“Kẻ giết người” kinh khủng hơn cả đường và rượu không ngờ là thứ chúng ta vẫn ăn mỗi ngày
Đây là thứ “nhẵn mặt” trong đồ ăn thức uống của chúng ta nhưng ít ai để ý tới. Nếu lạm dụng và dùng trong thời gian dài, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Mọi người đều biết những tác hại nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường hoặc rượu. Nhưng trên thực tế, có một thứ mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ trong cuộc sống hằng ngày, đó chính là siro fructose, hay còn lại là chất tạo ngọt nhân tạo, đường ngô, đường lỏng.
Siro fructose có hại hơn so với đường thông thường
Kể từ khi được phát minh ra vào năm 1970,siro fructose đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng gấp 3 lần, từ 13% lên 40%, bệnh gút tăng từ 3% lên 9%, bệnh tiểu đường từ dưới 1% lên 7,4%. Đây đều là những con số đáng báo động nói chung trên toàn thế giới.
Năm 2014, Tạp chí dinh dưỡng Mỹ công bố một nghiên cứu: ” Siro fructose có hại hơn cả đường “.
Wayne Potts, một nhà nghiên cứu khoa Sinh học tại Đại học Utah cho biết, vào khoảng giữa những năm 1970, có một làn sóng từ bỏ các loại đường thông thường và chuyển sang dùng siro fructose. Sự thay đổi này trùng với thời điểm bệnh tiểu đường và béo phì đang dần trở nên phổ biến ở Mỹ.
Siro fructose là gì?
Siro fructose là một chất tạo ngọt có nguồn gốc từ tinh bột ngô, thông qua quá trình phân giải enzyme. Nó chứa cả đường glucose và fructose, được chia làm 3 loại là số 42, số 55 và số 90.
Trong đó, siro fructose số 42 thường được sử dụng để làm các loại bánh ngọt. Số 55 phổ biến trong đồ uống như nước ngọt có ga. Còn số 90 ít được ưa chuộng, bởi hàm lượng đường fructose quá cao, cực kỳ ngọt.
Từ khi siro fructose ra đời vào năm 1970, nó ngay lập tức được các nhà sản xuất thực phẩm ưa chuộng vì giá thành rẻ, độ ngọt cao, dễ lên men, lên màu đẹp, hạn sử dụng lâu. Chính vì thế, chất tạo ngọt này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.
Kể từ đó, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả, nước sốt cà chua, đồ hộp và nhiều loại thực phẩm vốn trước đây không có vị ngọt, nay được cho thêm vào tùy theo mức độ khác nhau.
Video đang HOT
Tác hại của siro fructose là gì?
Khi cơ thể ăn quá nhiều đường fructose, nó sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho gan. Đặc biệt là nó gây ra những căn bệnh sau đây:
- Béo phì
Nếu là đường fructose trong trái cây tươi, nó sẽ có chứa thêm chất xơ, khiến cơ thể hấp thụ chậm. Trong khi đường fructose lỏng trong siro fructose khiến cơ thể hấp thụ với tốc độ cực nhanh sau khi vào cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều chất tạo ngọt này chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
Việc tiêu thụ quá nhiều siro fructose chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng.
- Gan nhiễm mỡ
Đường glucose cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể. Glucose dưa thừa sẽ được lưu trữ ở gan hoặc cơ dưới dạng glycogen. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa siro fructose, chất béo sẽ tích tụ ngày càng nhiều xung quanh gan, lâu dần gây ra gan nhiễm mỡ.
- Tiểu đường
Khi gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, hiện tượng chuyển hóa lipid trong máu cũng trở nên bất thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Năm 2006, một nghiên cứu của Đại học Harvard về “chất tạo ngọt bổ sung”, cho thấy phụ nữ nếu uống nhiều nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những phụ nữ ít tiêu thụ.
- Bệnh gút
Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ và kháng insulin không phải nguyên nhân từ rượu, tiêu thụ nhiều siro fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gút.
