“Huyền thoại” Nguyên Ngọc

Theo dõi VGT trên

Nguyên Ngọc gần như không để ý đến t.uổi tác đã 80 của mình mà làm tất cả mọi việc, dẫu lớn, dẫu nhỏ miễn sao có ích cho giáo dục. Giờ đây, ông đâu chỉ là nhà văn tên t.uổi mà còn là nhà giáo dục lớn với tâm sáng, tầm cao

Năm nay, sinh nhật tròn 80 t.uổi của nhà văn Nguyên Ngọc được tổ chức lần lượt ở Gia Lai, Hội An – Quảng Nam và Hà Nội trong các ngày từ 4 đến 7/9.

Tại buổi lễ được tổ chức ở Hội An – nơi ông cất tiếng khóc chào đời, cũng là nơi gần 10 năm nay ông về xây dựng Trường ĐH Phan Châu Trinh và giữ cương vị Chủ tịch HĐQT – những bạn bè thân thiết của ông như GS Chu Hảo, GS Phạm Duy Hiển đã gọi ông là “huyền thoại Nguyên Ngọc” và nói về Trường ĐH Phan Châu Trinh như một chương cuối cuốn tiểu thuyết về huyền thoại này.

Ý tưởng về một trường ĐH “hoa tiêu”

Nguyên Ngọc đến với giáo dục đúng vào lúc giáo dục nước nhà đang xuống cấp nặng nề. Đó là vào đầu những năm 2000, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mời GS Hoàng Tụy đến trao đổi và gợi ý nên mở một cuộc thảo luận trong một số anh em trí thức để đi đến một kiến nghị chính thức về cải cách giáo dục.

Theo lời Đại tướng, GS Hoàng Tụy đã mời Nguyên Ngọc cùng một số anh em trí thức trong và ngoài nước tham gia thảo luận, sau đó thảo một bản kiến nghị chấn hưng, cải cách giáo dục gửi đến các cấp lãnh đạo Trung ương. Trong bản kiến nghị đó, Nguyên Ngọc đề nghị lập một số trường ĐH “hoa tiêu” theo mô hình của các trường ĐH tiên tiến trên thế giới để giúp dần dần thay đổi nền ĐH quá cũ kỹ, quá ù lì của nước ta.

Tôn chỉ mục đích của Trường ĐH Phan Châu Trinh là kết hợp chặt chẽ giữa trung tâm văn hóa – trung tâm khoa học – trung tâm giáo dục chứ không phải tách rời việc nghiên cứu khoa học và phát triển văn hóa của đất nước, địa phương, khu vực với việc giảng dạy trong nhà trường.

Huyền thoại Nguyên Ngọc - Hình 1

Nhà văn Nguyên Ngọc (giữa) và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
tại lễ trao G.iải t.hưởng Văn hóa Phan Chu Trinh vào tháng 11/2011 tại TPHCM Ảnh: Tấn Thạnh

Bắt đầu từ một ý định tốt đẹp nhưng trong những năm đầu, Trường ĐH Phan Châu Trinh đã gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những trở ngại chính là cơ chế trường ĐH tư hiện nay. Đến nay, theo quy định của Chính phủ, trường ĐH tư hoàn toàn được xem như một công ty cổ phần, người nào có vốn lớn sẽ quyết định phương hướng phát triển của trường.

Ngay từ đầu, các nhà trí thức lớn tham gia Hội đồng Sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh đã bị “loại” vì không phải là những người góp vốn! Trong HĐQT của trường, những người có số vốn lớn hơn thì đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận là chính, thực tế đã khống chế và đưa trường đi theo hướng trái với mục tiêu đề ra từ đầu.

Mâu thuẫn nảy sinh từ đó đã khiến trường không phát triển được như mong muốn.

Video đang HOT

Hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Đến nay, sau nhiều cuộc đấu tranh kiên trì và vất vả, Trường ĐH Phan Châu Trinh đã thay đổi được cục diện, tạo được điều kiện cơ bản để có thể quay lại với lời hứa trước xã hội khi thành lập. Đại hội cổ đông họp cuối tháng 12-2010 đã bầu một HĐQT mới cùng chung ý hướng về một trường ĐH theo tinh thần khai sáng. Đặc biệt, trong HĐQT có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch nước, có uy tín lớn, hết sức tâm huyết và rất giàu kinh nghiệm về giáo dục.

