Kết luận vụ “quên” kim khâu trong “vùng kín” sản phụ ở Bình Phước
Ngày 12.6, nguồn tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cho hay, các cơ quan y tế đã ra thông báo về vụ bác sĩ bệnh viện “bỏ quên” kim khâu tầng sinh môn trong vùng kín của một sản phụ sinh con tại đây.
Ông Trần Quốc Tuấn – Phó phòng kế hoạch – tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước – cho biết: “Khoảng 4 giờ ngày 4.6, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, trú thôn Bù Gia Phúc, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập) chuyển dạ và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước sinh con (lần 2). Sau khi sinh một bé gái, các bác sĩ sản khoa tiến hành khâu tầng sinh môn cho bệnh nhân. Trong quá trình khâu nhiều lớp theo giải phẫu, lớp trong phải khâu bằng chỉ tiêu, do môi trường tầng sinh môn nhiều dịch máu nên chỉ khâu bị đứt, kim nằm lại trong tầng sinh môn. Bác sĩ đã tìm cách lấy kim ra nhưng không được”.
Sản phụ được chuyển về Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) để chữa trị. Ảnh: H.H
Sau khi xảy ra sự cố trên, khoa sản đã cho bệnh nhân chụp X quang và phát hiện kim khâu nằm ở vùng tầng sinh môn. Các khoa sản, ngoại tổng hợp, chẩn đoán hình ảnh và gây mê đã cố gắng lấy cây kim cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc này không thành.
Khoảng 10 giờ cùng ngày, Bệnh viện đa khoa tỉnh quyết định chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM). Tại đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ đã siêu âm, chụp X quang cho bệnh nhân để xác định vị trí cây kim. Cuộc phẫu thuật kéo dài 6 giờ liền, đến 17 giờ ngày 6.6 mới lấy được cây kim ra khỏi người bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ: “Ca này không phải mổ lấy thai mà là sinh thường. Quá trình sinh thường, bắt buộc phải cắt rạch tầng sinh môn để lấy em bé ra. Sự cố xảy ra lúc khâu lại vết cắt rạch, kim nằm trong chỗ cắt của vùng kín của người mẹ, không phải do nhân viên y tế bỏ sót kim mà do sợi chỉ gắn vào kim bị đứt trong quá trình khâu may. Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện lên tuyến trên để lấy cây kim ra. Cây kim lấy ra còn nguyên vẹn chứ không bị gãy”.
Sau khi sự việc xảy ra, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước đã cử nhân viên tới thăm hỏi, thanh toán chi phí chuyển viện và viện phí cho sản phụ. Hiện sức khỏe sản phụ đã dần phục hồi và được chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ.
Ông Trần Quốc Tuấn cho biết thêm: “Chúng tôi đã làm việc và cắt hợp đồng với công ty cung cấp chỉ y tế để xảy ra sự cố. Trong tuần này, Ban giám đốc bệnh viện sẽ họp tìm nguyên nhân và kiểm điểm kíp trực đã để xảy ra sự cố”.
Theo Dân Việt
4 lý do ngày xưa bà đỡ luôn giục đun nước nóng khi đỡ đẻ, lý do thứ 2 sẽ khiến bạn bất ngờ
Ngày xưa, nước nóng là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong những lần sinh đẻ của phụ nữ khi điều kiện y học chưa phát triển như bây giờ.
Chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ với hình ảnh người thân cuống quýt đun nước sôi mỗi khi trong nhà có phụ nữ sinh đẻ nếu thường xuyên theo dõi các bộ phim cổ trang. Vậy nước sôi đóng vai trò gì khi "vượt cạn" và tại sao hiện nay chị em đi đẻ lại không thấy y tá chuẩn bị nước sôi nữa?
1. Dùng để khử trùng dụng cụ dùng trong ca sinh
Thời xưa chưa có cồn y tế thì nước sôi là thứ không thể thiếu khi muốn khử trùng các dụng cụ dùng trong ca sinh như kéo để cắt dây rốn cho em bé, dao rạch tầng sinh môn, kim khâu vết thương cho mẹ.
2. Giúp tử cung giãn nở nhanh hơn
Từ thời xưa người ta đã hiểu nguyên lý "nóng nở ra, lạnh co vào" nên chuẩn bị nước sôi sẽ giúp tử cung sản phụ giãn nở nhanh hơn và em bé chui ra dễ dàng hơn. Cũng vì thế mà bà đỡ sẽ dùng khăn nhúng nước ấm lau cho mẹ bởi lau nước lạnh sẽ khiến cổ tử cung co lại, khó sinh hơn.
3. Tạo ra một hoàn cảnh dễ chịu
Hơi nước nóng lan tỏa trong phòng sinh sẽ giúp không khí trở nên ấm áp, thoải mái hơn bởi thời xưa không có điều hòa nhiệt độ hay quạt sưởi. Ngày nay nền y học đã phát triển, các phòng sinh đều được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ nên việc chuẩn bị nước sôi khi sản phụ vượt cạn là không cần thiết nữa.
4. Để lau rửa cho sản phụ và em bé
Khi sinh con, cơ thể người mẹ sẽ chảy nhiều mồ hôi và không tránh khỏi nước ối, máu chảy ra. Lúc này bà đỡ sẽ sử dụng khăn nhúng nước ấm để lau sạch sẽ cho sản phụ để tránh nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, em bé khi chào đời trên cơ thể sẽ dính nước ối, máu, chất gây và có thể cả phân su nên cần được lau rửa sạch sẽ. Dùng nước ấm để vệ sinh sẽ giúp giảm nguy cơ em bé bị cảm lạnh.
Theo www.phunutoday.vn
Điểm mặt 5 "thủ phạm" phổ biến gây ra tình trạng dị ứng ở vùng kín khiến rất nhiều chị em phải khó chịu Âm đạo và âm hộ là một trong những cơ quan nhạy cảm, mỏng manh nhất của cơ thể con người. Do đó, chúng có khả năng bị dị ứng ở vùng kín khi tiếp xúc với vật chất bên ngoài. Trên thực tế, theo Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Trung tâm Y tế...