Khách Tây thử ăn cháo lòng ở TP.HCM
Cháo lòng là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều thực khách nước ngoài không ăn được nội tạng sẽ e dè khi thưởng thức món cháo này.
Mát trời học mẹ đảm làm ngay lẩu cháo lòng
Tiết trời mát mẻ như thế này mà được xì xụp bên nồi lẩu cháo lòng thơm ngon nóng hổi thì còn gì bằng.
Bận bịu với công việc ở ngân hàng, làm thêm tại nhà nhưng chị Hải Yến (35 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) vẫn dành thời gian để chế biến các bữa cơm cho gia đình. Những mâm cơm của chị luôn đầy ắp món hấp dẫn khiến chồng con, người thân cũng phải mê mẩn.
Chị Hải Yến và gia đình
Mới đây chị gợi ý cách làm món lẩu cháo lòng ai cũng thích. Đặc biệt, tiết trời đang trở nên mát mẻ như thế này, lẩu cháo lòng là món ăn rất thích hợp để thưởng thức.
Dưới đây là cách làm lẩu cháo lòng của chị Hải Yến, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
- Lòng non: 300gr
- Sụn 100gr
- Thịt mũi, má heo: 200gr
- Rau húng chó, răm, hành khô, hành lá, tía tô (ai thích lạc có thể thêm vào)
- Tiết heo
- Hạt tiêu, mì chính
- 1 chai cô ca cắt phần đầu làm phễu nhồi
Cách làm:
Phần lòng dồi:
- Lòng heo để đảm bảo vệ sinh nên lộn bên trong ra rồi nhào với bột mỳ để khử mùi tanh và các dịch. Sau đó rửa sạch và vắt 2 quả chanh vào rửa lại cho sạch là xong.
- Các loại hành lá, răm, húng chó rửa sạch thái nhỏ. Thịt tai, mũi chần qua, thái hạt lựu.
- Sụn xay hoặc băm rồi đem trộn cùng hỗn hợp thịt mũi, má thái hạt lựu.
- Cuối cùng trộn hỗn hợp rau với thịt ướp, thêm mì chính và 1 chút tiêu (không cho gia vị mắm muối do tiết heo đã mặn)
- Tiếp theo, cắt lòng non từng đoạn, buộc 1 đầu. (Nên làm hỗn hợp nhân từng ít một tránh đông ở ngoài, để nhân đông ở trong lòng sẽ ngon hơn).
- Sau khi chuẩn bị xong bắt đầu trộn hỗn hợp nhồi lòng. Cứ 2 bát con tiết canh, một bát nước và một bát hỗn hợp thịt và rau (nếu mọi người thích nhiều tiết hơn sẽ tăng thêm tiết nhưng tỷ lệ là 1 tiết: 1/2 nước). Sau đó nhồi vào lòng. Lưu ý, khi dồn để tránh không khí bên trong lòng. Sau khi nhồi xong, buộc chặt đầu còn lại, cứ thế làm đến hết là hoàn thành.
- Luộc dồi: Đun sôi một nồi nước, sau đó thả dồi vào, vặn nhỏ lửa, mở vung đun đến khi tiết bên trong chuyển màu đen thậm gần chín thì lấy xiên nhọn chọc để thoát hơi và nước ra ngoài, đun 1 lúc rồi ngâm dồi là chín.
Cách làm phần cháo
- Sau khi luộc lòng dồi xong phần nước luộc sẽ dùng để nấu cháo. Nấu cháo theo tỷ lệ nước gấp 5 lần gạo (nấu cháo hơi loãng để còn nhúng đồ).
- Có thể nấu bằng nồi cơm điện để cháo đỡ bị khê, còn nếu nấu bếp gas hoặc bếp điện phải dùng xoong đế dày tránh cháo bị khê hoặc bén nồi. Trong nồi cháo không cần cho bất kỳ gia vị gì vì khi luộc lòng nước tiết chảy ra mặn rồi.
Ăn lẩu
- Trong lúc ninh cháo thì tranh thủ thái lòng dồi, gan, tim, dải, lòng non sắp sẵn vào đĩa.
- Hành khô bóc rửa sạch phi thơm.
- Tía tô các, hành lá thái nhỏ sắp đĩa riêng, phần đầu của hành lá để sống sắp đĩa riêng.
- Bước cuối cùng chuẩn bị nồi ăn lẩu, bỏ 1 cái thìa inox vào nồi xong rồi mới đổ cháo lên làm như vậy để tránh cháo bị bén và khê.
- Tiếp theo đổ lòng dồi, tim, gan... từng thứ một vào. Tiếp theo cho hành phi, tía tô vào nồi lẩu ăn như một nồi lẩu bình thường. Bạn có thể nhúng kèm các loại rau mà mình thích.
Chúc các bạn ngon miệng
5 món cháo hấp dẫn nên thử khi đến Sài thành Ở TP.HCM, từ những món ăn vặt vỉa hè đến món chính luôn mang nhiều màu sắc. Dưới đây là 5 món cháo ngon hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Cháo má heo nướng là món ăn không còn lạ đối với dân ở Sài thành. Biến tấu nướng cùng sa tế giúp món ăn lạ miệng và hấp dẫn hơn....