Khi Trường ĐH Phan Châu Trinh thực sự bước sang một giai đoạn mới, Nguyên Ngọc rời Hà Nội về Hội An, sống trong một căn phòng nhỏ ở khuôn viên của trường để cùng “sống” hằng ngày, hằng giờ với từng nhịp đ.ập của ngôi trường mà ông đã dấn thân xây dựng. Ông quan niệm dạy con người cách học chứ không chỉ dạy kiến thức, kiến thức rồi có thể quên đi nhưng còn lại phải là cái lõi tinh thần của kiến thức đó, đặc biệt là ý chí và cách đi tìm ra kiến thức mới mà thế giới ngày càng phô ra bất tận trước con người. Người ta không thể ngồi ở trường suốt đời nhưng lại phải học suốt đời…

Với triết lý giáo dục như vậy, ngôi trường mà ông xây dựng mang một diện mạo riêng, đó là vẫn đào tạo đa ngành để đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời xác định một số ngành mũi nhọn như du lịch cấp cao, ngữ văn truyền thông, ngoại ngữ mạnh (tiếng Anh, tiếng Trung)… và đặc biệt quan tâm đến việc tạo một cơ sở tri thức nhân văn tốt cho tất cả sinh viên, dù học ở ngành nào.

Với Nguyên Ngọc, cơ sở nhân văn hết sức cần thiết cho sự phát triển vững chắc và lâu dài của con người. Những năm gần đây, số lượng thí sinh dự thi khối C nói riêng và ngành khoa học xã hội – nhân văn ngày càng thưa dần, tụt dài đến đáng báo động. Tuy nhiên, lại không có lời báo động thích đáng, nhất là ở những nơi có trách nhiệm chính.

Nguyên Ngọc cho rằng một xã hội quay lưng lại với những gì liên quan đến đời sống tinh thần thì sẽ suy thoái. Bởi vậy, ông kiên định giữ vững và cố gắng đẩy mạnh hơn nữa khoa xã hội – nhân văn của trường dù biết mình đang hướng mọi người đi ngược dòng nước, nhưng nghĩ cố gắng làm tốt thì cũng là góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội.

Quả ngọt

Là người có uy tín và được bạn bè mến mộ, Nguyên Ngọc đã đích danh mời được đông đảo các nhà văn hóa và các nhà khoa học về tham gia hội đồng tư vấn của trường, sẵn sàng đến giảng dạy và làm việc với sinh viên, giúp trường và giúp các em mở rộng tri thức, như nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, các GS và TS Hoàng Tụy, Phạm Duy Hiển, Chu Hảo, Nguyễn Đăng Hưng, Hồ Tú Bảo, Vũ Thành Tự Anh…

Huyền thoại Nguyên Ngọc - Hình 2

Sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn Nguyên Ngọc được tổ chức tại Trường ĐH Phan Châu Trinh Ảnh: Khiếu Thị Hoài

Mới đây, ông cũng mời được TS Nguyễn Thị Từ Huy, tốt nghiệp ĐH Sorbonne (Paris – Pháp), chuyên gia hàng đầu về lý luận văn học ở nước ta hiện nay, về trường giữ chức vụ Trưởng Khoa Xã hội – Nhân văn với mong muốn sẽ phát triển hơn nữa ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời xây dựng một hình ảnh mới về ngành này tại Trường ĐH Phan Châu Trinh.

