Johns Hopkins Medicine International chính thức thâm nhập thị trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Johns Hopkins Medicine International (JHI) được đánh giá là hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ đã chính thức có mặt tại thị trường chăm sóc y tế Việt Nam thông qua sự hợp tác với Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH – Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh). Lễ ký kết hợp đồng vừa diễn ra ngày 20/06/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) hợp tác với Johns Hopkins Medicine International (JHI) hỗ trợ bệnh nhân một cách toàn diện trong chẩn đoán và điều trị, kiểm soát giảm đau
Trong khuôn khổ hợp tác, AIH sẽ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn của JHI trong hoạt động chăm sóc y tế và đào tạo lâm sàng, nhằm giúp AIH tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế của mình thông qua 5 lĩnh vực chính: chất lượng và an toàn bệnh nhân, chăm sóc lâm sàng, hoạt động lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn, và giới thiệu chuyển viện đến Bệnh viện và Hệ thống y tế Johns Hopkins đối với những ca bệnh phức tạp không thể điều trị trong nước.
Video đang HOT
Được biết, AIH sẽ xây dựng các Trung tâm điều trị tiêu chuẩn Mỹ với sự hỗ trợ và tư vấn của JHI. Các trung tâm điều trị hoạt động trên cơ sở lấy bệnh nhân làm trung tâm với sự tham gia phối hợp điều trị của các chuyên khoa có liên quan, nhằm mục đích giúp bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ một cách toàn diện trong chẩn đoán và điều trị, kiểm soát giảm đau và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Võ Anh Tuấn
Theo baophapluat
Người mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo có nguy cơ tử vong cao
Ngày 20/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về bệnh động kinh, trong đó nêu quan ngại về việc điều trị, chăm sóc người bị mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo.
Ảnh minh họa
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), WHO cho biết 7 trong số 10 người mắc bệnh động kinh ở các nước đang phát triển không nhận được sự chăm sóc y tế cấn thiết với chi phí thấp. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh động kinh ở các nước nghèo cao hơn đáng kể so với các nước công nghiệp phát triển.
Theo báo cáo của WHO, khoảng cách điều trị giữa nước giàu và nước nghèo tồn tại ngay cả khi thuốc chữa bệnh có thể chỉ 5 đô la Mỹ mỗi năm cho mỗi bệnh nhân. Ngoài việc thiếu thuốc chữa bệnh, nhiều nước nghèo còn có quá ít bác sỹ chuyên khoa để điều trị, hỗ trợ cho những người mắc bệnh động kinh.
Bà Tarun Dua làm việc ở Vụ sức khỏe tâm thần và Lạm dụng chất gây nghiện của WHO bày tỏ lo ngại ở một số quốc gia, chỉ có một bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa thần kinh trên một triệu dân, do đó thúc đẩy điều trị được chuyển qua các trung tâm y tế cộng đồng.
Chuyên gia y tế của WHO cho rằng khoảng cách điều trị cho người mắc bệnh động kinh ở các nước giàu và nước nghèo là không thể chấp nhận được. Các nghiên cứu cho thấy gần 1/4 các trường hợp động kinh có thể phòng ngừa được; 70% những người mắc bệnh này có thể không bị động kinh nếu họ được tiếp cận với các loại thuốc điều trị thông qua hệ thống y tế.
Người mắc bệnh động kinh có thể do cú sốc tinh thần khi sinh con, bị đột quỵ, bị nhiễm trùng hoặc chấn thương não. Bệnh động kinh hiện nay ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới, trong đó có 80% số bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hữu Thanh
Theo TTXVN
Những điều cần biết về sốt vi-rút Sốt vi-rút là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trung bình do vi-rút gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng có thể bao gồm sổ mũi, ho, buồn nôn, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Mặc dù không phải ai cũng bị sốt khi bị nhiễm vi-rút, nhưng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy...