iSMART tiếp tục phương pháp học tiếng Anh tích hợp ngôn ngữ và nội dung CLIL vào chương trình Phổ thông
Học sinh phổ thông học tiếng Anh nếu chỉ theo phương pháp học giao tiếp thông thường, kết quả đạt được thường không cao và các em cũng bị lúng túng khi ứng dụng tiếng Anh vào ngữ cảnh thực tế.
iSMART – đơn vị tiên phong về công nghệ dạy tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học thông báo tiếp tục áp dụng rộng rãi phương pháp CLIL (Content and Language Integrated Learning – tạm dịch là Phương pháp học (tiếng Anh) tích hợp Ngôn ngữ và Nội dung) vào bài giảng tiếng Anh cho học sinh các cấp tiểu học và trung học cơ sở ở các trường mới mà iSMART triển khai trong năm nay.
Bà Trương Hồng Nhi, Trưởng phòng Phát triển Sản phẩm của iSMART cho biết: “Phương pháp này đã được áp dụng trong hệ thống các lớp có học iSMART từ đầu và đem lại kết quả rất tốt cho học sinh các cấp. Chương trình đã được chỉnh chuẩn năm 2018 nên nay chúng tôi tiếp tục ứng dụng trong tất cả các trường mới có học sinh theo học chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học của iSMART”.
Học sinh phổ thông học tiếng Anh nếu chỉ theo phương pháp học giao tiếp thông thường, kết quả đạt được thường không cao và các em cũng bị lúng túng khi ứng dụng tiếng Anh vào ngữ cảnh thực tế.
Từ hiện trạng đó iSMART đã nhiều năm kiên nhẫn trong việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phù hợp nhất để nâng cao năng lực tiếng Anh của các em. Phương pháp và bài giảng của iSMART từ đầu đến nay đã là học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học.
Và với ứng dụng phương pháp CLIL theo các chuẩn mực quốc tế, chương trình iSMART đã khẳng định khả năng đạt chuẩn quốc tế. Thông qua khẳng định chuẩn này, iSMART cũng đảm bảo các hoạt động ứng dụng thuật ngữ/ kiến thức Toán và Khoa học vào bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết.
Các hoạt động này được thiết kế sinh động, phù hợp với lứa tuổi và sẽ giúp giáo viên sáng tạo cũng như tăng tương tác giao tiếp với các em. Bước tiến này không chỉ giúp các em hoàn hiện hơn năng lực ngoại ngữ mà còn phát triển các kỹ năng mềm cần thiết khác.
Với việc ứng dụng CLIL, học sinh theo học các chương trình iSMART sẽ tiếp tục học tiếng Anh thông qua việc ứng dụng ngôn ngữ này vào học Toán và Khoa học trong chương trình chính khoá, song có nhiều phương pháp và tiện ích bổ trợ hơn.
Thí dụ học sinh sẽ nghe bài giảng Toán, cùng nhau phát biểu ý kiến về phép Toán, thảo luận nhóm về phép Toán… bằng tiếng Anh và điều này thúc đẩy sự hiểu biết cũng như kết quả ứng dụng tiếng Anh hơn trước khá nhiều.
Ứng dụng CLIL, iSMART chú trọng phát triển 4 kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, ở phần kỹ năng Nói: học sinh sẽ có tiến bộ hơn trước qua việc giáo viên cùng học sinh tăng cường các hoạt động bên cạnh giảng dạy đơn thuần như làm việc nhóm, thuyết trình, nhập vai (role play), thảo luận (group discussion), hùng biện,…
Hay như phần kỹ năng Viết: học sinh không chỉ giải bài tập, dừng ở việc viết câu ngắn gọn trong phần bài tập trên lớp, mà còn là viết thư, viết đoạn văn (dạng blog),.. trên nền tảng học trực tuyến của iSMART.
