‘Người đầu tiên tôi muốn chất vấn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục’
ĐBQH Dương Trung Quốc cho biết trong kỳ họp này người đầu tiên ông muốn chất vấn là Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Câu hỏi sẽ là “đã đến lúc cần có một cuộc cải cách nền giáo dục chưa”.
- Thưa ông, cá nhân ông muốn được chất vấn Bộ trưởng nào trong kỳ họp này?
- Bộ trưởng đầu tiên mà tôi muốn chất vấn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bởi vì tôi theo dõi mảng giáo dục. Thứ hai là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, thứ ba là Bộ trưởng Bộ Y tế và cuối cùng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề đất đai.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.
- Nếu được chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông sẽ chất vấn về vấn đề gì?
- Nếu chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT, tôi quan tâm nhiều đến cơ chế. Nghề nghiệp khiến tôi luôn luôn nhìn trong một chặng đường dài. Nhìn vào những hiện tượng thì có rất nhiều chuyện để nói, nhưng làm sao phải có được cái nhìn lâu dài và có bước chuyển đổi. Câu hỏi mà tôi đặt ra là đã cần phải có một cuộc cải cách nền giáo dục hay chưa.
- Lâu nay, người ta vẫn nói là cải cách đấy thôi, thưa ông?
- Đó không phải là cải cách mà đúng hơn, đó chỉ là chỉnh sửa, một sự chỉnh sửa không có hệ thống. Nếu sâu xa hơn thì có thể nói, sự chỉnh sửa này không có một triết lý, mà khi đã không có cái đó (triết lý – pv) thì sẽ không thể chỉnh sửa được. Chỉnh sửa rồi sẽ nảy sinh ra những cái phức tạp, mà cuộc sống thì không những ngày càng có quy mô lớn, mà nó còn đứng trước nhu cầu phát triển và hội nhập nữa. Tôi nghĩ cần phải có cái nhìn căn bản.
- Vậy có phải do mình cứ chỉnh sửa mãi mà nền giáo dục thành ra như hiện nay không?
- Có lẽ tôi cho là như vậy.
- Nếu bây giờ mà cải cách, theo ông sẽ phải làm điều gì trước, hay làm tất cả một lúc?
Video đang HOT
- Đầu tiên, những người có trách nhiệm cao nhất phải coi đấy là một nhu cầu, và phải có một lộ trình thật là bài bản, không thể vội vã được. Nhưng phải có ý thức ngay từ bây giờ. Còn nếu chỉ tập trung vào chỉnh sửa, và cứ 6 tháng một lần ra báo cáo Quốc hội hoặc đứng trước Quốc hội trả lời chất vấn thì không giải quyết được vấn đề gì. Cho nên, cần có cái nhìn vĩ mô vào lúc này. Cho dù là có rất nhiều cái ta phải ứng phó, nhưng trong cái ứng phó đó ta phải nghĩ và thiết kế những cái lâu dài.
- Người ta phải làm cả cái dài và ngắn chứ, thưa ông?
- Nhưng bây giờ người ta chỉ làm toàn cái ngắn, chứ đâu có làm cái gì dài…
- Nhưng từng cái ngắn đó có vẻ không hiệu quả?
- Không hiệu quả chính là vì không có định hướng.
- Như chuyện chống thành tích trong giáo dục?
- Đúng, như cái “hai không” chẳng hạn. Nó là một giải pháp nhất thời. Lúc đầu nó cũng có hiệu quả, đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội. Nhưng vì không giải quyết có hệ thống nên cuối cùng lại trở lại như cũ.
- Rất nhiều người nói rằng, mọi vướng mắc là do cơ chế. Ngay cả các Bộ trưởng cũng vậy?
- Đúng vậy. Như Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chẳng hạn. Ông ấy chỉ lo phần hạ tầng thôi, còn những vấn đề liên quan đến giao thông thì đâu chỉ có Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải? Còn “ông” xây dựng, “ông” quy hoạch như thế nào, ông Bộ Công an giải quyết vấn đề trật tự an toàn ra sao?
Tôi nghĩ rằng, ngay cả cơ chế cũng phải làm sao để cả người dân cũng phải tham gia vào, không chỉ tham gia ở tinh thần tự giác mà phải tham gia cả về phương diện bắt buộc. Đổi mới không có nghĩa là chỉ Chính phủ đổi mới, mà cả người dân cũng phải đổi mới, phải chia sẻ chứ không phải chỉ một chiều, như lý tưởng được.
- Gần như chắc chắn là 3 trong số 4 Bộ trưởng mà ông mong muốn được chất vấn sẽ không được phân công trả lời đợt này (Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, và Bộ trưởng Bộ Y tế), ông có thất vọng không?
- Tôi đành phải chấp nhận quyết định của Quốc hội thôi.
- Liên quan đến việc ông mong muốn được chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, xin hỏi thêm một câu, ông có bằng lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng về trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Dũng không?
- Tôi cho rằng, tất cả các cơ quan có liên quan phải trả lời thì câu hỏi cuối cùng của Bộ trưởng Đinh La Thăng mới trả lời được. Ví dụ như về Đảng như thế nào, Bộ Nội vụ như thế nào… Tất cả những cái đó phải được đặt lên bàn thì mới biết ông Đinh La Thăng có thực thi đúng tất cả những nguyên tắc đó hay không, cơ chế có quy định hay không.
- Tâm lý của ông về chuyện này như thế nào?