Đến nay, sự dấn thân của ông cho giáo dục đã có những câu trả lời đầu tiên qua những kết quả đạt được của việc đào tạo. Khóa đào tạo đầu tiên của Trường ĐH Phan Châu Trinh (2007-2011), hầu hết sinh viên các khoa kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ được nhận vào làm ở các ngân hàng, công ty lớn. Đặc biệt, khoa ngoại ngữ, 100% sinh viên tiếng Trung và hơn 90% sinh viên tiếng Anh đã có việc làm với thu nhập cao. Một số sinh viên khoa kinh tế đã thử sức với công việc ở nước ngoài và đạt được những thành công đáng kể. Khóa đào tạo thứ hai của trường (2008-2012) vừa tốt nghiệp trong tháng 6-2012 nhưng 100% sinh viên ngành tiếng Trung đã có việc làm thu nhập cao…

Với những kết quả bước đầu như vậy trong giáo dục, có thể tin rằng chương cuối trong cuốn tiểu thuyết về “huyền thoại Nguyên Ngọc” sẽ là một chương đẹp không chỉ với riêng ông mà còn có ý nghĩa với sự phát triển giáo dục nước nhà. Chương ấy sẽ mở ra và khơi dậy ở những thế hệ trẻ nối tiếp sự nghiệp giáo dục của Nguyên Ngọc một con đường phát triển mới mà ông là người đi tiên phong và dấn thân trong những năm qua và những năm sắp tới.

Người thầy, người bạn của sinh viênĐể phát triển giáo dục, ngoài những việc ở tầm vĩ mô, Nguyên Ngọc còn làm những việc nhỏ, rất cụ thể, đôi khi với từng sinh viên. Có thể kể ra nhiều câu chuyện, chẳng hạn, một sinh viên muốn làm đề tài khoa học về thiên nhiên trong thơ Đoàn Văn Cừ nhưng lại không có đầy đủ tác phẩm của nhà thơ, ông biết được và đã trực tiếp liên hệ với gia đình nhà thơ để giúp sinh viên đó có được toàn bộ tác phẩm của Đoàn Văn Cừ.Nguyên Ngọc cũng là người đã từng ngồi chép lại cho một sinh viên những trang văn mà ông cho là “hay nhất trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (của Bảo Ninh)” và dẫu rất bận nhưng ông sẵn sàng lắng nghe tâm sự cũng như chia sẻ với sinh viên của mình về hướng phát triển của các em.Mới đây, khi đọc luận văn tốt nghiệp của một sinh viên về đề tài trò chơi dân gian của t.rẻ e.m Việt Nam, Nguyên Ngọc đã nhận ra tâm hồn yêu trẻ và một tư duy mới mẻ về giáo dục của sinh viên này khi em đề xuất hình thức giảng dạy ở tiểu học nên hướng đến việc tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi truyền thống. Nguyên Ngọc đã giới thiệu sinh viên này với nhóm Cánh Buồm để em có thể thực tập sư phạm và tìm hiểu về bộ sách mới mà nhóm đã thực hiện dành cho tiểu học. Và sau 2 tháng trở lại Hội An, sinh viên này đã chủ động đến với những lớp học dành cho t.rẻ e.m mồ côi, xung phong đem sách giáo khoa mới ra thực hành.Những chuyện cụ thể như vậy có thể kể ra rất nhiều và hầu hết những sinh viên từng được làm việc với Nguyên Ngọc đều có được ảnh hưởng rất lớn từ ông về tư duy.

Theo người lao động

Thảm họa dịch thuật

"Trên là giời, dưới toàn là sách dịch" - nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phải thốt lên như vậy trước tình trạng dịch bừa, dịch ẩu, dịch tràn lan thiếu kiểm soát.

Thảm họa dịch thuật - Hình 1

Người đọc là nạn nhân của các thảm họa dịch thuật

Thời gian gần đây, báo chí và bạn đọc đã phê phán gay gắt một bản dịch tệ hại của Nhà xuất bản Thông tấn - cuốn "Nghề làm báo". Đặc biệt, việc dịch ẩu thể hiện khá rõ trong cuốn "Mật mã Da Vinci" qua bản dịch của Đỗ Thu Hà với rất nhiều lỗi sai ở rất nhiều trang dịch.

Dư luận cũng quan tâm tới các bài phê bình xoay quanh việc dịch của dịch giả trẻ Cao Việt Dũng cùng việc Nhà xuất bản Văn Học và Công ty Nhã Nam phải ra thông báo thu hồi cuốn sách "Bản đồ và vùng đất".