Năm 2011, một nghiên cứu của tiến sĩ Hyon choi từ Bệnh viện Đại học Boston, Mỹ, khảo sát trên 46.000 người trong 12 năm, kết quả cho thấy, người uống nước ngọt có chứa siro fructose 5 – 6 lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 29%. Đặc biệt, nhóm những người tiêu thụ siro fructose 2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gút lên tới 85%.
Làm thế nào để hạn chế tiêu thụ siro fructose?
Hạn chế tiêu thụ siro fructose sẽ phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Xem kỹ thành phần
Khi mua các loại đồ uống đóng hộp hay bánh ngọt, bạn hãy xem danh sách thành phần và nguyên liệu để biết nó có chứa siro fructose hay không.
- Hạn chế uống trà sữa, nước ngọt
Trà sữa cũng như nhiều loại thức uống có ga hay nước ngọt, đều sử dụng nhiều siro fructose để tạo ngọt. Vì vậy, bạn cần cân nhắc tiêu thụ loại đồ uống này mỗi ngày.
- Tăng cường các loại đồ uống tự nhiên
Các loại đồ uống tự nhiên như sữa, nước cam, nước dừa… nên được bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày. Ngoài ra, thức uống lành mạnh nhất chính là nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
Uống nước ngọt có ga mỗi ngày, người đàn ông 34 tuổi đã phải chạy thận suốt 10 năm
Một nam bệnh nhân mới 34 tuổi nhưng đã phải chạy gần 10 năm do thói quen uống ít nhất 2-3 chai coca mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Những ngày qua, thông tin một nam bệnh nhân 34 tuổi nhưng đã phải chạy gần 10 năm ở bệnh viện Tam Hòa, thành phố Huệ Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, khiến khiến dư luận nước này không khỏi xót xa.
Theo truyền thông Trung Quốc, người thân của bệnh nhân này thường gọi anh với cá tên thân mật là ""Anh Coca", vì anh uống 2-3 chai cola mỗi ngày, thậm chí thay ca nước lọc. Cũng bởi uống quá nhiều thức uống có ga này, nên anh ấy đã bị nhiễm khuẩn tiết niệu giai đoạn cuối khi mới 24 tuổi.
Được biết, "Anh Coca" là một công nhân xây dựng, do công việc tương đối nặng nhọc, nên anh thường giải khát bằng những chai cola mát lạnh. Đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, anh uống ít nhất 3-4 chai mỗi ngày thay cho nước lọc.
"Anh Coca" duy trì thói quen uống ít nhất 2-3 chai cola mỗi ngày trong suốt 2 năm. Ảnh cắt clip
Thói quen được duy trì suốt 2 năm, cho đến một hôm, "Anh Coca" đột nhiên cảm thấy kiết sức và mệt mỏi một cách khó hiểu, vì vậy anh ấy đã đến một bệnh viện gần công trường để khám.
Kết quả khám cuối cùng cho thấy mức creatinin máu của anh là trên 1.000 (chỉ số bình thường là 44-106umol/l), cao gấp gần chục lần người bình thường. Bác sĩ chẩn đoán anh bị nhiễm khuẩn tiết niệu giai đoạn cuối, phải chạy thận lọc máu để duy trì sự sống.
Hiện tại, "Anh Coca" đã phải nhập viện để chạy thận lọc máu gần 10 năm, từ 3 - 4 lần một tuần.
Bác sĩ khuyến cáo, uống nước ngọt có ga trong thời gian dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn chuyển hóa purin và tăng axit máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như tăng huyết áp, suy tim, suy thận,...
Dùng thuốc gì khi bị sưng ngón chân cái? Tôi năm nay 47 tuổi, gần đây tôi thấy ngón chân cái của mình bị đau nhức và sưng to hơn một chút so với bên kia. Chỗ sưng của tôi không bị đỏ hay viêm tấy gì. Xin bác sĩ tư vấn, đau sưng ngón chân cái có phải là bệnh gút? Có những thuốc nào để trị gút? Trân trọng cảm...