đôi lúc run lên vì gió lạnh nhưng vẫn chăm chú nghe thầy giáo giảng bài. Khoảng 11h, học sinh ở 2 lớp ghép thu dọn sách vở ra về.

Lúc này, thầy Tuyền mới có thời gian tâm sự với chúng tôi về cuộc đời mình. Theo đó, thầy Tuyền sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp ra trường, thầy Tuyền vào Kon Tum dạy học. Trong quá trình công tác tại đây, thẩy Tuyền đã nhiều lần chuyển đến các điểm trường khác nhau. Đến ở bất cứ nơi đâu, người thầy giáo trẻ này luôn được các đồng nghiệp và học trò yêu quý.

Từng phải động viên học sinh đến lớp

Chuyện cảm động về người thầy luôn phải soạn sẵn hai giáo án đứng lớp - Hình 2

Các em học sinh ở điểm trường Điek Tà Âu với nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước khi chuyển công tác lên điểm trường Điek Tà Âu, thầy Tuyền đã được đồng nghiệp kể về những khó khăn nơi đây. Tuy nhiên, do yêu nghề, thương các em học sinh nên thầy Tuyền chẳng mảy may suy nghĩ. Ngày mới lên, thầy Tuyền rong ruổi trên chiếc xe máy cà tàng đem từ quê vào. Vượt qua mấy quả đồi, qua nhiều bản làng mới tới được điểm trường. Khi thầy tới nơi trời cũng đã tối mịt, quần áo lấm lem bùn đất. Điểm trường cũng chỉ là một dãy phòng học nhỏ, thô sơ.

Ngày đầu lên lớp, thầy Tuyền dạy các em nhỏ vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt. Dần dần lũ trẻ quen và bớt mặc cảm bởi hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống thiếu thốn, thầy mới bắt đầu dạy con chữ. Do người dân khó khăn về giao thông, nước sạch thiếu thốn nên cuộc sống còn nhiều lạc hậu, nghèo đói. Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thức của các em còn chậm hơn so với các vùng khác. Các em cũng quen phụ giúp gia đình công việc nương rẫy nên nhiều em lười đến lớp. Khi đó, thầy Tuyền phải đến từng nóc nhà, có khi lên tận nương rẫy để vận động các em ra lớp. Dần dần, sĩ số của lớp đã được cải thiện, các em học sinh cũng tự giác đến trường.

Tâm sự với chúng tôi, thầy Tuyền cho hay, khó khăn nhất là các em phải học theo lớp ghép. Do đó, mỗi ngày thầy phải soạn 2 giáo án khác nhau. Nếu lớp 1 học Tiếng Việt thì lớp 2 phải học Toán để tránh lẫn lộn kiến thức với nhau. "Các em học sinh nơi đây mặc dù tiếp thu chậm nhưng rất ngoan. Đây cũng là niềm động viên mình cố gắng trong công tác giảng dạy. Mình chỉ mong nơi đây có con đường mới, mùa mưa không còn sình lầy nữa để người dân phát triển kinh tế để "con chữ" đến với các em học sinh cũng bớt gian nan hơn", thầy Tuyền chia sẻ.

Thầy Vũ Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ngọk Tem cho biết, trường có 9 điểm trường nằm rải rác ở các thôn, buôn xa xôi, đường đi lại khó khăn. Trong đó, điểm trường Điek Tà Âu là một trong những điểm trường khó khăn nhất với 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Tại đầy thầy cô giáo không chỉ dạy kiến thức cho các em học sinh mà còn tuyên truyền, vận động bà con trong suy nghĩ và lối sống văn hóa.

Đức Huy

Theo giadinh.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
13:56:44 15/11/2024
Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
12:38:10 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
12:30:32 15/11/2024
Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên diễn dạ hội gây ngỡ ngàng, netizen chê sến sẩm chìm nghỉm giữa sân khấu
14:15:26 15/11/2024
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
11:43:24 15/11/2024
Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt
14:21:25 15/11/2024
Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt
11:45:39 15/11/2024
Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"
14:44:55 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quang Hùng MasterD: Lúc chạnh lòng nhất, mẹ an ủi tôi "dù con ghẻ hay con cưng của ai, Hùng vẫn là con ruột của mẹ"

Sao việt

17:50:03 15/11/2024
Nhìn lại hành trình vừa đặc biệt vừa thử thách của mình, Quang Hùng MasterD cảm thấy may mắn khi lúc nào cũng có gia đình ở cạnh.

Brad Pitt và Angelina Jolie chuẩn bị cuộc chiến tại toà án

Sao âu mỹ

17:46:56 15/11/2024
Trận chiến pháp lý liên quan tới nhà máy rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ được tiếp tục và có thể kéo dài đến năm 2026.

Người bán vé số ở TPHCM mua thức ăn 'đãi' chim trời để bớt cô đơn

Netizen

17:37:58 15/11/2024
Bất kể bán lời hay lỗ, mỗi ngày anh bán vé số dạo tại TPHCM đều trích ra một số tiền để mua thức ăn nuôi đàn chim trời như một cách tìm niềm vui, vơi bớt cô đơn trong cuộc sống.

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

Thế giới

17:19:54 15/11/2024
Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

Hôm nay nấu gì: Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối

Ẩm thực

16:37:33 15/11/2024
Gợi ý mâm cơm 4 món vừa ngon lại dễ làm cho bữa tối. Món ăn đều gần gũi, dân dã nhưng vô cùng trôi cơm, khiến ai thưởng thức cũng thích.

Vé "chợ đen" concert Anh Trai bị đẩy giá cao gấp 8 lần

Nhạc việt

16:32:39 15/11/2024
Một bài đăng với nội dung bán lại 2 vé VIP của concert Anh Trai Say Hi với mức giá 5 triệu đồng/vé (giá gốc là 2,2 triệu/vé) ngay lập tức nhận được nhiều bình luận hỏi mua.

Bức ảnh khiến Lisa bị chỉ trích "hư hỏng", cổ xuý phong cách phản cảm

Nhạc quốc tế

16:27:43 15/11/2024
Tối 13/11, Lisa đã tổ chức fan meeting tại quê nhà Thái Lan. Sự kiện nằm trong khuôn khổ fan meeting tour châu Á đầu tiên trong sự nghiệp solo của em út BLACKPINK.

Sau ngày 17/11: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia

Trắc nghiệm

16:02:30 15/11/2024
Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh hưởng trong tập thể, dễ được nâng đỡ trong công việc.

1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai

Sáng tạo

15:46:23 15/11/2024
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.

Sự nghiệp Messi chao đảo

Sao thể thao

15:02:48 15/11/2024
Lionel Messi, cái tên đồng nghĩa với sự phi thường trong thế giới bóng đá, đang trải qua những ngày tháng 11 đầy sóng gió.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

Tin nổi bật

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.