Huyền thoại đầu tư Mỹ dự đoán kinh tế Nga sau xung đột Ukraine
Nhà đầu tư và quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng người Mỹ, ông Jim Rogers, tin rằng Nga sẽ phục hồi mạnh mẽ về kinh tế sau khi cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc.
Nhà đầu tư người Mỹ Jim Rogers trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: Japan Times
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RBK ngày 8/1, ông Rogers nhận định việc chấm dứt xung đột Ukraine sẽ mang lại sự ổn định về địa chính trị, từ đó tạo đà tích cực cho trái phiếu, đồng ruble và thu hút đầu tư nước ngoài trở lại Nga.
Kể từ đầu năm 2022, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bị chặn dòng tiề.n do các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột và các biện pháp đáp trả của Moskva.
Hồi tháng 3/2024, Nga đã triển khai chương trình hoán đổi tài sản, cho phép nhà đầu tư đổi chứng khoán phương Tây bị phong tỏa lấy tài sản tại Nga. Hai đợt của chương trình này đã giải phóng được khoảng 102 triệu USD tài sản. Tuy nhiên, ông Rogers – người sở hữu cổ phiếu trong các doanh nghiệp lớn của Nga như hãng hàng không quốc gia Aeroflot – đã không tham gia. Thay vào đó, ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nắm giữ tài sản tại Nga và thậm chí có kế hoạch mua thêm khi thị trường mở cửa trở lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
“Tôi rất hứng thú khi có cơ hội mua thêm cổ phiếu của Aeroflot, của Sàn giao dịch chứng khoán Moskva, và nhiều thứ khác nữa nếu có hòa bình thực sự”, ông Rogers chia sẻ.
Theo ông, hiện tại thị trường Nga không phải là lựa chọn an toàn cho đa số nhà đầu tư nước ngoài vì các rủi ro liên quan đến cuộc xung đột, bao gồm lo ngại về việc tài sản có thể bị tịch thu. Nhưng ông tin rằng một khi có giải pháp cho xung đột, thị trường Nga sẽ bùng nổ, giá trái phiếu tăng cao và đồng ruble mạnh hơn.
“Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ xem xét nghiêm túc việc đầu tư vào trái phiếu và đồng ruble”, ông nói, đồng thời cho rằng các cổ phiếu trên Sàn giao dịch Moskva và ngành du lịch lữ hành sẽ được hưởng lợi lớn khi căng thẳng dịu đi.
Ông Rogers cũng gắn quan điểm lạc quan của mình chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ông Trump đã cam kết giải quyết xung đột Ukraine khi quay trở lại Nhà Trắng. Mới đây, đặc phái viên của ông Trump là Keith Kellogg bày tỏ hy vọng đạt được giải pháp trong vòng 100 ngày sau khi ông Trump nhậm chức. Dù vậy, ông Rogers cảnh báo rằng hòa bình chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán với Nga.
Về phần mình, Nga khẳng định họ sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, nhưng nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần bao gồm việc Ukraine duy trì trạng thái trung lập, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa. Moskva cũng yêu cầu Ukraine chấm dứt các hoạt động quân sự và công nhận các khu vực đã sáp nhập Nga.
Ngoài ra, ông Rogers cảnh báo một cuộc suy thoái toàn cầu có thể xảy ra vào giữa mùa xuân tới. Ông mô tả tình hình đó là “tồi tệ nhất” trong đời ông. Lý do chính, theo ông, là nợ công tăng cao và những tác động tiềm tàng từ chính sách thuế nhập khẩu của ông Trump đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể làm suy giảm thương mại và kinh tế toàn cầu. Ông ví sự suy thoái này với cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930. Ông nói thêm rằng đồng USD sẽ mất dần vai trò là một loại tiề.n tệ trú ẩn an toàn, dẫn đến suy thoái trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Ông Trump và tham vọng định hình lại bản đồ địa chính trị thế giới năm 2025
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump đặt mục tiêu tái định hình trật tự thế giới, khôi phục vị thế Mỹ và ứng phó với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Nga.