CLIL đã được phát minh bởi 2 Tiến sĩ David Marsh và Anne Maljers từ năm 1994. Đến nay, CLIL được Cộng đồng chung Châu Âu (EU) áp dụng thành công và công nhận như phương pháp chính thống để dùng tiếng Anh dạy và học nội dung các môn học tại tất cả các nước thành viên không nói tiếng Anh trong suốt hơn 20 năm qua.
Video đang HOT
Nội dung các bài học CLIL rất phong phú, xuyên suốt qua nhiều lĩnh vực như Văn hóa, Xã hội, Địa lý… và đặc biệt là Khoa học và Toán học. Trong quá trình học, kiến thức được truyền tải thông qua nhiều phương tiện như video, hình ảnh, chữ,… cũng như các hoạt động vui chơi. Nhờ đó học viên sẽ tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động và vì vậy ghi nhớ một cách tự nhiên nhất.
iSMART hiện là đơn vị dẫn đầu về dạy tiếng Anh thông qua Toán và Khoa học trên quy mô toàn quốc. Các bài giảng của iSMART đều được đầu tư quy mô, bài bản nhất dựa trên khung chương trình chính khoá của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, trên các chuẩn mực và cập nhật tốt nhất trong giảng dạy tiếng Anh của thế giới.
Chương trình của iSMART hiện được ứng dụng ở gần 400 trường trên toàn quốc thông qua việc các nhà trường yêu cầu iSMART hợp tác ứng dụng chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong cấp học tiểu học và trung học cơ sở.
iSMART là một đơn vị thành viên của Tổ chức Giáo dục EQuest – tập đoàn hàng đầu Việt Nam về giáo dục với hệ sinh thái hoàn chỉnh từ thực tế đến trực tuyến và khép kín các cấp học mẫu giáo đến hết đại học. EQuest có bề dày lịch sử hơn 20 năm hoạt động với 17 trường và các đơn vị thành viên trải dài khắp Việt Nam với mong muốn không thay đổi là mang các chương trình chuẩn quốc tế đến cho tất cả học sinh Việt Nam với mức chi phí thấp nhất trong mức có thể.
Kinh nghiệm cho học sinh thuyết trình thầy cô nên biết
Bên cạnh mặt tích cực của thuyết trình không ít phụ huynh lo ngại việc lạm dụng hình thức này nhiều quá dẫn đến giáo viên "nhàn", học sinh dễ "hổng" kiến thức?
Thay vì dạy theo kiểu truyền thống thì hiện nay có không ít giáo viên, nhà trường triển khai nhiều hình thức học đổi mới theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.
Trong đó, hình thức cho học sinh thuyết trình được nhiều giáo viên lựa chọn. Bên cạnh mặt tích cực của thuyết trình lại có không ít học sinh, phụ huynh đang lo ngại việc lạm dụng hình thức này quá dẫn đến việc giáo viên "nhàn", học sinh dễ "hổng" kiến thức.
Có không ít học sinh phàn nàn rằng không có đủ thời gian để học, nhiều khi các em phải thức khuya để chuẩn bị cho phần thuyết trình ngày hôm sau, thậm chí có những buổi với 5 tiết học thì có tới 3 tiết phải thuyết trình. Thời gian đầu nhiều học sinh cảm thấy hứng thú với hình thức này nhưng nhiều quá khiến cho các em thấy nản.
Nhiều lớp phản ánh mất quá nhiều thời gian, có nhóm nêu sai kiến thức nhưng giáo viên không kịp điều chỉnh dẫn đến học sinh tiếp nhận kiến thức chưa đúng. Chưa kể tới thực tế khi nhóm khác thuyết trình phía trên bảng thì ở dưới có nhiều nhóm, nhiều bạn lại làm việc riêng, không chú ý.
Thầy Đỗ Văn Bảo: "Mục đích cuối cuối cùng của chúng ta là học sinh vận dụng kiến thức vào trong dự án thuyết trình thực tế và làm được cái gì trong đó. Hiện nay là đánh giá theo năng lực làm được cái gì? Còn chúng ta sẽ không đánh giá theo kiểu thuyết trình để thi xem học sinh nào nhớ nhiều hơn mà việc nhớ thì phải đọng lại kết tinh bằng sản phẩm". Ảnh: T.D.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, thầy Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán Trường trung học Vinschool, người có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy cho biết:
"Hiện nay không có một phương pháp nào là duy nhất cho tất cả các môn học, không có phương pháp nào áp dụng cho tất cả các thầy cô. Vì vậy, để thực sự tối ưu quá trình dạy học chúng ta phải biết kết hợp các phương pháp khác nhau, lấy ưu điểm của phương pháp này để khắc phục những hạn chế của phương pháp khác, như vậy giờ học mới thực sự có chất lượng.
Về phương pháp cho học sinh thuyết trình, nếu như biết cách áp dụng thì đó là một phương pháp rất tích cực, việc này phát huy được năng lực của học sinh, đòi hỏi các em phải nghiên cứu bài trước, làm bài thuyết trình cũng như phải trả lời linh hoạt các câu hỏi chất vấn của các bạn trong lớp.
Các em phải học nhiều lần để trình bày về một vấn đề, khi xem sách là đã học một lần, khi viết là học lần thứ hai, khi trình bày trên lớp đồng nghĩa với việc học lần thứ ba và trả lời chất vấn là học lại lần thứ tư. Vậy rõ ràng của việc học thuyết trình là rất căn bản, học sinh hiểu sâu về kiến thức.
Nếu giáo viên thuyết trình thì học sinh ở dưới ít có sự phản ứng, các em chỉ nghe theo một chiều. Nhưng nếu học sinh là người trình bày thì các bạn dễ hòa nhập hơn, dễ chất vấn về mọi vấn đề theo nhiều khía cạnh.
Giáo viên gợi được cho học sinh nhu cầu phản ứng bằng cách: Nếu bạn nào có câu hỏi làm sâu sắc hơn vấn đề đối với bài thuyết trình này thì thầy sẽ cộng điểm. Như vậy sẽ khuyến khích các em tập trung tìm hiểu, tạo không khí tranh luận và lắng nghe bài thuyết trình của bạn".
Giáo viên có "nhàn" hay vất vả hơn?
Thầy Bảo chia sẻ: Để điều hành cuộc chất vấn nếu nhìn về mặt hình thức mọi người tưởng giáo viên sẽ rất nhàn, chỉ việc ngồi nghe. Thực ra khi giáo viên để học sinh thuyết trình thì bản thân thầy cô phải chuẩn bị rất nhiều trước đó, lường hết các tình huống như các em thuyết trình chưa đúng, phần chất vấn của cả lớp lại sa đà sang việc tranh cãi chứ không phải tranh luận tích cực.
Giáo viên phải chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng, sai, phải chuẩn hóa kiến thức và đặc biệt phải quản lý được thời gian của từng bài thuyết trình để không bị "cháy" giáo án.
Cấp phổ thông mỗi tiết học có 45 phút đồng hồ nên giáo viên phải rất chú ý, tránh cho thuyết trình quá dài không trọng tâm, cần phải biết can thiệp đúng lúc và không làm gián đoạn việc tranh luận của cả lớp".
Các em học sinh Trường trung học Vinschool trong giờ học. Ảnh minh họa. Nhân vật cung cấp.
Phải chăng quá lạm dụng thuyết trình?
Thầy Bảo nói: "Thời gian thuyết trình bị lạm dụng quá dẫn đến giáo viên không còn thời gian để củng cố kiến thức, hoặc chuyển sang các hoạt động luyện tập khác.
Nếu thầy cô quá lạm dụng thuyết trình thì về mặt hình thức thấy rằng các em được chủ động sáng tạo, nhưng nếu môn nào cũng vậy thì dễ làm cho học sinh bị quá tải, không kịp nghiên cứu tới nơi tới chốn mọi vấn đề.
