Indonesia: Lũ quét và núi lửa phun dung nham lạnh, 12 người thiệt mạng
Đã có ít nhất 12 người, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng và 4 người khác mất tích sau khi xảy ra lũ quét và núi lửa tuôn trào dung nham lạnh ở miền Tây nước này.
Núi lửa Ruang ở Bắc Sulawesi, Indonesia phun tro bụi chiều 19/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo ngày 12/5 của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Indonesia ( Basarnas), thảm họa xảy ra ở các huyện Agam và Tanah Datar ở tỉnh Tây Sumatra vào đêm 11/5 (giờ địa phương) sau nhiều giờ mưa lớn, gây ra lũ quét và khiến núi Marapi tuôn trào dung nham lạnh. Marapi là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Sumatra và là một trong số gần 130 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Dung nham lạnh, còn được gọi là lahar, là vật chất núi lửa như tro bụi, cát và đá cuội theo nước mưa tuôn trào xuống sườn núi lửa.
Cơ quan cứu hộ địa phương cho biết lực lượng chức năng đã xác định được 4 thi thể, trong đó có 2 trẻ em 3 tuổi và 8 tuổi. Các đội cứu hộ cứu nạn đã triển khai công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích và đưa người dân đến nơi trú ẩn an toàn.
Chính quyền địa phương đã thành lập các trung tâm sơ tán và trạm cứu hộ khẩn cấp tại một số điểm ở 2 huyện Agam và Tanah Datar.
Indonesia thường xuyên xảy ra lở đất và lũ lụt trong mùa mưa. Tháng 3 vừa qua, ít nhất 26 người đã thiệt mạng sau khi lở đất và lũ lụt xảy ra ở Tây Sumatra. Trước đó, tháng 12 năm ngoái, núi lửa Marapi phun trào cột tro bụi cao tới 3.000 m lên bầu trời. Ít nhất 24 người leo núi, hầu hết là sinh viên đại học, đã thiệt mạng trong vụ phun trào này.
Núi lửa Ruang ở Indonesia tiếp tục phun trào, 11.000 người phải sơ tán
Chiều 20/4, núi lửa Ruang ở tỉnh Bắc Sulawesi của Indonesia lại phun trào, một cột tro bụi bốc cao tới 250m. Nhà chức trách đã đóng cửa sân bay quốc tế Sam Ratulangi gần núi lửa và yêu cầu 11.000 người sống trong khu vực bị ảnh hưởng phải sơ tán.
Núi lửa Ruang ở Bắc Sulawesi, Indonesia phun tro bụi chiều 19/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan núi lửa Indonesia cảnh báo các vụ phun trào lớn vẫn có thể xảy ra, sau khi núi lửa này đã phun trào nhiều lần trong tuần.
Người đứng đầu cơ quan trên, ông Hendra Gunawan cho biết: "Với những trận động đất khiến núi lửa phun trào đã ghi nhận được, cuộc khủng hoảng này chưa kết thúc. Dòng magma vẫn đang di chuyển từ lòng đất lên bề mặt. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên nếu các đợt phun trào vẫn xảy ra".
Cơ quan trên khuyến nghị người dân đeo khẩu trang để tránh các vấn đề về hô hấp.
Núi lửa Ruang cao 725m so với mực nước biển, hiện là ngọn núi lửa duy nhất trong số hơn 100 ngọn núi lửa của Indonesia được đặt ở mức cảnh báo cao nhất trong hệ thống cảnh báo 4 mức. Các nhà chức trách đã quy định một vùng cấm trong phạm vi 6 km xung quanh núi lửa này.
Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương nên thường xuyên phải hứng chịu động đất và núi lửa phun trào.
Núi lửa Ruang ở Indonesia phun trào tro bụi cao 3.000 m Theo Cơ quan Địa chất của Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, ngày 17/4, núi lửa Ruang ở Bắc Sulawesi đã phun tro bụi cao tới 3.000 m. Núi lửa Ruang tại tỉnh Bắc Sulawesi, Indonesia phun trào ngày 17/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, trước đó 1 ngày, Trung tâm Núi lửa và Giảm nhẹ thiên...