Đây là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa dịch chệch nghĩa dịch sót, diễn đạt tiếng Việt nhiều bất ổn số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành. Rồi hai cuốn sách "Những kẻ thiện tâm" và "Hạt cơ bản" qua bản dịch của Cao Việt Dũng cũng có nhiều sai sót.

Ồ ạt, chụp giật

Tại Hội thảo Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ngày 10/8 vừa qua, nhiều tham luận của các nhà văn, dịch giả đã xới lên những tiêu cực trong lĩnh vực dịch sách. Tham luận của nhà thơ Bằng Việt gây được sự chú ý khi ông cho rằng những năm qua, có một xu thế dịch ồ ạt các tác phẩm văn chương nước ngoài, ít được thẩm định và xem xét kỹ giá trị đích thực của một trào lưu này hay trào lưu khác mà hầu như sách dịch chỉ chạy theo thị hiếu hấp dẫn độc giả, ăn khách, đôi khi chiều theo cả thị hiếu thích tò mò, hiếu kỳ của bạn đọc, đua đòi theo của lạ dẫu chỉ là "cũ người mới ta".

Ông Việt cũng báo động về việc nhiều khi một nhà xuất bản, hoặc một nhóm làm sách tư nhân thấy một số tác phẩm vừa được thế giới làm ồn lên vì một vài khía cạnh giật gân nào đó, liền đặt hàng các dịch giả gấp gáp, trả giá cao, thậm chí vài ba người xé lẻ từng chương để dịch cho nhanh, rồi ráp nối lại vội vã, thiếu trách nhiệm, cốt được việc và có t.iền nhanh.

"Cách làm sách chụp giật này dẫn đến thảm họa dịch ẩu, coi việc làm xuất bản cũng chỉ là một món hàng kinh doanh và chỉ có độc giả là người gánh chịu hậu quả. Lại có khi, tuy cũng biết giá trị của một cuốn sách cần dịch, nhưng không đủ điều kiện để mua bản quyền dịch thuật, trả tác quyền sòng phẳng khi dịch, nên đành xoay xở tìm cách dịch chui, hoặc tệ hơn nữa cho phép phóng tác, tóm lược tác phẩm một cách vô tội vạ, thay đổi cả đầu đề sách, đặt mới cả tên tác phẩm" - ông Việt nhận định.

Dịch giả - nhà văn Trang Hạ thì cho rằng chất lượng sách văn học dịch nằm ở năng lực của dịch giả và trình độ biên tập của biên tập viên các nhà xuất bản, nhưng trên thực tế, nó nằm hoàn toàn trong tay các đầu nậu sách và công ty sách.

"Thảm họa dịch thuật xuất hiện bởi người tổ chức bản thảo không có trình độ, thậm chí có công ty sách đã thuê dịch giả không biết ngoại ngữ để dịch sách qua công cụ dịch của Google rồi viết lại bằng tiếng Việt.

Người biên tập không biết ngoại ngữ, không có khả năng thẩm định bản dịch. Dịch giả coi dịch sách là nghề kiếm cơm, không phải là sự nghiệp, không cần xây dựng thương hiệu tên t.uổi của mình. Có dịch giả dịch tiểu thuyết ẩu đến mức, mỗi chương sách chỉ dịch một nửa đầu, còn một nửa cuối không dịch. Hóa ra trong quá trình chuyển ngữ, dịch giả đã "quên" không kéo chuột xuống để hiển thị nốt nửa cuối chương sách điện tử trên màn hình, mà đã chuyển sang dịch luôn chương tiếp theo. Độc giả không có thói quen đòi nhà sản xuất (công ty sách, nhà xuất bản) bảo hành cho sản phẩm lỗi" - chị thẳng thắn.

Thiếu phông văn hóa

Tại hội thảo nói trên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần có sự phân định giữa dịch văn học hay văn học dịch. Ông nêu ra trường hợp cụ thể về chuyện nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai thời gian gần đây dịch mấy cuốn sách của tác giả nước ngoài sang tiếng Việt và dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Anh... còn mắc khá nhiều lỗi.

"Hội Nhà văn và Hội đồng văn học dịch cần phải thống kê đã có bao nhiêu cuốnsách dịch trong thời gian qua: tác phẩm, thể loại, tác giả, dịch giả. Hiện nay chúng ta chưa có nền phê bình dịch và biên tập dịch để đ.ánh giá về nghệ thuật dịch. Các nhà xuất bản đang ở tình trạng không có đủ người đọc chuẩn cho bản dịch tiếng Việt chứ chưa nói đến đọc đối chiếu" - ông Nguyên nhận xét.

Cùng đồng quan điểm, dịch giả Phạm Tú Châu cho biết: "Không nên gọi những bản dịch chưa đạt là văn học mà chỉ coi là dịch văn học. Và chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm: dịch văn học, văn học dịch, tác phẩm dịch và tác phẩm được dịch".

Nhận xét về bản chất của dịch thuật trên nền tảng văn hóa, dịch giả Trần Đình Hiến cho rằng: "Dịch thực chất là giao lưu giữa hai nền văn hóa mà nhiều khi yếu tố văn hóa cho một dịch phẩm thành công quan trọng hơn ngôn ngữ. Văn hóa rất quan trọng với người dịch, cần phải có phông văn hóa sâu rộng của cả hai nền văn hóa. Cần có hội nghị chuyên đề để giải quyết những vấn đề cụ thể. Dù dịch thế nào thì đích cuối cùng vẫn là độc giả".

Đặt vấn đề làm cách nào để dịch tốt nhất một tác phẩm văn học, dịch giả Ngô Hương Giang cho rằng người dịch cần phải hiểu đến ngọn nguồn vấn đề mà tác giả đề cập trong tác phẩm gốc trước khi chấp bút dịch. Nếu anh chưa hiểu được tác phẩm viết gì thì không thể nói là anh dịch được tác phẩm ấy. Có tác giả phải mất 5 đến 10 năm mới dịch xong được một tác phẩm.

"Không nói đâu xa xôi, trước 1975 để dịch được bộ Hữu thể và Thời gian (hai tập) của Martin Heidegger, Trần Công Tiến phải mất gần 10 năm chỉ để nghiên cứu tác phẩm mà ông chọn dịch. Điều ấy cho thấy dịch thuật là công việc mệt nhọc và nhiều rủi ro. Những tác phẩm lý thuyết văn học và mỹ học thường nặng về khái niệm và tư duy trừu tượng, do đó, dịch sai một thuật ngữ hoặc một nhận định, đôi khi có thể hạ thấp giá trị tác phẩm được dịch. Vì vậy, dịch sách lý thuyết văn học/triết học/mỹ học, theo tôi, dịch giả cần bình tâm và trầm tư cho thấu vấn đề trước khi dịch thành văn bản, không nên vì một lý do nóng vội nào đó làm ý nghĩa, nhận định của tác giả trong tác phẩm gốc bị triệt tiêu hoặc bị hiểu sai" - bà Giang nhận xét.

Cũng tại hội thảo nói trên, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cho biết sẽ kiến nghị với nhà nước về những việc cần làm sắp tới để thúc đẩy sự nghiệp văn học dịch như: hình thành chính sách quốc gia về văn học dịch thành lập trung tâm dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam lập quỹ dịch văn học: nhà nước tài trợ và xã hội hóa tránh tình trạng tự phát trong dịch văn học phát triển kết nạp hội viên là dịch giả và bồi dưỡng đội ngũ kế cận xin học bổng cho các học viên đi đào tạo dịch văn học ở nước ngoài.

Theo thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Ốc Thanh Vân dắt 3 con về VN, tranh thủ làm 1 việc với chồng khi xuống sân bay
14:12:42 28/06/2024
Trang Trần chật vật ở Mỹ nay lộ ảnh chồng nghi làm nail thuê, bị đồn "phông bạt"
16:19:46 28/06/2024
Quyền Linh bị réo tên khi con gái Lọ Lem không thi THPT, ở nhà quay clip up MXH
15:45:15 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
"Vua cá Koi" Thắng Ngô bỏ nhẫn cưới, tuyên bố gắt chuyện kiểm soát Hà Thanh Xuân
17:21:18 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sập mái che sân bay ở thủ đô New Delhi, ít nhất 1 người t.hiệt m.ạng

Thế giới

18:14:50 28/06/2024
Các nhân viên y tế đang cấp cứu những người bị thương. Lực lượng chức năng tiếp tục tìm kiếm nhằm đảm bảo rằng không còn ai kẹt lại trong các ô tô bị đè.

Tỏi khắc tinh của mọi loại tà khí, sức mạnh có như lời đồn ?

Xã hội

18:14:19 28/06/2024
Việc sử dụng tỏi trừ tà có thực sự hiệu quả? Một số người cho rằng chúng chỉ là mê tín dị đoan, tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng và giai thoại chỉ ra sự tồn tại của những linh hồn xấu

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

Tin nổi bật

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Tổ đội gây tò mò nhất Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: danh hài Táo Quân, huyền thoại bóng đá Hồng Sơn là ẩn số!

Tv show

18:04:48 28/06/2024
Khán giả đang rất háo hức và tò mò để xem các anh tài sẽ làm gì trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Phim Việt giờ vàng vừa chiếu đã được khen nức nở vì quá hài, nữ chính tiến bộ khó tin sau 2 lần bị chê thậm tệ

Phim việt

17:52:42 28/06/2024
Khán giả cho rằng Minh Thu đã tìm thấy kiểu vai diễn phù hợp, diễn lên tay rõ nét sau 2 vai tiểu thư gây nhiều tranh cãi ở Lỡ Hẹn Với Ngày Xanh và Nơi Giấc Mơ Tìm Về.

Tuấn Việt: "Chồng" 6 múi của Thúy Diễm khiến fan điêu đứng vì nhan sắc nổi bật

Sao việt

17:48:53 28/06/2024
Tuấn Việt là người được diễn viên Thúy Diễm tag vào tên tác giả bào thai sinh ba vừa qua khiến MXH xôn xao, thực chất đây là một cảnh trong phim. Nhưng nhan sắc và vóc dáng của nam thần mới là điều làm fan điêu đứng

Màn khoe "visual" cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn: U50 vẫn sở hữu vẻ ngoài khiến dân tình xuýt xoa

Sao châu á

17:48:33 28/06/2024
Mới đây, công chúng không khỏi xuýt xoa trước những thước hình khoe visual cực đỉnh của 2 tượng đài nhan sắc xứ Hàn là Lee Young Ae và Go Hyun Jung.

Tham quan quần thể hang động Hua Bó Sơn La

Du lịch

17:36:28 28/06/2024
Xã Mường Bú là xã cửa ngõ của huyện Mường La, nằm trên trục đường tỉnh lộ 106 cách trung tâm huyện Mường La 19km về phía Tây Nam; Là một vùng có truyền thống lịch sử cách mạng được ghi danh trong nhiều cuốn sách.

"Trạm cứu hộ trái tim" và 2 màn chọn diễn viên cực "đỉnh": Từ ngoại hình đến khí chất đều giống hệt nhau

Hậu trường phim

17:34:37 28/06/2024
Cùng thủ vai bà Lan phiên bản trẻ và già, 2 diễn viên Kiều Anh và NSND Thu Hà được khen ngợi vì tạo ra một nhân vật cực nhất quán.

"Quý cô Saint Laurent" Rosé chỉ mặc all black cũng ở đẳng cấp khác, dù liên tục phải chỉnh váy vì gầy

Phong cách sao

17:33:03 28/06/2024
Giám khảo Rosé Park tiến vào buổi lễ với diện mạo vô cùng hoàn hảo thu hút mọi ánh nhìn. Có vẻ chiếc váy hôm nay hơi rộng đôi chút so với thân hình khiến Rosé thường xuyên phải đưa tay kéo cao phần cúp ngực.

I Am Celine Dion: Thống trị top đầu gần 50 nước vì nghị lực phi thường nữ chính

Phim âu mỹ

17:31:22 28/06/2024
I Am hay còn được biết đến với nhan đề I Am Celine Dion, là bộ phim tài liệu mới ra mắt về nữ ca sĩ nổi tiếng Celine Dion - người có sự nghiệp gắn liền với những bản hit bất hủ như My Heart Will Go On hay All By Myself