Theo tôi việc học là quá trình bao gồm 5 hoạt động sau: Nghe, nói, đọc, viết và nghĩ. Đây có thể nói là 5 yếu tố có tương sinh, tương khắc. Có nghĩa nếu làm tốt yếu tố này sẽ giúp cho yếu tố sau tốt hơn.
Yếu tố tương khắc nếu bị lạm dụng nhiều quá sẽ làm khắc chế các yếu tố có lợi. Ví dụ thuyết trình bị phần nói nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến việc nghĩ. Học sinh phải nghĩ, phải nghiên cứu, thu thập tài liệu...đang nói thì không thể nghĩ được. Cần phải dừng nói để nghĩ một chút thì việc nói sẽ tốt hơn.
Đối với việc cho học sinh thuyết trình kiểu dự án thì cần phải có khoảng 2 tuần để các con chuẩn bị, vậy nên các thầy cô ở trong cùng một lớp cần phải ngồi lại thống nhất với nhau để quản lý thời lượng cho bài tập lớn của học sinh.
Việc chia học sinh theo từng nhóm để làm bài thuyết trình theo tôi ở mức độ vừa phải, nên chăng mỗi tuần chỉ thực hiện với 1 môn học vì cần phải có thời gian để các con nghiên cứu, thu thập tài liệu để đủ đọc, đủ ngấm, đủ viết, đủ nghĩ thì sau đó viết bài thuyết trình mới có chất lượng, đồng thời còn phải hoàn thành bài tập của những môn khác.
Nên có một sự thống nhất giữa các bộ môn với nhau để tránh tình trạng trong một ngày mà có tới 2 - 3 môn cùng thực hiện bài thuyết trình, dẫn đến học sinh không đủ thời gian, bài sẽ không tốt.
Mục đích cuối cuối cùng của chúng ta là học sinh vận dụng kiến thức vào trong dự án thuyết trình thực tế và đã làm được cái gì trong đó. Hiện nay đánh giá theo năng lực làm được cái gì? Còn chúng ta sẽ không đánh giá theo kiểu thuyết trình để thi xem học sinh nào nhớ nhiều hơn mà việc nhớ thì phải đọng lại kết tinh bằng sản phẩm".
Theo thầy bảo: "Ví dụ trong một tuần nếu có 4 tiết Toán thì giáo viên phải lựa chọn tiết học nào đó để thuyết trình cho "đắt", không nên làm quá nhiều lại phản tác dụng. Nên cho học sinh tập chung vào vấn đề thực hành và ban đầu chỉ nhắc lại vấn đề về kiến thức cũ rồi rèn luyện kỹ năng.
Có những tiết học về mặt lý thuyết hình thành kiến thức, nếu giáo viên nói thì kiến thức sẽ trôi qua nhanh không có sự tranh luận, vậy không giao tiếp với kiến thức nhiều thì nên để cho học sinh thuyết trình. Những tiết lý thuyết hợp với học sinh thuyết trình hơn và đồng thời những em khác chất vấn sẽ làm rõ được nhiều vấn đề, lúc đó tiết thuyết trình mới "đắt".
Thuyết trình nên để phát huy nội dung nào hay thì dùng còn không hay cần bỏ qua, không nên lạm dụng. Nếu để học sinh nghĩ nhiều mà không được viết ra cũng không tốt, nhiều giáo viên cho học sinh đọc chép quá nhiều với những bài văn mẫu thì vô hình chung học sinh mất đi tính sáng tạo. Cần phải cân bằng nghe, nói, nghĩ, đọc, viết".
Trong khi các em đang cần học vẽ hình từng nét, từng đường tròn ra sao, tam giác dựng thế nào...? Thì thầy cô không thực hiện qua từng bước đó mà lại đưa luôn hình đã vẽ hoàn chỉnh. Ảnh: T.D.
Cần làm gì để học sinh tập trung nghe thuyết trình?