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động chính trị toàn cầu với hàng loạt cuộc bầu cử quan trọng tại EU, Mexico, Nam Phi, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản và đặc biệt là sự trở lại của ông Donald Trump tại Mỹ. Năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm định hình lại hoàn toàn bản đồ địa chính trị thế giới, với trọng tâm là cách thức chính quyền Trump 2.0 tương tác với một thế giới đang thay đổi.
Khác với nhiệm kỳ đầu tiên, lần này ông Trump trở lại với sứ mệnh rõ ràng hơn, tự tin hơn. Tổng thống đắc cử Trump và nhóm cố vấn của ông, với sự hỗ trợ của tỷ phú Elon Musk, tuyên bố sẽ không chỉ thay đổi nền chính trị, chính phủ mà còn cả thương mại, văn hóa và trật tự thế giới.
Cơ sở cho tuyên bố trên là việc Mỹ đã ở vị thế thuận lợi khi kết thúc năm 2024. Theo tờ Economist, nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất và lạm phát thấp nhất trong nhóm G7. Mỹ duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính và trí tuệ nhân tạo (AI). Các trường đại học Mỹ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của những bộ óc xuất sắc nhất thế giới.
Trong khi đó, các đối thủ chính của Mỹ đang bộc lộ nhiều vấn đề. Trung Quốc đã bắt đầu suy giảm tỷ trọng trong GDP toàn cầu từ năm 2021, trong khi kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Dân số Trung Quốc đang sụt giảm và đã bị Ấn Độ vượt qua để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Nền kinh tế của Nga cũng đang chững lại, khiến NATO tin rằng Moskva sẽ không thể duy trì cuộc chiến ở Ukraine sau năm 2026.
Ở ba khu vực xung đột và nón.g bỏn.g quan trọng nhất - Trung Đông, Ukraine và châu Á, ông Trump có cơ hội khẳng định vị thế của Mỹ. Tại Trung Đông, sau thành công của Israel ở Liban, sau cuộc tấ.n côn.g Gaza và sự sụp đổ của chính quyền ông Bashar al-Assad ở Syria, chính quyền Trump mới có thể thúc đẩy một giải pháp khu vực, bao gồm việc bình thường hóa quan hệ Israel và Saudi Arabia.
Nhiều quan chức an ninh quốc gia tại châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, đang theo dõi sát sao diễn biến tại Ukraine, coi đây như một phép thử về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh.
Tuy nhiên, để thành công, ông Trump cần khắc phục những điểm yếu từ nhiệm kỳ đầu tiên. Saudi Arabia vẫn còn bất bình về phản ứng kiềm chế của ông đối với cuộc tấ.n côn.g của Iran vào các nhà máy lọc dầu của họ năm 2019. Hàn Quốc không hài lòng về việc ông đơn phương đàm phán với Triều Tiên. Châu Âu lo ngại về cam kết của ông với NATO. Canada và Mexico mong đợi một đối tác đáng tin cậy về thương mại và an ninh biên giới.
Thách thức lớn nhất của ông Trump trong năm 2025 sẽ là cân bằng giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Trong khi cử tri trong nước muốn ông hủy bỏ các thỏa thuận thương mại và rút quân đội về nước, thì vai trò lãnh đạo thế giới đòi hỏi Mỹ phải thể hiện sức mạnh trong việc định hình trật tự toàn cầu.
Giá vàng tăng kỷ lục, phản ánh sự bất ổn toàn cầu Ngày 31/12 theo tờ Politico, thế giới đang trải qua giai đoạn căng thẳng địa chính trị và kinh tế chưa từng có, khiến vàng trở thành tâm điểm của giới đầu tư. Vàng miếng được bán tại Dublin, Ireland. Ảnh: AFP/TTXVN Với vai trò là tài sản an toàn truyền thống, vàng được tích trữ như một công cụ bảo vệ trước...