- Tôi không dùng tâm lý. Chuyện này thể dùng tâm lý được. Bức xúc thì mình phải lắng nghe, nhưng khi đã trở thành quan điểm của mình thì nó phải là của mình. Việc chất vấn thì còn rất nhiều cơ hội. Còn việc chất vấn tại hội trường chỉ diễn ra trong nửa buổi thì chỉ tạo ra một mối quan tâm chung của toàn xã hội thôi. Điều đó là quan trọng, nhưng tôi không nghĩ rằng tại một cuộc chất vấn ở đây mà mọi cái sẽ giải quyết được. Ngay cả lời hứa cũng vậy, lời hứa là ý chí, còn muốn thực hiện thì cần rất nhiều điều kiện. Ví dụ như vấn đề tai nạn giao thông, không chỉ có mình ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Vnmedia
Làm toán bằng cách 'múa' ngón tay
Chỉ với chiếc bàn tính hạt gỗ treo trên bảng, các bé ngồi dưới lớp học thực hiện động tác "múa" ngón tay, tưởng tượng sắp xếp các hạt gỗ để tính được những phép toán trong thời gian ngắn.
Đó là những hình ảnh trong lớp học làm toán trí tuệ vừa được mở ra nhân dịp hè tại Nhà Thiếu nhi quận 5, TP.HCM. Lớp học được mở mỗi sáng thứ 7 hàng tuần trong suốt hè.
Cô giáo hướng dẫn các bé phân biệt giá trị của các hạt trên bàn tính bằng trò chơi vận động bàn tay và ngón tay.
Những buổi học đầu tiên, các bé sẽ làm quen với bàn tính gỗ. Gọi là giờ học, nhưng chủ yếu các bé chơi trò chơi vận động bằng tay là chủ yếu.
Khi cô giáo hô "trên", lập tức học trò xòe bàn tay đưa lên cao. Ngược lại, cô giáo hô "dưới" thì học trò đưa ngón trỏ vị trí ngay giữa bụng. Hành động này giúp trẻ phân biệt con số quy ước trên bàn tính. Những hạt ở trên có giá trị là 5 và hạt ở dưới có giá trị là 1.
Sau khi thành thạo cách phân biệt giá trị các hạt thông qua vị trí từ 1 - 9, bé được "luyện" phép cộng một cách ngẫu nhiên. Kết hợp với cách làm phép toán cộng là bài học "múa ngón".
Bài múa ngón đầu tiên mang tên "càng cua". Trẻ phải đưa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải lên, tự tưởng tượng cách gạt bàn tính hạt gỗ sao cho hạt trên và dưới đều được tiến đến thanh ngang.
Trẻ đưa ngón tay hình càng cua và tưởng tượng cách gạt hạt trên bàn tính để làm toán.
Khi các hành động đã thành thục, cô giáo chỉ việc đọc số 9, các bé đã có thể hình dung các hạt nằm ở vị trí nào trên bàn tính. Với cách học này, dù không dạy, nhưng trẻ 5, 6 tuổi tự tính nhẩm phép cộng từ số 1 - 9 một cách dễ dàng.
Bé Trần Long Sơn (6 tuổi), khi bắt đầu buổi học còn khá lóng ngóng không biết cái ô vuông với hạt xanh đỏ bên trong là gì. Tưởng đồ chơi, bé cứ gạt lên gạt xuống. Nhưng khi đã được cô giáo giảng về cách làm toán với bàn tính gỗ, bé Sơn biết đọc đáp số những bài toán cô đưa ra.
Bé Trần Long Sơn tỏ ra hứng thú với những bài học vận động ngón tay để làm toán.
Anh Bùi Kim Hiếu, người phụ trách lớp học cho biết, ban đầu trẻ chỉ học cách tính toán với 1 chữ số, dần dần sẽ nâng lên 2, 3, 4... chữ số, thậm chí là cách tính khai căn, lũy thừa với bàn tính gỗ.
Khi trẻ học một thời gian dài, thành thạo với bàn tính gỗ mini, dần dần, chỉ dùng tay tưởng tượng đang gạt các hạt trên bàn tính, trẻ có khả năng làm toán nhẩm nhanh hơn.
Anh Hứa Trọng Hiếu, giáo viên dạy kỹ năng toán Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận1, TP.HCM) cho biết: "Từ kinh nghiệm giảng dạy học sinh làm toán lớp 1, tôi thấy các bé phải vật lộn với các phép cộng trừ. Một số học sinh của tôi khi tham gia học toán với bàn tính gỗ thì thấy tư duy toán học nhanh và tốt hơn".
"Tôi nghĩ rằng phương pháp này không hẳn là dạy học sinh làm toán, mà giúp các em tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ bài học tốt hơn. Vì thế mà trẻ có thể tính nhẩm các dãy số nhanh nhờ vào trí tưởng tượng. Trẻ con khi học cần trực quan, sinh động thì phương pháp này đáp ứng được điều đó. Nếu có thể kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống sẽ tăng tính tương tác giữa thầy và trò trong lớp học nhiều hơn", thầy Hiếu chia sẻ.
Theo Thanh Niên
Bộ Giáo dục tập huấn 'Trường học thân thiện, học sinh tích cực' Khoảng 300 giáo viên, cán bộ thuộc các trường, Sở, Bộ Giáo dục.. sẽ tập huấn trong 3 ngày về kỹ năng tổ chức câu lạc bộ cho học sinh rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các nhà trường năm học 2012-2013...