Khai mạc Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc
Chiều 14/4, tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long diễn ra lễ khai mạc Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 23.
Ban Tổ chức tặng hoa cho các đoàn tham gia Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc.
Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 23 do Bộ GD&ĐT phối hợp Hội Vật lý Việt Nam cùng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tổ chức.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/4, với sự tham dự của 216 sinh viên và 89 giảng viên đến từ 36 trường đại học, học viện trong cả nước.
Tranh tài tại cuộc thi, các thí sinh trải qua 3 phần thi: trắc nghiệm, giải bài tập và thực nghiệm. Nội dung thi xoay quanh chương trình Vật lý đại cương được giảng dạy tại các trường và tập trung vào các ứng dụng thực tiễn.
Ban Tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho từng phần thi và giải tập thể cho các đoàn có thành tích cao.
Theo Ban Tổ chức, Cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc được tổ chức luân phiên tại các trường đại học, học viện cả nước nhằm tạo sân chơi cho sinh viên, giáo viên các trường đại học, học viện về môn Vật lý có dịp giao lưu, chia sẻ những kiến thức mới về ứng dụng Vật lý trong cuộc sống…
Video đang HOT
Người lái đò tri thức tận tụy
Trẻ trung, năng động, nhiệt huyết và cũng rất quyết đoán trong công việc, đó là những gì tôi được nghe trước về TS Phạm Hồng Phong, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Điện Biên).
Với đôi chút hiểu biết về anh, một ngày đầu tháng 3-2021, tôi tìm đến thăm trường để có dịp được trò chuyện và chứng kiến những công việc của người lái đò tri thức...
Giáo viên hợp đồng "lãnh đội tuyển quốc gia"
Sinh ra và lớn lên tại TP Điện Biên Phủ, Phạm Hồng Phong có tuổi thơ vô cùng gian khó. Bố mẹ anh đều là công nhân, gia đình đông con nên ông bà phải chắt chiu từng đồng tiền, bơ gạo nuôi 4 người con ăn học. Để phụ giúp bố mẹ, năm học lớp 8, Phong đã đi phụ hồ, rồi thành thợ chính lúc nào không hay.
Học xong THPT, với ước mơ trở thành quân nhân, Phong đã đăng ký thi vào Trường Sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật thông tin. Vừa nhập học chưa bao lâu thì bố Phong ốm nặng. Gia đình khánh kiệt vì tiền của dành hết chữa bệnh cho bố. Để 3 người em của mình không phải nghỉ học giữa chừng, Phong đành bỏ ngang giấc mơ quân ngũ.
Năm 1996, Phạm Hồng Phong thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trở thành sinh viên Khoa Vật lý. Vừa học, vừa làm gia sư, vừa đi lắp điện cho các công trình, nhưng Phong vẫn hai lần đoạt giải nhất Cuộc thi Olympic vật lý sinh viên toàn quốc (1999, 2000). Tốt nghiệp cử nhân, Phong ở lại Hà Nội đi làm thêm.
Trong một lần về chăm bố ốm, Phong được thầy Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mời dạy ôn thi tốt nghiệp. Phong đã dành lòng nhiệt huyết và sức trẻ cho công việc giảng dạy. Anh được thầy hiệu trưởng tin tưởng giới thiệu với Sở giáo dục và Đào tạo phân công ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý của tỉnh. Đây là môn mà chưa có học sinh nào của trường đoạt giải quốc gia.
Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị tại trường đại học, thầy Phong đã giúp các em ôn luyện. Nỗ lực của thầy và trò mang lại những thành quả tự hào. Ba năm liên tiếp, học sinh nhà trường đều có giải quốc gia môn Vật lý. Với những thành tích đạt được, Phạm Hồng Phong được nhà trường tuyển thẳng vào biên chế. Năm 2009, anh được bổ nhiệm Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
TS Phạm Hồng Phong cùng cô và trò tham quan hoạt động ngoại khóa.
"Mở cánh cửa" hội nhập trường chuyên
Có mặt từ những ngày đầu thành lập trường, thầy Phạm Hồng Phong nhớ lại, mới đầu trường có tên Trường THCS Năng khiếu tỉnh Lai Châu, từ năm 2000 thì mang tên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Thời điểm đó, nhà trường mới có 10 lớp học, gần 350 học sinh, 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trường lớp chật hẹp, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu thốn. Gọi là trường chuyên nhưng chương trình môn học chưa có, giáo viên nhà trường chuyển từ cấp THCS lên và tuyển sinh viên mới ra trường, tài liệu cũng tự viết. Giáo viên gần như chưa được tiếp cận, bắt nhịp với các trường chuyên trên toàn quốc.
Làm sao để xây dựng mô hình trường chuyên chất lượng là trăn trở của ngành giáo dục tỉnh lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ tại miền Bắc có Trại hè Hùng Vương, đây là một diễn đàn uy tín, tập hợp trường chuyên của các tỉnh miền núi trung du phía Bắc.