Có một thực tế khi nhóm khác thuyết trình thì nhiều nhóm, nhiều bạn ngồi dưới lại làm việc riêng, không chú ý. Vậy giáo viên cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Thầy Bảo chia sẻ thêm: "Học sinh không để ý hoặc làm việc riêng vì có thể các em đang bận nghĩ đến bài mình phải thuyết trình ngay sau đó.
Cũng có thể nội dung thuyết trình đó được giáo viên chia làm nhiều phần và giao cho nhiều nhóm cùng làm, khi bạn thuyết trình về phần kia thì mình đang phải nghĩ phần này.
Vậy nên giáo viên lưu ý: Cần thông báo nội dung hôm nay nhóm này sẽ thuyết trình, các em còn lại cần tập trung để nghe và góp ý. Bất kỳ nhóm hay em nào cũng phải đưa ra được kết quả.
Giáo viên cũng có thể đưa ra tỷ lệ góp ý để học sinh thực hiện, ví dụ đưa ra 2 ý kiến tích cực là nhóm đó làm được gì? 2 ý kiến tìm ra vấn đề chưa tốt và 1 ý kiến góp ý. Hoặc muốn nói 1 vấn đề chưa tốt thì đồng thời phải đưa ra được 3 vấn đề tốt.
Nhóm nào cũng phải đưa ra góp ý, có thể viết vào phiếu phản hồi, bạn nào không có sẽ bị trừ điểm. Giáo viên có thể phát trước phiếu trả lời những vấn đề liên quan đến bài thuyết trình đó để khuyến khích học sinh tìm hiểu xem bạn trình bày về vấn đề gì, phần nào trong bài các em thấy ấn tượng nhất và theo con cần góp ý cho bạn điều gì?
Nếu giáo viên làm được như vậy thì đã khuyến khích, thu hút được cả lớp phải nghe, phải tham gia vào bài thuyết trình, tránh tình trạng có em hay có nhóm không quan tâm rồi dẫn đến hổng kiến thức. Không nghe và không trả lời sẽ làm cho kiến thức bị trôi tuột".
Giáo viên chưa hiểu rõ về thuyết trình?
"Quay trở lại việc hiện nay có một số ít giáo viên dùng máy chiếu trong giờ học, ai nhìn vào cũng thấy rõ là giáo viên đó dùng máy chiếu và có áp dụng Công nghệ thông tin vào bài giảng, nhưng thực chất họ chỉ chiếu lên đó phần đầu bài rồi vẫn quay ra đọc cho học sinh chép.
Thậm chí có người chiếu luôn file Word toàn chữ lên màn hình mà không hiểu được việc đó sẽ làm cho học sinh nhàm chán. Nghe qua thì thấy bài giảng đó có yếu tố công nghệ thông tin nhưng thực chất là không giúp ích gì cho học sinh.
Ví dụ có giáo viên Toán chiếu lên một hình vẽ, điều đó đã sai về mặt sư phạm bởi trong khi các em đang cần học vẽ hình từng nét, từng đường tròn ra sao, tam giác dựng thế nào...? Thì thầy cô không thực hiện qua từng bước đó mà lại đưa luôn hình đã vẽ hoàn chỉnh.
Vậy theo tôi đổi mới phương pháp giáo dục là tốt cho học sinh nhưng các nhà trường cũng cần lưu ý rằng giáo viên muốn áp dụng phương pháp mới, ứng dụng Công nghệ thông tin, thuyết trình... cũng cần phải được học, được tập huấn thành thạo, khi đó mới có thể làm tốt được, tránh tình trạng hiểu chưa cặn kẽ lại lạm dụng khiến cho học sinh mệt mỏi, không tha thiết với môn học hoặc học qua loa, đối phó".
Chung kết cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo sinh viên" Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2021 Chiều 19-3, Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa tổ chức chung kết cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo sinh viên" năm 2021. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2021), hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2021. ThS.BS Mai Văn Bảy - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao...