Hy hữu người đàn ông bỏng chân khi đi mát xa
Khi đi mát xa, không để ý đến nhiệt độ nước, người đàn ông trung niên ở Long Biên, Hà Nội bị bỏng nước sôi ở cẳng chân phải, đau rát và rối loạn điện giải.
Ngày 9/7, BS Hoàng Thị Phương Lan, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, cách đó 4 ngày, bệnh nhân nam L.T.D (trú tại Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội) nhập viện do vết bỏng nước sôi ở cẳng chân phải. Bệnh nhân được xác định bỏng độ 2-3 trên vùng cẳng bàn chân phải, đau rát, rối loạn nước và điện giải.
Trước đó, bệnh nhân đi mát xa chân, nhưng do không để ý nhiệt độ nước, khi đặt chân vào bỏng rát, bệnh nhân nhấc chân lên nhưng đã bị bỏng phòng rộp.
Bệnh nhân được sơ cứu và chuyển lên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để được điều trị. Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ thay băng và bôi mỡ bỏng hàng ngày tuy nhiên đến nay sau 5 ngày nhập viện, vùng cẳng chân phải của bệnh nhân vẫn còn phỏng rộp, dự kiến sẽ phải chăm sóc tích cực trong vòng một tuần. Bệnh nhân có nguy cơ phải phẫu thuật ghép da và để lại sẹo xấu vùng bỏng do vết bỏng khá nặng.
Bác sĩ Hoàng Thị Phương Lan khuyến cáo, khi không may bị bỏng nước sôi, hãy lập tức hạ nhiệt độ cho vùng da bỏng bằng cách để vùng bị tổn thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng nước sôi vào nước lạnh (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt. Sơ cứu bỏng nước sôi bằng cách bảo vệ cho vết bỏng không bị nhiễm trùng.
BS Lan cũng lưu ý, rất nhiều người khi bị bỏng là cuống cuồng tìm bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm… với hi vọng làm dịu vết bỏng. Thực tế, thời gian để mọi người tìm các phương pháp này vùng bỏng sẽ càng nặng nề do không được làm mát. “Tốt nhất, quan trọng nhất, đó là nhanh nhất sau bỏng hãy làm hạ nhiệt độ cho vùng bỏng bằng nước mát như nói ở trên. Sau đó giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì trong vòng 24 giờ sau. Chẳng may vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, bạn có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng”, BS Lan khuyến cáo.
Video đang HOT
Việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Tuy nhiên cần chọn băng gạc phù hợp vệ sinh. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng. Nếu không có băng đạt tiêu chuẩn thì tốt nhất là giữ nguyên vùng da bị bỏng, tránh đụng chạm.
1 ngày sau khi bị bỏng, bạn có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối sinh lý. Rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa. Nếu thấy vết thương không ổn, hãy đến bệnh viện để được xử lý đúng cách nhất.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bàn chân bé trai bỏng độ 2, đau đớn chẳng thể đi lại, bác sĩ kết luận đôi giày chính là thủ phạm
Hai mẹ con nhận được hàng loạt câu hỏi từ nữ bác sĩ và khi cậu bé đề cập đến việc đôi giày có gắn đèn của mình đã không còn hoạt động nữa, bác sĩ đã kết luận rằng đôi giày đã gây ra vết bỏng ở chân.
Mới đây, chị Sherry Foster (sống ở New York, Mỹ) đã chia sẻ hình ảnh vết bỏng ở bàn chân của con trai Peyton Foster (9 tuổi). Bài viết của chị trên trang cá nhân đã lan truyền rộng rãi như một lời cảnh báo đến các bậc phụ huynh về nguy cơ gây bỏng của một loại giày mà trẻ em rất hay mang. Đó chính là giày có gắn đèn phát sáng khá bắt mắt.
Peyton Foster (Ảnh: metro)
Ngày 24/6/2018, Peyton đến trường tham dự ngày hội nước và sáng hôm đó, cậu bé mang đôi giày có gắn đèn phát sáng cùng đôi vớ. Tan học, cậu bé về nhà và than với mẹ rằng bàn chân của mình rất đau. "Tôi nhìn và thấy chúng đỏ ửng nhưng chỉ nghĩ rằng do chân con lạnh mà thôi. Ngày hôm sau, con từ sân chơi về nhà và nói rằng chân mình bị bỏng. Nhìn kỹ tôi thấy chúng đã đỏ gấp đôi hôm trước và phồng rộp, rất đau đớn", chị Sherry chia sẻ.
Vết bỏng ở bàn chân Peyton. (Ảnh: Facebook)
(Ảnh: Facebook)
Vết bỏng đã khiến bàn chân Peyton rất đau và cậu bé không thể đi lại. Sáng hôm sau, chị Sherry đã đưa con đến bác sĩ gia đình và người này đã giới thiệu cô đến với chuyên gia về chân. Hai mẹ con nhận được hàng loạt câu hỏi từ nữ bác sĩ và khi Peyton đề cập đến việc đôi giày có gắn đèn của mình đã không còn hoạt động nữa, bác sĩ đã kết luận rằng đôi giày đã gây ra vết bỏng ở chân Peyton. Bác sĩ khẳng định mình đã từng gặp vết bỏng hóa chất như thế này trước đây rồi.
Chị Sherry chia sẻ với Metro: "Khi đôi giày bị ướt, pin ở giày sẽ tiết ra hóa chất gây bỏng lòng bàn chân". Bác sĩ kết luận Peyton đã bị bỏng độ 2, kê đơn kháng sinh dạng kem để thoa lên vết bỏng, giúp giảm phồng rộp và sau đó sẽ sử dụng steroid. Sau khoảng 3 tuần, Peyton sẽ hoàn toàn hồi phục.
Đôi giày gây ra vết bỏng ở lòng bàn chân Peyton. (Ảnh: workingmother)
Chị Sherry cho biết, đau đớn do vết bỏng đã khiến cậu bé bị ám ảnh với đôi giày. "Con không thể đi lại, chạy nhảy, bơi lội hay bất kì việc gì có thể khiến chân con khó chịu hơn. Tôi thấy thật kinh khủng, hoàn toàn kinh khủng. Con đã 9 tuổi nên có thể hiểu rõ vấn đề hơn đôi chút. Nếu chuyện này xảy ra với những đứa trẻ khác nhỏ hơn, nó còn có thể căng thẳng hơn với chúng. Con tôi đã ám ảnh với đôi giày", chị Sherry giải thích.
Sau khi sự việc xảy ra, chị Sherry đã chia sẻ câu chuyện của con với mong muốn không còn trẻ em nào phải trải qua chuyện tương tự như thế này nữa. "Nếu bố mẹ mua những đôi giày này, tôi khuyên không để chúng ướt hay chạy nhảy vào vũng nước. Tôi biết trẻ con rất thích giày này vì ánh sáng của chúng nhưng hãy cẩn thận", chị Sherry viết trên trang cá nhân.
(Nguồn: metro, workingmother)
Theo Helino
6 mẹo trị BỎNG cực kì đơn giản mà hiệu quả bất ngờ Bỏng xảy ra do nhiều nguyên nhân gây tổn thương đến da khi bị bỏng phải xử lý nhanh không sẽ làm tổn thương sâu thêm. Dưới đây là một vài mẹo trị bỏng rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả 1. Nước lạnh Một trong những bí quyết tốt nhất về cách điều trị bỏng trên tay là nước lạnh. Đây...