Nhiều trường đại học ở Hà Nội đã lấy kết quả thi của Trại hè Hùng Vương làm kết quả xét tuyển thẳng vào đại học. Thầy Phạm Hồng Phong bàn với hiệu trưởng nhà trường và quyết định tham gia toàn diện các hoạt động của Trại hè Hùng Vương. Tháng 8-2009, nhà trường đã chọn gần 100 học sinh, 8 bộ môn, cùng các thầy cô giáo về Phú Thọ dự thi Trại hè Hùng Vương.
Thầy Phong nhớ lại: "Khó khăn nhất lúc ấy là không có kinh phí, nhà trường và phụ huynh phải tự bỏ tiền để đi thi. Nhưng "cái được" thì rất nhiều, đó là học sinh được làm quen với các đề thi học sinh giỏi quốc gia, được cọ xát về kiến thức môn học lẫn kỹ năng xã hội. Các thầy cô giáo thì thấy được vị trí của nhà trường đang ở đâu, thiếu cái gì, cần cái gì để bắt tay vào học hỏi, xây dựng.
Được sự ủng hộ của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, một tháng sau, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức hội thảo mời các giáo viên cốt cán của các trường chuyên phía Bắc và các giáo sư, nhà cố vấn uy tín tham dự. Hội thảo đã mở ra cho nhà trường nhiều ý tưởng trong giáo dục, đào tạo, làm cơ sở để nhà trường bước vào xây dựng hệ thống chương trình trường chuyên, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi...
Những đổi mới xây nền vững chắc
Được Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên phân công, năm 2009, thầy Phạm Hồng Phong bắt tay vào xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia của toàn ngành giáo dục tỉnh Điện Biên và áp dụng tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Theo thầy Phong, đây là chương trình tổng thể, với nhiều công đoạn, gồm: Phát hiện tạo nguồn học sinh giỏi từ lớp 10, tham gia thi Trại hè Hùng Vương, thi học sinh giỏi cấp tỉnh; đến lớp 11 chọn đội dự tuyển thi quốc gia, bồi dưỡng tham gia thi Trại hè Hùng Vương, duyên hải (cho phép thi vượt cấp quốc gia với học sinh xuất sắc); và chương trình bồi dưỡng chính thức đội tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12.
Anh Phong cho rằng, điểm ưu việt của chương trình này là tăng thời gian tạo nguồn học sinh giỏi. Nếu như trước đây, đội tuyển quốc gia chỉ có 20 ngày (gồm các công đoạn chọn học sinh từ kết quả thi lớp 12 cấp tỉnh, đến bồi dưỡng và thi) thì nay kéo dài hai năm. Điểm mới thứ hai là đưa học sinh và giáo viên đi bồi dưỡng ở một số trường chuyên lớn ở phía Bắc.
"Kết quả mang lại ngay sau khi áp dụng chương trình này là năm 2011, nhà trường có tới 14 giải học sinh giỏi quốc gia ở hầu hết các môn, bằng tổng giải của nhiều năm trước cộng lại. Kết quả này được duy trì ổn định nhiều năm tiếp theo. Đây là bước ngoặt mở ra một tương lai mới cho nhà trường hội nhập, vươn xa, bắt nhịp cùng các trường chuyên trên toàn quốc", thầy Phong cho hay.
Năm 2013, sau khi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài về, TS Phạm Hồng Phong được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhà trường. Ngày sau khi nhận nhiệm vụ mới, thầy Phong bắt tay vào xây dựng chương trình giáo dục và các hoạt động tổng thể của nhà trường, như: Tuyển sinh, dạy THPT, dạy chuyên sâu, bồi dưỡng các đội tuyển cấp tỉnh, cấp quốc gia, hướng nghiệp... Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 là thời kỳ phát triển vượt bậc của nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đạt hơn 50% tổng số học sinh toàn trường với hơn 4.000 lượt học sinh đoạt giải, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt từ 98 đến 100%.
Khi nói về mục tiêu giáo dục của nhà trường, thầy Phong cho biết: "Để hội nhập trong thời gian tới, nhà trường thực hiện phương châm giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất để các em phát triển năng khiếu về một môn học nhất định; thực hiện đầy đủ kế hoạch chương trình giáo dục toàn diện. Mục tiêu xa hơn của nhà trường là giáo dục học sinh theo hướng "công dân toàn cầu", bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động xã hội, trải nghiệm".
Ghi nhận những thành tích của thầy và trò nhà trường, năm 2016, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; năm 2017 được Nhà nước trao tặng danh hiệu Đơn vị điển hình tiên tiến toàn quốc.
Vừa qua, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đó là thành quả lao động, sáng tạo và cống hiến không ngừng của các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường trong suốt 25 năm qua, trong đó phải nói đến những cống hiến của người lái đò tri thức tận tụy, tâm huyết, TS Phạm Hồng Phong.
Acecook Việt Nam trao học bổng cho 200 sinh viên Acecook Việt Nam trao 200 học bổng, mỗi suất trị giá 11,5 triệu đồng (hệ Đại học) và 9 triệu đồng (hệ Cao Đẳng) cho sinh viên toàn quốc. Đại diện Acecook Việt Nam cho biết, học bổng được trao tặng sau hơn một tháng xét duyệt từ 2.000 hồ sơ gửi về. Trong tháng 1, Acecook Việt Nam phối hợp với các...